Giao dịch ngân hàng trực tuyến: Bảo vệ khách hàng với "tấm khiên" sinh trắc học
TCCS - Nhằm tăng cường biện pháp bảo vệ cho người dân khi giao dịch ngân hàng trực tuyến, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 2345/QĐ-NHNN (có hiệu lực từ ngày 1-7-2024), trong đó bắt buộc áp dụng phương thức xác thực sinh trắc học bằng khuôn mặt đối với các giao dịch trực tuyến trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị trên 20 triệu đồng/ngày.
Bảo vệ khách hàng bằng công nghệ tiên tiến nhất
Theo Khoản 3, Điều 3, Luật Căn cước năm 2023, sinh trắc học bao gồm các thuộc tính vật lý và đặc điểm sinh học cá biệt của một người để nhận diện và phân biệt với người khác gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN và giọng nói.
Theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN, từ ngày 1-7-2024, bắt buộc xác thực sinh trắc học bằng khuôn mặt khi thực hiện các giao dịch ngân hàng trực tuyến từ 10 triệu đồng, hoặc tổng giá trị giao dịch trong ngày vượt quá 20 triệu đồng, cùng một số giao dịch khác, như đăng nhập lần đầu trên ứng dụng, đăng nhập khác thiết bị, đăng nhập lại sau khi quên mật khẩu và đổi mật khẩu thành công. Theo các chuyên gia bảo mật, sinh trắc học được xem là một bước tiến tích cực giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước các gian lận, lừa đảo.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, BIDV đã chủ động triển khai giải pháp thu thập sinh trắc học từ quý I-2024. Quá trình này được tiến hành theo từng giai đoạn, kết hợp với truyền thông kiến thức về an toàn bảo mật, giúp khách hàng làm quen với phương thức bảo mật mới.
Cụ thể, với các giao dịch cần xác thực sinh trắc học, bên cạnh phương thức xác thực bằng mã Smart/SMS OTP, khách hàng phải đối chiếu hình ảnh khuôn mặt thực tế của người đang thực hiện giao dịch bảo đảm khớp đúng với dữ liệu lưu trữ trong chip của căn cước công dân (CCCD) gắn chip. Việc bổ sung thêm lớp bảo mật sinh trắc học này sẽ giúp hạn chế tối đa các thủ đoạn mạo danh lừa đảo, chiếm quyền truy cập thiết bị hoặc đánh cắp thông tin để chiếm đoạt tài sản.
Hỗ trợ đa kênh vì sự an toàn của khách hàng
Sinh trắc học là công nghệ mới đối với phần lớn khách hàng và cài đặt sinh trắc học trong giao dịch ngân hàng chỉ thực hiện bằng căn cước công dân gắn chip thông qua thiết bị điện thoại di động có tính năng NFC (Near-Field Communication). Tuy nhiên, đây cũng là rào cản đối với một số khách hàng, bởi không phải thiết bị điện thoại nào cũng hỗ trợ công nghệ NFC và còn có những khách hàng chưa chuyển đổi sang CCCD gắn chip. Do đó, BIDV đã chủ động xây dựng phương án hỗ trợ cài đặt bằng phần mềm chuyên dụng, trực tiếp tại các chi nhánh/phòng giao dịch BIDV trên toàn quốc đối với trường hợp thiết bị khách hàng không hỗ trợ NFC; khách hàng chưa có CCCD gắn chip (chỉ có chứng minh nhân dân hoặc CCCD không gắn chip còn thời hạn sử dụng) và các khách hàng cá nhân là người nước ngoài.
Việc áp dụng phương thức xác thực giao dịch bằng sinh trắc học theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN được coi là biện pháp kịp thời và phù hợp nhất hiện nay, giúp người dân nâng cao nhận thức và kỹ năng tự bảo vệ tài sản của mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi, nhiều khách hàng vẫn còn tâm lý chủ quan và chưa ý thức được việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Tình trạng mua, bán, cho thuê, mượn tài khoản, truy cập các đường link không rõ nguồn gốc, tải ứng dụng giả mạo, nghe tư vấn của kẻ xấu,... dẫn đến lộ thông tin cá nhân, mật khẩu ngân hàng điện tử, mã OTP… là những nguyên nhân chính khiến nhiều người bị chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Để hạn chế rủi ro cho khách hàng khi giao dịch trực tuyến, bên cạnh áp dụng phương thức xác thực sinh trắc học, BIDV thường xuyên cập nhật các kiến thức về an toàn bảo mật, các thủ đoạn lừa đảo mới. Khách hàng có thể theo dõi và tìm hiểu trên các kênh truyền thông chính thức của BIDV (Website, Fanpage, Zalo), đặc biệt là trên kênh BIDV SmartBanking, để cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo, tránh gặp phải các tình huống đáng tiếc.
Cài đặt sinh trắc học dễ dàng trên BIDV SmartBanking
Để tránh gián đoạn các giao dịch phải xác thực sinh trắc học theo quy định của Ngân hàng Nhà nước từ ngày 1-7-2024, quý khách hàng chưa cài đặt vui lòng truy cập tính năng “Cài đặt sinh trắc học” trên ứng dụng BIDV SmartBanking để thực hiện với 3 bước:
1. Chụp 2 mặt của CCCD gắn chip.
2. Đọc thông tin trên chip của CCCD gắn chip bằng cách đặt lưng điện thoại gần với chip tại mặt sau của CCCD (vị trí đặt có thể khác nhau ở mỗi dòng thiết bị).
3. Chụp ảnh khuôn mặt để hoàn tất cài đặt.
Ngoài ra, quý khách hàng có thể đến chi nhánh BIDV gần nhất để được hỗ trợ cài đặt. BIDV khuyến cáo khách hàng không cập nhật sinh trắc học qua bất kỳ trang web hay ứng dụng nào khác để tránh rủi ro gian lận, lừa đảo.
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài chăm sóc khách hàng của BIDV - 1900 9247 để được hỗ trợ./.
BIDV nâng hạng Ưu tiên với nhiều đặc quyền dành khách hàng cá nhân  (05/06/2024)
BIDV và AFD nâng tầm quan hệ hợp tác chiến lược  (28/05/2024)
Bí quyết để doanh nghiệp chinh phục khách hàng  (14/05/2024)
BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ thu chi hộ trên nền tảng InfoPlus  (03/05/2024)
- Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Ngày làm việc thứ hai và phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm