Thanh toán điện tử lên ngôi trong đại dịch COVID-19
TCCS - Trong 2 năm trở lại đây, đại dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam và trên thế giới mặc dù gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế và tác động tiêu cực đến đời sống của người dân nhưng lại là cú huých thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt phát triển bùng nổ.
Hiện nay các hình thức thanh toán điện tử phát triển mạnh mẽ có thể xem là bước đột phá về công nghệ trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, giúp khách hàng dễ dàng giao dịch vào bất cứ thời điểm nào, tại bất kỳ đâu, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến cuối tháng 4-2021 cả nước có trên 79 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thanh toán qua Internet và 44 tổ chức thanh toán qua điện thoại di động. Trong 4 tháng đầu năm 2021, thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại di động, QR Code đạt được kết quả đáng ghi nhận, thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng. So với cùng kỳ, giao dịch qua kênh Internet tăng tương ứng 65,9% về số lượng; 31,2% về giá trị; giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 86,3% về số lượng; 123,1% về giá trị; giao dịch qua kênh QR Code tăng tương ứng 95,7% về số lượng; 181,5% về giá trị.
Kết quả khảo sát thái độ thanh toán của người tiêu dùng do Visa, công ty thanh toán kỹ thuật số hàng đầu thế giới công bố gần đây đã đưa ra số liệu báo cáo mới nhất về xu hướng thanh toán của người tiêu dùng ở Việt Nam với những thay đổi trong hành vi thanh toán trong đại dịch COVID-19, hướng đến một nền kinh tế không dùng tiền mặt.
Theo đó, tổng giá trị giao dịch của người tiêu dùng Việt Nam trên thẻ tín dụng và ghi nợ Visa tăng 34% trong quý 1 năm 2021 so với quý 1 năm 2020. Tỷ lệ giao dịch không tiếp xúc trên tổng số giao dịch trực tiếp của thẻ Visa tăng 230% so với cùng kỳ. Tỷ lệ tăng trưởng hằng năm của tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử trong giai đoạn quý 1 năm 2021 tăng 5.5 lần so với quý 4 năm 2020.
Thanh toán không dùng tiền mặt cũng chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng qua tần suất sử dụng ví điện tử, thanh toán không tiếp xúc và mã QR trong đó thanh toán thẻ không tiếp xúc phổ biến nhất trong danh mục thực phẩm và ăn uống, với 67% người tiêu dùng tăng cường sử dụng phương thức này trong năm 2020. Thanh toán qua mã QR cũng đã tăng vọt trong đại dịch, đặc biệt trong các giao dịch hàng ngày như thanh toán hóa đơn (71%), mua sắm trong lĩnh vực bán lẻ (58%) và tại siêu thị (57%).
Là một ngân hàng luôn tiên phong trong việc phát triển những sản phẩm hiện đại, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Vietcombank đã sớm triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử ưu việt, tích hợp nhiều tính năng thanh toán, nhằm giảm tải giao dịch tiền mặt tại quầy và hướng người dân thay đổi dần thói quen mua sắm truyền thống.
Về mảng dịch vụ thanh toán điện tử, hiện nay Vietcombank cung cấp cho khách hàng cá nhân các hình thức dịch vụ, như ngân hàng số VCB Digibank, VCBPAY, thanh toán thẻ nội địa/quốc tế, Cổng dịch vụ công quốc gia trực tuyến, kết nối với các đơn vị trung gian thanh toán như ví điện tử, Napas, Vnpay… Hiện nay, với hơn 20 triệu khách hàng cá nhân của Vietcombank, khoảng 6 triệu khách hàng đã sử dụng dịch vụ VCB Digibank để giao dịch 24/7. Cùng với việc phát triển mạnh các sàn giao dịch thương mại điện tử, nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng Vietcombank tăng trưởng rõ rệt theo hướng tích cực.
Trước đây, dịch vụ ngân hàng điện tử của Vietcombank được phát triển trên 2 nền tảng dịch vụ Internet banking và Mobile banking. Tháng 7-2020, Vietcombank cho ra mắt dịch vụ ngân hàng số VCB Digibank trên cơ sở hợp nhất các nền tảng giao dịch trực tuyến, thay thế các dịch vụ Internet banking và Mobile banking, tạo đột phá mới trong lĩnh vực thanh toán.
Với ứng dụng này, ngoài các chức năng cơ bản, như chuyển khoản, truy vấn thông tin tài khoản/thẻ, tra cứu thông tin tỷ giá, lãi suất, nhận thông báo OTT… người dùng còn có thể trải nghiệm các tiện ích khác, như thanh toán hóa đơn điện, nước, nạp tiền điện thoại, đặt vé máy bay, tàu xe, quét mã VNPAY-QR, thanh toán phí bảo hiểm, viện phí… Các giao dịch đều được bảo đảm an toàn và bảo mật cao với các phương thức xác thực giao dịch cũng rất đa dạng từ mã pin, mã xác thực một lần, sinh trắc học bằng vân tay hay nhận diện khuôn mặt. Bên cạnh đó, người dùng có thể mở tài khoản trực tuyến xác thực bằng eKYC cho phép mở trọn gói tài khoản, thẻ, ngân hàng số…. mọi lúc, mọi nơi ngay trên điện thoại chỉ trong 01 phút, thay vì phải tới phòng giao dịch xếp hàng chờ đợi và thực hiện các thủ tục liên quan.
Đặc biệt, trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát lần thứ tư tại Việt Nam, Vietcombank đã chính thức ra mắt chương trình khách hàng thân thiết - VCB Rewards như một lời tri ân dành cho khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng số và dịch vụ thẻ đồng thời cũng là để tạo thêm tiện ích gia tăng cho khách hàng trong hoàn cảnh nền kinh tế và xã hội gặp nhiều biến động từ đại dịch.
Cụ thể, Chương trình VCB Rewards tự động áp dụng với các khách hàng cá nhân đang sử dụng dịch vụ ngân hàng số VCB Digibank của Vietcombank. Khi tham gia VCB Rewards, khách hàng sẽ được tích điểm cho các giao dịch chi tiêu thẻ và các giao dịch trên ngân hàng số VCB Digibank. Mỗi điểm VCB Rewards tích lũy tương đương với 1 VND. Số điểm tích lũy thành công được sử dụng để đổi quà, mua sắm hàng hóa trên VCB Digibank và một số giao dịch khác. Toàn bộ quá trình tích điểm và đổi quà được lưu trữ, cập nhật tự động trên VCB Digibank, khách hàng có thể tra cứu lịch sử tích điểm và đổi quà của mình bất cứ lúc nào. Sau khi tham gia chương trình, khách hàng có thể bắt đầu tích điểm ngay bằng cách thanh toán thẻ hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán hóa đơn, mua sắm, thanh toán bằng mã QR... trên VCB Digibank.
Chị Phương Anh (Chuyên viên chăm sóc khách hàng, Hà Nội) chia sẻ chị thường sử dụng dịch vụ ngân hàng số VCB Digibank phục vụ các giao dịch tài chính thường xuyên, như thanh toán hóa đơn điện, nước …. Hình thức này đặc biệt hữu ích vì trong bối cảnh thành phố Hà Nội trải qua mấy đợt giãn cách xã hội như vừa qua, giao dịch trực tuyến giúp giảm thiểu rủi ro lây nhiễm dịch bệnh. Là một người thường xuyên mua sắm trên các trang thương mại điện tử, như Tiki, Lazada, chị đồng thời rất vui khi trở thành hội viên VCB Rewards vì có thể tích điểm với các giao dịch chi tiêu thẻ của Vietcombank, bên cạnh đó chị còn có thể dễ dàng tra cứu lịch sử tích điểm và đổi quà của mình bất cứ lúc nào.
Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27-9-2019, của Bộ Chính trị đã xác định phát triển kinh tế số, xã hội số là trụ cột, trọng tâm chiến lược trong tiến trình phát triển chuyển đổi số quốc gia những năm tiếp theo. Có thể thấy trong hoàn cảnh dịch bệnh COVID-19 còn tiếp tục diễn biến phức tạp trong nhiều năm tới, việc người dân chuyển dần sang thanh toán điện tử để hạn chế tối đa nguy cơ tiếp xúc với dịch bệnh không chỉ là một phương thức tiêu dùng thông minh mà còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế số, xã hội số, phù hợp với chủ trương của Nhà nước đã đề ra./.
Petrovietnam - Sáu thập kỷ hướng về phía trước  (22/11/2021)
Thế giới trước thách thức đói nghèo  (18/11/2021)
Vietcombank ra mắt bộ giải pháp số dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa  (18/11/2021)
VietinBank tiến sát mục tiêu kế hoạch năm 2021  (12/11/2021)
- Kỳ họp thứ mười của Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón và hội đàm với Thủ tướng Liên bang Nga thăm chính thức Việt Nam
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm