Hội đồng Nga - NATO hoạt động trở lại
TCCSĐT - Đại diện Bộ Quốc phòng Nga cho biết, phiên họp của Hội đồng Nga - NATO ở cấp đại diện quân sự sẽ tiến hành ngày 21 tháng 4 tại trụ sở của khối này ở Brúc-xen. Trong tháng Năm Hội đồng Nga - NATO sẽ khôi phục hoạt động ở cấp bộ trưởng ngoại giao.
Hôm qua (16-4), Bộ Quốc phòng Nga thông báo, đại diện quân sự của Nga và các nước NATO sẽ lần đầu tiên gặp nhau để thảo luận về nội dung khôi phục quan hệ giữa Nga và NATO trong lĩnh vực quân sự kể từ sau cuộc xung đột ở Nam Ô-xê-ti-a hồi tháng 8 -2008. Cuộc xung đột này cũng đã khiến hoạt động của Hội đồng Nga - NATO bị đình trệ từ tháng 9-2008 cho đến nay, mặc dù đầu tháng 4-2009, hai bên đã thống nhất nối lại hoạt động của Hội đồng này.
Phái đoàn Nga do ông A-lếch-xây Ma-xlốp, đại diện quân sự chính của Nga tại NATO, dẫn đầu. Một nguồn tin dấu tên cho hay, không loại trừ khả năng, tại cuộc gặp ở Brúc-xen, đại diện Nga sẽ nêu vấn đề về kế hoạch của NATO tiến hành cuộc tập trận quy mô trên lãnh thổ Gru-di-a vào tháng 5 năm nay. Phía Nga cho rằng, việc tổ chức hành động như vậy ở Gru-di-a chỉ đẩy chế độ Sa-a-ka-svi-li tới những cuộc phiêu lưu quân sự mới trong khu vực. Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga, ông Láp-rốp nói: “Cuộc khủng hoảng tại Cáp-ca đã cho thấy tính nguy hiểm của kế hoạch mở rộng NATO về phía đông. Chỉ cần hình dung ra điều gì sẽ đến nếu Gru-di-a gia nhập NATO là quá đủ, bởi Nga sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc hành động như những gì mình đã làm hồi tháng 8 năm ngoái”.
Tuy nhiên, việc NATO mở rộng sang phía đông đã không nhận được sự đồng thuận trong nội bộ khối. Tháng 12-2008, sau cuộc chiến kéo dài 5 ngày tại Nam Ô-xê-ti-a, một số nước thành viên NATO do Đức dẫn đầu, đã phản đối việc liên minh quân sự này kết nạp thêm Gru-di-a và U-crai-na. Đầu tháng 4-2009, An-ba-ni và Crô-a-ti-a đã chính thức gia nhập NATO, đưa số quốc gia thành viên của khối quân sự này lên 28 nước. Theo ông Láp-rốp, Hội đồng Nga - NATO là cơ sở cho quan hệ hợp tác trong khu vực đồng tiền chung ơ-rô và Đại Tây Dương. Tuy nhiên, ông cũng bác bỏ khả năng Nga sẽ gia nhập Liên minh quân sự này.
Đầu tháng 4-2009, sau khi Hội nghị cấp cao NATO kết thúc ngày làm việc đầu tiên, ông Giêm Ap-pa-tu-rau, đại diện chính thức của NATO đã thông báo, Hội đồng Nga - NATO cấp Bộ trưởng Ngoại giao sẽ nhóm họp vào tháng 5-2009. Giêm Ap-pa-tu-rau nói: “Toàn thể lãnh đạo các quốc gia thành viên đều có chung ý kiến rằng, Nga là một quốc gia lớn ở châu Âu mà khối NATO có nguyện vọng và cần thiết hợp tác”./.
Việt Nam cần tận dụng cơ hội hiện nay để đào tạo lại lực lượng lao động  (17/04/2009)
Lên núi trồng rừng  (17/04/2009)
Tìm lối thoát cho vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên  (16/04/2009)
Chương trình “Vinh quang Việt Nam” lần thứ VII  (16/04/2009)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên