Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 5 đến ngày 11-4-2010)
2. Mỹ công bố Học thuyết hạt nhân mới
Ngày 6-4-2010, Tổng thống B. Ô-ba-ma đã công bố Học thuyết hạt nhân mới của Mỹ, theo đó sẽ thu hẹp các điều kiện mà nước này có thể sử dụng vũ khí nguyên tử. Chính sách hạt nhân mới của Mỹ cũng lên án việc triển khai các loại vũ khí mới và lần đầu tiên cam kết Mỹ sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại các nước không sở hữu loại vũ khí hủy diệt này, đúng theo hiệp ước NPT. Báo cáo lần này của Chính quyền B.Ô-ba-ma được mong đợi nhiều hơn sau khi ông B.Ô-ba-ma cam kết chấm dứt "tư duy thời Chiến tranh Lạnh" và được trao giải Nô-ben Hòa bình một phần vì quan điểm về một thế giới phi hạt nhân. Học thuyết hạt nhân mới của Mỹ được công bố đúng thời điểm Mỹ và Nga chuẩn bị ký Hiệp ước Kiểm soát vũ khí chiến lược mới, thay thế START I, tại thủ đô Pra-ha (Cộng hòa Séc), và trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân, với sự tham gia của các nhà lãnh đạo từ 47 nước trên thế giới, được tổ chức tại thủ đô Oa-sinh-tơn (Mỹ) vào ngày 12-4 tới.
3. WB nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương
Ngày 7-4-2010, trong bản báo cáo tình hình kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) đã nâng mức dự báo tăng lên gần 1% so với mức dự báo 7,8% đưa ra hồi tháng 11-2009. Điều này cho thấy sự lạc quan của WB đối với sự phát triển kinh tế của khu vực này. WB cho rằng, nhu cầu của nước ngoài tăng trở lại chính sách kích thích tài chính tiền tệ trong nước tiếp tục kéo dài, tiêu dùng nhanh chóng tăng lên sẽ giúp các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực Đông Á phục hồi thêm một bước. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài của các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á hiện trong phạm vi có thể kiểm soát. Cơ chế an sinh xã hội giúp người nghèo tránh được tác động nghiêm trọng của tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm. Theo WB, Đông Á đã trỗi dậy từ cuộc khủng hoảng toàn cầu và có thể sẽ còn tăng mạnh trong vài năm tới mặc dù bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn còn suy yếu. Các quốc gia châu Á sẽ có một vai trò quan trọng đối với kinh tế thế giới nhưng với điều kiện phải tiến hành cải cách cơ cấu mạnh hơn. WB cũng ghi nhận sự trở lại của dòng vốn đối với khu vực này, với trị giá khoảng 700-800 tỉ USD trong năm nay.
4. Hỗ trợ tài chính của WB đạt kỷ lục 100 tỉ USD
Ngày 7-4-2010, Ngân hàng thế giới (WB) cho biết các cam kết tài chính bao gồm khoản vay, trợ cấp, viện trợ không hoàn lại, đầu tư vào khu vực tư nhân và cung cấp dịch vụ tài chính để giúp các nước thành viên chống đỡ, hồi phục từ cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong 50 năm qua.Trong gần ba năm trở lại đây, WB đã cam kết tổng cộng 100,1 tỉ USD cho 497 dự án nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế, chống nghèo khó và trợ giúp doanh nghiệp tư nhân. Các khoản tín dụng của WB dành cho các dịch vụ y tế và xã hội đã tăng từ 1,6 tỉ USD trong năm tài chính 2008 lên 5,1 tỉ USD chỉ trong 9 tháng đầu của năm tài chính 2010. Các cam kết tín dụng dành cho người nghèo ở các nước nghèo nhất thế giới đặc biệt tăng mạnh từ 253 triệu USD năm tài chính 2008 lên 3,1 tỉ năm 2009 và 2,1 tỉ USD trong 3 tháng đầu năm tài chính 2010. WB khẳng định sự hỗ trợ nói trên là mức cao nhất đối với một ngân hàng phát triển toàn cầu như WB và sự hỗ trợ này rất đa dạng, bao gồm cả mạng lưới an toàn cho người nghèo, cơ sở vật chất để tạo việc làm, nền tảng giúp kinh tế hồi phục, nông nghiệp để hỗ trợ tiểu nông và tài chính vi mô cho các doanh nghiệp nhỏ.
5. Nga - Mỹ chính thức phê chuẩn Hiệp ước START mới
Ngày 8-4-2010, tại Pra-ha, Cộng hòa Séc, Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép và Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma đã ký Hiệp ước mới về cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START), trong đó quy định rõ: sau 7 năm thực hiện START mới và tiếp theo đó, số phương tiện phóng đầu đạn hạt nhân của Nga và Mỹ, gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo đặt trên tàu ngầm và các máy bay ném bom hạng nặng, sẽ giảm xuống còn một nửa so với Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược giai đoạn 1 (START-1), từ 1.600 xuống còn 700. Số đầu đạn hạt nhân của mỗi bên sẽ giảm hơn 30% so với Hiệp ước cắt giảm tiềm lực tấn công chiến lược ký tại Mát-xcơ-va, Nga đầu năm 2002, từ 2.200 xuống còn 1.550. Số bệ phóng (đã triển khai và chưa triển khai) ba phương tiện phóng nêu trên của mỗi bên không vượt quá 800 đơn vị. START mới có hiệu lực 10 năm, kể từ ngày Quốc hội hai nước phê chuẩn, và có thể gia hạn 5 năm mỗi lần.
6. Hiệp định về hợp tác công khai danh sách các công ty liên quan tham nhũng
Ngày 8-4-2010, Ngân hàng Thế giới (WB) và 4 ngân hàng phát triển các châu lục gồm Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IADB), Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) đã thỏa thuận phối hợp để lập và công khai "danh sách đen" những công ty có hành vi hối lộ hoặc thông đồng với các đối tác tham nhũng trên toàn cầu. Hiệp định về hợp tác công khai "danh sách đen" các công ty liên quan tham nhũng trên toàn cầu sẽ được các Chủ tịch WB và 4 ngân hàng phát triển các châu lục chính thức ký tại Lúc-xăm-bua trong ngày 9-4. Chiến lược chung của các ngân hàng này kêu gọi thực hiện 5 nhân tố chủ chốt, gồm tăng cường trách nhiệm chính trị, tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự, tạo ra khu vực dân doanh cạnh tranh, xây dựng các hạn chế thể chế đối với quyền lực, tăng cường quản lý khu vực công, nhằm giải quyết tận gốc các nguyên nhân gây tham nhũng. Các ngân hàng phát triển cho biết, Hiệp định sẽ tác động mạnh đến các tập quán kinh doanh của hàng chục nghìn công ty trên toàn cầu. Chính sách mới của các ngân hàng này là bất kỳ công ty nào có tên trong "danh sách đen" sẽ bị cấm thực hiện mọi dự án do 1 trong 5 ngân hàng này tài trợ trên toàn cầu.
7. Hội nghị về vấn đề khí hậu tại Born
Từ ngày 9 đến ngày 11-4-2010, khoảng 1.700 đại biểu từ 175 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới bắt đầu cuộc họp ở Born (Đức) với mục tiêu "hàn gắn" những bất đồng, xây dựng lại lòng tin sau những thất bại tại hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu tại Cô-pen-ha-gen (Đan Mạch) hồi tháng 12 năm ngoái. Đây là cuộc gặp đầu tiên của đại biểu các nước tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về khí hậu (UNFCCC) kể từ sau hội nghị ở Đan Mạch. Tuy nhiên, tại hội nghị Born lần này, các bên vẫn bất đồng sâu sắc về tiến trình cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Các nước đang phát triển tỏ rõ sự thiếu tin tưởng đối với các nước giàu khi cho rằng các nước thải nhiều khí gây ô nhiễm môi trường đang tìm cách thay thế Nghị định thư Ky-ô-tô về cắt giảm khí thải các-bon đi-ô-xít (CO2), sẽ hết hạn vào năm 2012, bằng một thỏa thuận không mang tính ràng buộc pháp lý. Theo giới phân tích, mặc dù mục tiêu của hội nghị tại Bon lần này là xây dựng lại lòng tin sau thất bại ở Hội nghị Cô-pen-ha-gen năm ngoái, song những gì diễn ra tại Hội nghị lần này cho thấy "những vết thương" của Hội nghị Cô-pen-ha-gen, nơi những bất đồng gay gắt đã cản trở các nước đạt được thỏa thuận ràng buộc về pháp lý nhằm giúp Trái Đất đối phó với biến đổi khí hậu, vẫn còn nhức nhối.
8. Máy bay chở Tổng thống Ba Lan bị rơi ở Nga
Ngày 10-4-2010, chiếc máy bay Tupolev 154 chở Tổng thống Ba Lan Lếch Ca-trin-xki (Lech Kaczynski) và phu nhân tới Nga tưởng niệm những sĩ quan Ba Lan bị thảm sát cách đây 70 năm tại Ka-tin và các nơi khác trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã bị rơi gần sân bay tại Xmô-len-xcơ (Smolensk) ở miền Tây nước Nga. Toàn bộ 97 người đi trên máy bay trong đó có Tướng F.Ga-go-rơ (Franciszek Gagor), Tổng Tham mưu trưởng quân đội Ba Lan, Thứ trưởng Ngoại giao An-đrây Cre-mơ (Andrzej Kremer), Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ba Lan S.Xcrơ-dư-pếch (Slawomir Skrzypek); cùng 35 quan chức cấp cao trong chính phủ, quân đội và nghị sỹ quốc hội cùng thân nhân đi trên chiếc máy bay này đều thiệt mạng. Việc điều tra nguyên nhân của vụ tai nạn máy bay Tupolev 154 đang được tập trung vào 3 giả thuyết: Thời tiết bất lợi, sai lầm của phi công và những trục trặc của máy bay. Theo Hiến pháp Ba Lan, Chủ tịch Hạ viện Ba Lan Brô-ni-xláp Cô-mô-rốp-xki (Bronislaw Komorowski), 57 tuổi, là ứng cử viên chính thức Đảng Cương lĩnh công dân (PO) tham gia tranh cử tại cuộc bầu cử tổng thống dự kiến diễn ra vào mùa thu tới, sẽ đảm nhận vai trò của tổng thống tạm quyền. Theo quy định của quân đội, các vị phó sẽ tiếp quản chức chỉ huy trong tình trạng khẩn cấp trong thời gian chờ sự bổ nhiệm chính thức. Chính phủ Ba Lan đã họp khẩn cấp tại Vác-sa-va và nước này sẽ tiến hành bầu cử tổng thống sớm. Ba Lan sẽ để quốc tang 7 ngày để tưởng nhớ Tổng thống Ca-trin-xki và phu nhân cùng những người bị nạn trong vụ tai nạn thảm khốc trên. Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép cũng quyết định Liên bang Nga sẽ để tang trong ngày 12-4, tưởng niệm các nạn nhân vụ máy bay Ba Lan rơi tại Xmô-len-xcơ.
9. Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2010
Ngày 10-4-2010, Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2010 với chủ đề “Phục hồi xanh: Sự lựa chọn hiện thực cho tăng trưởng bền vững của châu Á" đã khai mạc tạitỉnh Hải Nam (Trung Quốc). Hội nghị năm nay thu hút hơn 2.000 đại biểu là quan chức chính phủ, nhà doanh nghiệp, học giả và phóng viên báo chí đến từ châu Á và nhiều nước trên thế giới. Phát biểu tại Lễ Khai mạc, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi các nước hãy cùng nhau hợp tác, thúc đẩy kinh tế châu Á và thế giới tăng trưởng xanh, bền vững, đóng góp thiết thực vào công cuộc chống biến đổi khí hậu của toàn thế giới. Các nước châu Á cần kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội với bảo vệ môi trường để đạt được mục tiêu phát triển xanh, bền vững, đảm bảo các nguồn tài nguyên nuôi sống con người liên tục phát triển. Diễn đàn châu Á Bác Ngao là một tổ chức quốc tế phi chính phủ, phi lợi nhuận, thành lập vào năm 2001, do 25 nước châu Á (trong đó có Việt Nam) và Ô-xtrây-li-a đồng sáng lập.
10. Lũ lụt động đất xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới
Khai mạc phiên họp thứ 30 Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần thứ 30  (12/04/2010)
Tập trung giải quyết các "điểm nóng" môi trường  (12/04/2010)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Vương quốc A-rập Xê-út  (11/04/2010)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị cấp cao an ninh hạt nhân tại Hoa Kỳ và thăm chính thức Cộng hòa Ác-hen-ti-na  (11/04/2010)
Phát triển lâm nghiệp Tây Nguyên  (11/04/2010)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên