Thiếu hụt nguồn nhân lực ngành Y tế ở các địa bàn khó khăn
Tây Ninh: Thiếu hụt y, bác sĩ lành nghề
Theo Sở Y tế Tây Ninh, chỉ từ đầu năm 2012 đến nay đã có hơn 60 y, bác sĩ trong tỉnh nghỉ việc, trong đó khoảng 1/3 là chuyển sang các bệnh viện tư nhân, còn lại đến tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, tỉnh chỉ tuyển dụng bổ sung thêm được gần 40 bác sĩ. Tình trạng các y, bác sĩ trẻ có trình độ sau đại học bỏ bệnh viện, các trung tâm y tế chuyển sang công tác tại các bệnh viện tư nhân trong và ngoài tỉnh, dẫn đến tình trạng các cơ sở y tế công lập của tỉnh Tây Ninh thiếu hụt y, bác sĩ lành nghề.
Phó Giám đốc Sở Y tế Tây Ninh Nguyễn Văn Cường cho biết: 5 năm gần đây, rất ít sinh viên ngành y sau khi ra trường về Tây Ninh công tác, kể cả sinh viên có hộ khẩu thường trú ở tỉnh. Dự kiến từ năm 2015 đến năm 2020 sẽ có trên 150 y , bác sĩ của tỉnh đến tuổi nghỉ hưu, cao hơn nhiều so với số sinh viên chuyên ngành y đang được đào tạo.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tây Ninh mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế, Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá, các chính sách về tiền lương, thu hút nhân tài của tỉnh còn thấp, cơ sở vật chất lạc hậu so với mặt bằng chung cả nước nên đã không giữ chân và thu hút được lực lượng y, bác sĩ lành nghề.
Để giải quyết những khó khăn về nhân lực của ngành y tế, tỉnh Tây Ninh đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi như hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyên môn, liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học, đào tạo nâng cao sau đại học, nghiên cứu sinh… với kinh phí hỗ trợ từ 10 đến 60 triệu đồng/người. Theo ông Nguyễn Văn Cường, các bộ, ngành cần có những quy định cụ thể, rõ ràng về nghĩa vụ phục vụ địa phương sau khi ra trường; kế hoạch đào tạo phải cân đối các chuyên khoa, lĩnh vực phù hợp; đồng thời có chế độ đãi ngộ cho cán bộ công tác ở những địa bàn biên giới, đặc biệt khó khăn…và cho phép các trường đại học y được tiếp tục đào tạo liên thông ở Tây Ninh để bù lại lượng y, bác sĩ thiếu hụt.
Tỉnh Tây Ninh hiện nay có 2.916 cán bộ ngành y tế công lập, trong đó chỉ có 472 bác sĩ, 67 dược sĩ . Hiện tỉnh chỉ đạt tỷ lệ 5,7 bác sĩ/vạn dân, thấp hơn so với trung bình cả nước là 7 bác sĩ/vạn dân.
Bình Phước: Cần ưu tiên đầu tư cho ngành y tế
Ngành y tế tỉnh Bình Phước hiện có 13 đơn vị trực thuộc Sở Y tế. Tuyến huyện có 10 phòng y tế, 10 trung tâm y tế, 7 bệnh viện, 10 trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình. Tuyến xã có 111 trạm y tế. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 4 bệnh viện của các công ty cao su với quy mô từ 40 đến 60 giường, một bệnh viện quân dân y và một bệnh viện đa khoa tư nhân. Hiện nay, tỉnh Bình Phước mới đạt 5,8 bác sĩ/vạn dân, theo quy định còn thiếu khoảng 265 bác sĩ. Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ là 53,15% (59 bác sĩ/111 trạm y tế xã). Dự kiến đến hết năm 2017, tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ sẽ đạt 100%.
Tại buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Phước Nguyễn Đồng Thông đã kiến nghị nhiều nội dung quan trọng về công tác khám, chữa bệnh, thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, dự phòng, phòng chống dịch bệnh, HIV/AIDS và quản lý dược, vắc xin, sinh phẩm trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh Bình Phước đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ tỉnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hỗ trợ đầu tư bệnh viện tỉnh, bệnh viện huyện, nâng cấp trường Trung cấp Y tế lên Cao đẳng, xây dựng trụ sở Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Bệnh viện Y học cổ truyền giai đoạn 2 cùng một số vấn đề liên quan khác.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định: Bình Phước là một tỉnh miền núi biên giới, có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống người dân còn nghèo. Tỉnh cần xem xét theo hướng không nhất thiết trạm y tế xã nào cũng phải có bác sĩ mà nên dồn sức cho trung tâm y tế huyện để khắc phục tình trạng thiếu lực lượng bác sĩ.
Đối với tuyến tỉnh, Sở Y tế cần chủ động tham mưu giúp lãnh đạo tỉnh có những quyết sách ưu tiên đầu tư cho ngành y tế để đẩy nhanh công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn, nhất là ở vùng nông thôn, biên giới, vùng sâu, vùng xa. Đối với những kiến nghị của ngành y tế tỉnh, Bộ trưởng ghi nhận và cam kết sẽ hỗ trợ hết mình để giúp địa phương hoàn thành tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân./.
Giao lưu trực tuyến quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường đợt 2  (10/10/2014)
Cơ bản hoàn thành công trình Nhà Quốc hội kịp phục vụ kỳ họp thứ 8  (10/10/2014)
Kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô  (10/10/2014)
Việt Nam - Thành viên tích cực của ASEM  (10/10/2014)
Bà Rịa - Vũng Tàu phải tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp  (10/10/2014)
- Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia: Động lực quan trọng để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Cộng hòa Séc
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm