Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 17 đến 23-9-2018)
23:47, ngày 27-09-2018
TCCSĐT - Trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang và đàm phán song phương rơi vào bế tắc, Trung Quốc đã quyết định hủy vòng đàm phán thương mại mới với Mỹ.
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đóng góp vào sự phát triển của ASOSAI
Sau bốn ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trên tinh thần trách nhiệm cao, Đại hội các Cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á 14 (ASOSAI 14) đã kết thúc tốt đẹp. Đây là công bố được đưa ra tại cuộc họp báo thông tin về kết quả Đại hội ASOSAI 14 diễn ra chiều 22-9 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia.
Thông báo kết quả Đại hội, ông Đoàn Xuân Tiên, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam cho biết Đại hội ASOSAI 14 và Hội nghị Chuyên đề lần thứ 7 chính thức diễn ra từ ngày 19 đến 22-9. Bên cạnh các sự kiện chính, các cuộc họp cấp kỹ thuật, chuyên môn của Ban Thư ký và các Ủy ban, Nhóm công tác, và Kỳ họp Ban Điều hành lần thứ 52, 53 cũng được tổ chức trong thời gian trước và sau các phiên chính thức của Đại hội.
Việc Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đăng cai Đại hội ASOSAI 14 đồng nghĩa với việc SAI Việt Nam sẽ trở thành Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018 - 2021, thành viên Ban Điều hành ASOSAI trong ba nhiệm kỳ liên tiếp (9 năm) từ năm 2015 - 2024. Đây là cơ hội để Kiểm toán Nhà nước Việt Nam khẳng định vị trí, vai trò của mình đối với các SAI thành viên, các tổ chức quốc tế trên thế giới và trong khu vực; đồng thời giúp Kiểm toán Nhà nước chứng minh sự trưởng thành và phát triển, đảm đương tốt các trách nhiệm quốc tế trong cộng đồng ASOSAI, các công việc liên quan đến hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước; từ đó, tạo được niềm tin của các SAI thành viên và các tổ chức quốc tế đối với năng lực của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế.
Nhận định về sự phát triển của ASOSAI trong giai đoạn 2018 - 2021, đặc biệt là trong lĩnh vực kiểm toán môi trường, lĩnh vực Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm trong triển khai thực hiện, Tổng Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc, Tổng Thư ký ASOSAI nhiệm kỳ 2018 - 2021 HU Zejun bày tỏ vui mừng nhận thấy, ngày nay ASOSAI đã trở thành một tổ chức mạnh, có quy mô rộng và đầy sức sống, đóng vai trò ngày càng to lớn trong khu vực. ASOSAI đã trở thành một tổ chức kiểm toán khu vực có vai trò ngày càng quan trọng, phát triển theo những định hướng chiến lược.
Việc thông qua Tuyên bố Hà Nội và nhiều văn kiện khác tại ASOSAI 14 nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của ASSOSAI trong tương lai. Đại diện thành viên Trung Quốc cam kết sẽ tăng cường phối hợp giữa các thành viên trong ASOSAI trong đó có Việt Nam trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi.
Đánh giá những kết quả quan trọng nhất của Đại hội ASOSAI 14, Chủ tịch Ủy ban Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc, Tổng Thư ký ASOSAI nhiệm kỳ 2015 - 2018 Choe Jeahyeong cho rằng thành công lớn nhất của Đại hội ASOSAI 14 là việc thông qua Tuyên bố Hà Nội. Cùng với đó, SAI Việt Nam đã thành công trong vai trò đăng cai ASOSAI 14, một hội nghị mang tầm quốc tế. Từ đó, vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam đã được đẩy mạnh hơn trên trường quốc tế.
Theo Chủ tịch Uỷ ban Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc, Tổng Thư ký ASOSAI nhiệm kỳ 2015 - 2018 Choe Jeahyeong, hiện nay, các thành viên ASOSAI đang tập trung vào các chương trình, mục tiêu quốc gia về môi trường. Vấn đề này cần được có được sự hợp tác của quốc tế. Do đó, việc thông qua Tuyên bố Hà Nội đã thể hiện rõ nỗ lực của ASOSAI trong việc thực thi các tiêu chí liên quan đến môi trường theo Các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Đây chính là thông điệp mạnh mẽ nhất của ASOSAI 14.
Ngân hàng Nhà nước ra Chỉ thị 05 về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Chỉ thị số 05/CT-NHNN về việc tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, sau 1 năm thực hiện Nghị quyết số 42, Quyết định số 1058, ngành ngân hàng đã đạt được một số kết quả ban đầu quan trọng, tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo.
Để tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 42, Quyết định 1058 và các văn bản liên quan, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, VAMC và các tổ chức tín dụng triển khai nghiêm túc, quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm.
Theo đó, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng triển khai đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cơ cấu lại và xử lý nợ xấu. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, VAMC triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp tại Quyết định 1058 và Nghị quyết 42 theo đúng mục tiêu, lộ trình và kế hoạch đã đề ra.
Cũng theo Chỉ thị này, Thống đốc yêu cầu các đơn vị Vụ, Cục thuộc Ngân hàng Nhà nước chủ động, nhạy bén trong việc nắm bắt, nghiên cứu tình hình trong nước và thế giới để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác phân tích, dự báo, tham mưu các kịch bản ứng phó khác nhau nhằm ổn định thị trường tiền tệ, tỷ giá, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, tạo điều kiện để tổ chức tín dụng cung ứng vốn hiệu quả cho nền kinh tế và thực hiện tốt công tác cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu.
Đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Thống đốc chỉ thị đơn vị này tiếp tục tổ chức triển khai các giải pháp về phê duyệt Đề án cơ cấu lại và nâng cao năng lực của VAMC giai đoạn 2017 - 2010 và hướng tới 2022.
VAMC tăng cường phối hợp với tổ chức tín dụng để rà soát, phân loại, đánh giá lại tài sản bảo đảm và các khoản nợ xấu đã mua để xác định khả năng thu hồi nợ và có giải pháp xử lý phù hợp; kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả xử lý, mua bán nợ xấu; hằng năm, tổng hợp kết quả, các biện pháp xử lý nợ xấu đề đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu gửi Ngân hàng Nhà nước.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng chỉ đạo sát sao công tác triển khai Nghị quyết 42 và Quyết định 1058. Trong đó, lưu ý tổ chức tín dụng áp dụng toàn diện các biện pháp quy định tại Nghị quyết 42 để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu, đảm bảo mục tiêu xử lý nợ xấu theo phương án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt/chấp thuận; tiếp tục triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nội dung, giải pháp phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020 đảm bảo đúng lộ trình đề ra.
Công bố kết quả chính thức tổng điều tra kinh tế năm 2017
Sáng 19-9, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê tổ chức cuộc họp báo Công bố kết quả chính thức tổng điều tra kinh tế năm 2017. Tính đến thời điểm 01-7-2017, cả nước có gần 5,9 triệu đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp, tăng 13,7% so với năm 2012, mỗi năm tăng bình quân 2,6%, thấp hơn mức tăng 5% của thời kỳ 2007 - 2012.
Phát biểu tại buổi họp báo, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh kết quả cuộc tổng điều tra kinh tế năm 2017 phác họa đầy đủ sự biến động, phân bố các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp, số lượng lao động, cơ cấu ngành, vùng của nền kinh tế, đóng góp của từng ngành kinh tế cho sự phát triển của cả nước, từng địa phương qua 5 năm. Từ đó, làm cơ sở cho các ngành, các cấp rà soát, điều chỉnh, bổ sung chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin...
Tổng cục Thống kê chỉ ra doanh nghiệp là khu vực dẫn đầu về mức tăng số lượng và thu hút lao động. Năm 2017, cả nước có gần 517.900 doanh nghiệp đang tồn tại, tăng 51,6% so với năm 2012. Theo đó, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động, có doanh thu, nộp thuế vào ngân sách nhà nước đạt 505.000 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp còn lại mới đầu tư, chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Dù số lượng doanh nghiệp như trên nhưng chỉ có 10.100 doanh nghiệp lớn, chiếm tỷ lệ khiêm tốn 1,9%. Số doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ chiếm tới 98,1%. Doanh nghiệp tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ với gần 216.000 doanh nghiệp, chiếm 41,7%, trong đó dẫn đầu là Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đánh giá của Tổng cục thống kê, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2016 của doanh nghiệp được cải thiện hơn 5 năm trước đây. Mặc dù, số lượng doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn với 0,5% tổng số doanh nghiệp nhưng nguồn vốn chiếm tới 28,4% tổng nguồn vốn. Vốn bình quân trên một doanh nghiệp năm 2016 đạt 51,6 tỷ đồng/doanh nghiệp, tăng 5,8 tỷ đồng/doanh nghiệp so với năm 2011.
Doanh thu thuần của khu vực doanh nghiệp năm 2016 đạt 17.858 nghìn tỷ đồng, tăng 71,6% (7.450 tỷ đồng) so với năm 2011. Doanh thu thuần bình quân năm giai đoạn 2011 - 2016 tăng 11,4% (tương đương 1.400 nghìn tỷ đồng). Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có doanh thu thuần cao nhất với 55,9% tổng doanh thu thuần của toàn bộ khu vực doanh nghiệp.
Ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp, Tổng cục Thống kê, cho biết khu vực doanh nghiệp FDI có doanh thu thuần tăng mạnh nhất với 134,5% so với năm 2011, chiếm 27,4% tổng doanh thu thuần. Doanh thu thuần bình quân năm đạt 560.700 tỷ đồng (tăng 18,6%), tuy nhiên lại thấp hơn khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Tỷ trọng doanh thu thuần thấp nhất là khu vực doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm 16,7%. Doanh thu thuần bình quân năm tăng 1,7%, tương đương 48.800 tỷ đồng. Hiệu suất sinh lời trên tài sản (tính bằng tổng lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản) năm 2016 đạt 2,7%. Khu vực doanh nghiệp FDI có hiệu suất sinh lời trên tài sản năm 2016 đạt cao nhất và vượt trội so với các loại hình doanh nghiệp khác với 6,9%; tiếp đến là khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 2,6% và thấp nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 1,4% (năm 2011 là 1,2%).
Xét theo khu vực kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng có hiệu suất sinh lời trên tài sản cao vượt trội với 4,8%. Hai khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản và dịch vụ hiệu suất sinh lời trên tài sản đạt tương ứng là 2,0% và và 1,6%.
Tuy nhiên, để khắc phục những hạn chế, bất cập của nền kinh tế hiện nay, Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm cho biết Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương cần rà soát, bổ sung và hoàn thiện thể chế, cắt giảm thực chất điều kiện kinh doanh đang là rào cản đối với hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cá thể. Đồng thời, có giải pháp loại trừ nhũng nhiễu của các sở, ban ngành và cá nhân ở các cấp hành chính đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể; đẩy mạnh cải cách hành chính, thực thi hiệu quả thủ tục một cửa tạo thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp...
Căng thẳng leo thang, Trung Quốc hủy vòng đàm phán thương mại với Mỹ
Trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang và đàm phán song phương rơi vào bế tắc, Trung Quốc đã quyết định hủy vòng đàm phán thương mại mới với Mỹ.
Nhật báo Wall Street Journal của Mỹ ngày 21-9 trích dẫn nhiều nguồn tin không chính thức khẳng định một phái đoàn Trung Quốc đi tiền trạm chuẩn bị cho chuyến công du Mỹ của Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc vào tuần tới đã bị hủy.
Trong tuần qua căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc lại bị đẩy lên một nấc thang mới sau khi Trung Quốc tuyên bố áp thuế đối với 60 tỷ USD hàng nhập khẩu của Mỹ để trả đũa việc Mỹ áp thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc. Cả hai quyết định đáp trả thuế quan giữa hai bên đều có hiệu lực từ ngày 24-9.
Thông tin về việc Trung Quốc hủy vòng đàm phán thương mại mới, cũng như hủy chuyến công du Mỹ của ông Lưu Hạc được đưa ra vài giờ, sau khi một quan chức Nhà Trắng tỏ ra lạc quan, cho rằng có nhiều hy vọng chấm dứt các tranh chấp thương mại với Bắc Kinh.
Trước đó, ngày 19-9, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Roberto Azevedo cảnh báo những xung đột về thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ có thể lan rộng ra nhiều lĩnh vực khác.
Phát biểu tại một sự kiện ở thành phố Rio de Janeiro của Brazil, ông Azevedo đã bày tỏ quan ngại về những căng thẳng thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời cho biết WTO đang tập trung thúc đẩy đối thoại song phương. Ông còn cho rằng thế giới có thể thành lập một cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại toàn cầu mà không có Mỹ, song hiện chưa rõ liệu Washington có ủng hộ một cơ quan như vậy hay không.
Cùng ngày, nhà sáng lập tập đoàn thương mại điện tử Alibaba, tỷ phú Jack Ma, cảnh báo cam kết tham vọng của ông trong việc tạo 1 triệu việc làm tại Mỹ sẽ rất khó để thực hiện do tác động của cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ. Trả lời phỏng vấn của Tân Hoa Xã, tỷ phú Jack Ma nêu rõ cam kết của ông được đưa ra dựa trên sự hợp tác thân thiện giữa Trung Quốc và Mỹ cũng như kết quả tăng trưởng thương mại song phương. Tuy nhiên, hiện nay một trong hai cơ sở cho cam kết trên là thương mại đã bị suy yếu.
Tuy vậy, ông Jack Ma vẫn cho rằng cần nỗ lực thúc đẩy sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ thương mại Trung - Mỹ. Ông nhấn mạnh thương mại không phải là vũ khí mà nên được coi là một công cụ để thúc đẩy hòa bình.
Giới phân tích nhận định tác động của những đòn trả đũa thương mại của Mỹ và Trung Quốc lần này không quá nghiêm trọng, do các đơn đặt hàng cho mùa Giáng sinh sắp tới đã được giao. Các nhà đầu tư cũng cho rằng căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ không leo thang trong ngắn hạn.
Tâm lý bớt lo ngại của giới đầu tư đã dẫn tới một ngày giao dịch khởi sắc của chứng khoán toàn cầu. Hầu hết chỉ số chứng khoán đều tăng điểm trong ngày giao dịch 19-9. Cụ thể, trên sàn chứng khoán New York, chỉ số công nghiệp Dow Jones và S&P 500 tăng lần lượt 0,6% và 0,1%. Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, chỉ số FTSE 100 (London) tăng 0,4%, chỉ số DAX 30 (Frankfurt) tăng 0,5% và chỉ số CAC 40 (Paris) tăng 0,6%. Trong khi đó, ở châu Á, các chỉ số Nikkei 225 (Tokyo), Hang Seng (Hong Kong, Trung Quốc) tăng lần lượt 1,1% và 1,2%.
WB: Số người nghèo cùng cực trên thế giới xuống mức thấp nhất
Ngày 20-9, Ngân hàng thế giới (WB) cho biết trong năm 2015, số người nghèo cùng cực với mức thu nhập dưới 1,9 USD/ngày trên thế giới đã giảm xuống 736 triệu người - chiếm khoảng 10% dân số toàn cầu, giảm 1% so với thống kê của năm 2013.
Dẫn lời của chủ tịch WB Jim Yong Kim nêu rõ mặc dù tỷ lệ giảm chỉ ở mức 1%, nhưng đây là bước tiến quan trọng trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo của các chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế.
Ông Jim Yong Kim cho biết trong vòng 25 năm qua, hơn 1 triệu người trên thế giới đã thoát khỏi cảnh nghèo cùng cực và tỷ lệ này đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Chủ tịch WB đánh giá đây là một trong những thành tựu vĩ đại nhất mà loài người đạt được.
WB nhấn mạnh khu vực phía Nam sa mạc Sahara của châu Phi vẫn là nơi tập trung nhiều người nghèo cùng cực nhất thế giới, chiếm tới 41,1% dân số trong năm 2015, giảm từ con số 42,5% của năm 2013. Trong cùng giai đoạn đó, khu vực Nam Á ghi nhận mức giảm tỷ lệ người nghèo cùng cực đáng khích lệ nhất từ 16,2% xuống 12,4%.
Theo dự đoán của WB, tỷ lệ người sống trong cảnh nghèo cùng cực trên thế giới trong năm 2018 sẽ tiếp tục giảm xuống còn 8,6% dân số.
Mặc dù một nửa các quốc gia trên thế giới hiện nay có tỷ lệ người nghèo cùng cực dưới 3% dân số, song mục tiêu xóa sổ người sống trong cảnh nghèo cùng cực trên thế giới vào năm 2030 của Liên hiệp quốc bị đánh giá là khó có thể đạt được./.
Sau bốn ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trên tinh thần trách nhiệm cao, Đại hội các Cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á 14 (ASOSAI 14) đã kết thúc tốt đẹp. Đây là công bố được đưa ra tại cuộc họp báo thông tin về kết quả Đại hội ASOSAI 14 diễn ra chiều 22-9 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia.
Thông báo kết quả Đại hội, ông Đoàn Xuân Tiên, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam cho biết Đại hội ASOSAI 14 và Hội nghị Chuyên đề lần thứ 7 chính thức diễn ra từ ngày 19 đến 22-9. Bên cạnh các sự kiện chính, các cuộc họp cấp kỹ thuật, chuyên môn của Ban Thư ký và các Ủy ban, Nhóm công tác, và Kỳ họp Ban Điều hành lần thứ 52, 53 cũng được tổ chức trong thời gian trước và sau các phiên chính thức của Đại hội.
Việc Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đăng cai Đại hội ASOSAI 14 đồng nghĩa với việc SAI Việt Nam sẽ trở thành Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018 - 2021, thành viên Ban Điều hành ASOSAI trong ba nhiệm kỳ liên tiếp (9 năm) từ năm 2015 - 2024. Đây là cơ hội để Kiểm toán Nhà nước Việt Nam khẳng định vị trí, vai trò của mình đối với các SAI thành viên, các tổ chức quốc tế trên thế giới và trong khu vực; đồng thời giúp Kiểm toán Nhà nước chứng minh sự trưởng thành và phát triển, đảm đương tốt các trách nhiệm quốc tế trong cộng đồng ASOSAI, các công việc liên quan đến hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước; từ đó, tạo được niềm tin của các SAI thành viên và các tổ chức quốc tế đối với năng lực của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế.
Nhận định về sự phát triển của ASOSAI trong giai đoạn 2018 - 2021, đặc biệt là trong lĩnh vực kiểm toán môi trường, lĩnh vực Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm trong triển khai thực hiện, Tổng Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc, Tổng Thư ký ASOSAI nhiệm kỳ 2018 - 2021 HU Zejun bày tỏ vui mừng nhận thấy, ngày nay ASOSAI đã trở thành một tổ chức mạnh, có quy mô rộng và đầy sức sống, đóng vai trò ngày càng to lớn trong khu vực. ASOSAI đã trở thành một tổ chức kiểm toán khu vực có vai trò ngày càng quan trọng, phát triển theo những định hướng chiến lược.
Việc thông qua Tuyên bố Hà Nội và nhiều văn kiện khác tại ASOSAI 14 nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của ASSOSAI trong tương lai. Đại diện thành viên Trung Quốc cam kết sẽ tăng cường phối hợp giữa các thành viên trong ASOSAI trong đó có Việt Nam trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi.
Đánh giá những kết quả quan trọng nhất của Đại hội ASOSAI 14, Chủ tịch Ủy ban Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc, Tổng Thư ký ASOSAI nhiệm kỳ 2015 - 2018 Choe Jeahyeong cho rằng thành công lớn nhất của Đại hội ASOSAI 14 là việc thông qua Tuyên bố Hà Nội. Cùng với đó, SAI Việt Nam đã thành công trong vai trò đăng cai ASOSAI 14, một hội nghị mang tầm quốc tế. Từ đó, vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam đã được đẩy mạnh hơn trên trường quốc tế.
Theo Chủ tịch Uỷ ban Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc, Tổng Thư ký ASOSAI nhiệm kỳ 2015 - 2018 Choe Jeahyeong, hiện nay, các thành viên ASOSAI đang tập trung vào các chương trình, mục tiêu quốc gia về môi trường. Vấn đề này cần được có được sự hợp tác của quốc tế. Do đó, việc thông qua Tuyên bố Hà Nội đã thể hiện rõ nỗ lực của ASOSAI trong việc thực thi các tiêu chí liên quan đến môi trường theo Các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Đây chính là thông điệp mạnh mẽ nhất của ASOSAI 14.
Ngân hàng Nhà nước ra Chỉ thị 05 về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Chỉ thị số 05/CT-NHNN về việc tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, sau 1 năm thực hiện Nghị quyết số 42, Quyết định số 1058, ngành ngân hàng đã đạt được một số kết quả ban đầu quan trọng, tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo.
Để tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 42, Quyết định 1058 và các văn bản liên quan, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, VAMC và các tổ chức tín dụng triển khai nghiêm túc, quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm.
Theo đó, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng triển khai đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cơ cấu lại và xử lý nợ xấu. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, VAMC triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp tại Quyết định 1058 và Nghị quyết 42 theo đúng mục tiêu, lộ trình và kế hoạch đã đề ra.
Cũng theo Chỉ thị này, Thống đốc yêu cầu các đơn vị Vụ, Cục thuộc Ngân hàng Nhà nước chủ động, nhạy bén trong việc nắm bắt, nghiên cứu tình hình trong nước và thế giới để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác phân tích, dự báo, tham mưu các kịch bản ứng phó khác nhau nhằm ổn định thị trường tiền tệ, tỷ giá, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, tạo điều kiện để tổ chức tín dụng cung ứng vốn hiệu quả cho nền kinh tế và thực hiện tốt công tác cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu.
Đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Thống đốc chỉ thị đơn vị này tiếp tục tổ chức triển khai các giải pháp về phê duyệt Đề án cơ cấu lại và nâng cao năng lực của VAMC giai đoạn 2017 - 2010 và hướng tới 2022.
VAMC tăng cường phối hợp với tổ chức tín dụng để rà soát, phân loại, đánh giá lại tài sản bảo đảm và các khoản nợ xấu đã mua để xác định khả năng thu hồi nợ và có giải pháp xử lý phù hợp; kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả xử lý, mua bán nợ xấu; hằng năm, tổng hợp kết quả, các biện pháp xử lý nợ xấu đề đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu gửi Ngân hàng Nhà nước.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng chỉ đạo sát sao công tác triển khai Nghị quyết 42 và Quyết định 1058. Trong đó, lưu ý tổ chức tín dụng áp dụng toàn diện các biện pháp quy định tại Nghị quyết 42 để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu, đảm bảo mục tiêu xử lý nợ xấu theo phương án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt/chấp thuận; tiếp tục triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nội dung, giải pháp phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020 đảm bảo đúng lộ trình đề ra.
Công bố kết quả chính thức tổng điều tra kinh tế năm 2017
Sáng 19-9, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê tổ chức cuộc họp báo Công bố kết quả chính thức tổng điều tra kinh tế năm 2017. Tính đến thời điểm 01-7-2017, cả nước có gần 5,9 triệu đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp, tăng 13,7% so với năm 2012, mỗi năm tăng bình quân 2,6%, thấp hơn mức tăng 5% của thời kỳ 2007 - 2012.
Phát biểu tại buổi họp báo, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh kết quả cuộc tổng điều tra kinh tế năm 2017 phác họa đầy đủ sự biến động, phân bố các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp, số lượng lao động, cơ cấu ngành, vùng của nền kinh tế, đóng góp của từng ngành kinh tế cho sự phát triển của cả nước, từng địa phương qua 5 năm. Từ đó, làm cơ sở cho các ngành, các cấp rà soát, điều chỉnh, bổ sung chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin...
Tổng cục Thống kê chỉ ra doanh nghiệp là khu vực dẫn đầu về mức tăng số lượng và thu hút lao động. Năm 2017, cả nước có gần 517.900 doanh nghiệp đang tồn tại, tăng 51,6% so với năm 2012. Theo đó, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động, có doanh thu, nộp thuế vào ngân sách nhà nước đạt 505.000 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp còn lại mới đầu tư, chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Dù số lượng doanh nghiệp như trên nhưng chỉ có 10.100 doanh nghiệp lớn, chiếm tỷ lệ khiêm tốn 1,9%. Số doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ chiếm tới 98,1%. Doanh nghiệp tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ với gần 216.000 doanh nghiệp, chiếm 41,7%, trong đó dẫn đầu là Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đánh giá của Tổng cục thống kê, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2016 của doanh nghiệp được cải thiện hơn 5 năm trước đây. Mặc dù, số lượng doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn với 0,5% tổng số doanh nghiệp nhưng nguồn vốn chiếm tới 28,4% tổng nguồn vốn. Vốn bình quân trên một doanh nghiệp năm 2016 đạt 51,6 tỷ đồng/doanh nghiệp, tăng 5,8 tỷ đồng/doanh nghiệp so với năm 2011.
Doanh thu thuần của khu vực doanh nghiệp năm 2016 đạt 17.858 nghìn tỷ đồng, tăng 71,6% (7.450 tỷ đồng) so với năm 2011. Doanh thu thuần bình quân năm giai đoạn 2011 - 2016 tăng 11,4% (tương đương 1.400 nghìn tỷ đồng). Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có doanh thu thuần cao nhất với 55,9% tổng doanh thu thuần của toàn bộ khu vực doanh nghiệp.
Ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp, Tổng cục Thống kê, cho biết khu vực doanh nghiệp FDI có doanh thu thuần tăng mạnh nhất với 134,5% so với năm 2011, chiếm 27,4% tổng doanh thu thuần. Doanh thu thuần bình quân năm đạt 560.700 tỷ đồng (tăng 18,6%), tuy nhiên lại thấp hơn khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Tỷ trọng doanh thu thuần thấp nhất là khu vực doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm 16,7%. Doanh thu thuần bình quân năm tăng 1,7%, tương đương 48.800 tỷ đồng. Hiệu suất sinh lời trên tài sản (tính bằng tổng lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản) năm 2016 đạt 2,7%. Khu vực doanh nghiệp FDI có hiệu suất sinh lời trên tài sản năm 2016 đạt cao nhất và vượt trội so với các loại hình doanh nghiệp khác với 6,9%; tiếp đến là khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 2,6% và thấp nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 1,4% (năm 2011 là 1,2%).
Xét theo khu vực kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng có hiệu suất sinh lời trên tài sản cao vượt trội với 4,8%. Hai khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản và dịch vụ hiệu suất sinh lời trên tài sản đạt tương ứng là 2,0% và và 1,6%.
Tuy nhiên, để khắc phục những hạn chế, bất cập của nền kinh tế hiện nay, Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm cho biết Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương cần rà soát, bổ sung và hoàn thiện thể chế, cắt giảm thực chất điều kiện kinh doanh đang là rào cản đối với hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cá thể. Đồng thời, có giải pháp loại trừ nhũng nhiễu của các sở, ban ngành và cá nhân ở các cấp hành chính đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể; đẩy mạnh cải cách hành chính, thực thi hiệu quả thủ tục một cửa tạo thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp...
Căng thẳng leo thang, Trung Quốc hủy vòng đàm phán thương mại với Mỹ
Trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang và đàm phán song phương rơi vào bế tắc, Trung Quốc đã quyết định hủy vòng đàm phán thương mại mới với Mỹ.
Nhật báo Wall Street Journal của Mỹ ngày 21-9 trích dẫn nhiều nguồn tin không chính thức khẳng định một phái đoàn Trung Quốc đi tiền trạm chuẩn bị cho chuyến công du Mỹ của Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc vào tuần tới đã bị hủy.
Trong tuần qua căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc lại bị đẩy lên một nấc thang mới sau khi Trung Quốc tuyên bố áp thuế đối với 60 tỷ USD hàng nhập khẩu của Mỹ để trả đũa việc Mỹ áp thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc. Cả hai quyết định đáp trả thuế quan giữa hai bên đều có hiệu lực từ ngày 24-9.
Thông tin về việc Trung Quốc hủy vòng đàm phán thương mại mới, cũng như hủy chuyến công du Mỹ của ông Lưu Hạc được đưa ra vài giờ, sau khi một quan chức Nhà Trắng tỏ ra lạc quan, cho rằng có nhiều hy vọng chấm dứt các tranh chấp thương mại với Bắc Kinh.
Trước đó, ngày 19-9, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Roberto Azevedo cảnh báo những xung đột về thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ có thể lan rộng ra nhiều lĩnh vực khác.
Phát biểu tại một sự kiện ở thành phố Rio de Janeiro của Brazil, ông Azevedo đã bày tỏ quan ngại về những căng thẳng thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời cho biết WTO đang tập trung thúc đẩy đối thoại song phương. Ông còn cho rằng thế giới có thể thành lập một cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại toàn cầu mà không có Mỹ, song hiện chưa rõ liệu Washington có ủng hộ một cơ quan như vậy hay không.
Cùng ngày, nhà sáng lập tập đoàn thương mại điện tử Alibaba, tỷ phú Jack Ma, cảnh báo cam kết tham vọng của ông trong việc tạo 1 triệu việc làm tại Mỹ sẽ rất khó để thực hiện do tác động của cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ. Trả lời phỏng vấn của Tân Hoa Xã, tỷ phú Jack Ma nêu rõ cam kết của ông được đưa ra dựa trên sự hợp tác thân thiện giữa Trung Quốc và Mỹ cũng như kết quả tăng trưởng thương mại song phương. Tuy nhiên, hiện nay một trong hai cơ sở cho cam kết trên là thương mại đã bị suy yếu.
Tuy vậy, ông Jack Ma vẫn cho rằng cần nỗ lực thúc đẩy sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ thương mại Trung - Mỹ. Ông nhấn mạnh thương mại không phải là vũ khí mà nên được coi là một công cụ để thúc đẩy hòa bình.
Giới phân tích nhận định tác động của những đòn trả đũa thương mại của Mỹ và Trung Quốc lần này không quá nghiêm trọng, do các đơn đặt hàng cho mùa Giáng sinh sắp tới đã được giao. Các nhà đầu tư cũng cho rằng căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ không leo thang trong ngắn hạn.
Tâm lý bớt lo ngại của giới đầu tư đã dẫn tới một ngày giao dịch khởi sắc của chứng khoán toàn cầu. Hầu hết chỉ số chứng khoán đều tăng điểm trong ngày giao dịch 19-9. Cụ thể, trên sàn chứng khoán New York, chỉ số công nghiệp Dow Jones và S&P 500 tăng lần lượt 0,6% và 0,1%. Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, chỉ số FTSE 100 (London) tăng 0,4%, chỉ số DAX 30 (Frankfurt) tăng 0,5% và chỉ số CAC 40 (Paris) tăng 0,6%. Trong khi đó, ở châu Á, các chỉ số Nikkei 225 (Tokyo), Hang Seng (Hong Kong, Trung Quốc) tăng lần lượt 1,1% và 1,2%.
WB: Số người nghèo cùng cực trên thế giới xuống mức thấp nhất
Ngày 20-9, Ngân hàng thế giới (WB) cho biết trong năm 2015, số người nghèo cùng cực với mức thu nhập dưới 1,9 USD/ngày trên thế giới đã giảm xuống 736 triệu người - chiếm khoảng 10% dân số toàn cầu, giảm 1% so với thống kê của năm 2013.
Dẫn lời của chủ tịch WB Jim Yong Kim nêu rõ mặc dù tỷ lệ giảm chỉ ở mức 1%, nhưng đây là bước tiến quan trọng trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo của các chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế.
Ông Jim Yong Kim cho biết trong vòng 25 năm qua, hơn 1 triệu người trên thế giới đã thoát khỏi cảnh nghèo cùng cực và tỷ lệ này đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Chủ tịch WB đánh giá đây là một trong những thành tựu vĩ đại nhất mà loài người đạt được.
WB nhấn mạnh khu vực phía Nam sa mạc Sahara của châu Phi vẫn là nơi tập trung nhiều người nghèo cùng cực nhất thế giới, chiếm tới 41,1% dân số trong năm 2015, giảm từ con số 42,5% của năm 2013. Trong cùng giai đoạn đó, khu vực Nam Á ghi nhận mức giảm tỷ lệ người nghèo cùng cực đáng khích lệ nhất từ 16,2% xuống 12,4%.
Theo dự đoán của WB, tỷ lệ người sống trong cảnh nghèo cùng cực trên thế giới trong năm 2018 sẽ tiếp tục giảm xuống còn 8,6% dân số.
Mặc dù một nửa các quốc gia trên thế giới hiện nay có tỷ lệ người nghèo cùng cực dưới 3% dân số, song mục tiêu xóa sổ người sống trong cảnh nghèo cùng cực trên thế giới vào năm 2030 của Liên hiệp quốc bị đánh giá là khó có thể đạt được./.
Binh chủng Tăng thiết giáp tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 765-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương  (27/09/2018)
Đối ngoại vì hòa bình, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế: Thực tiễn và kinh nghiệm của Việt Nam  (27/09/2018)
Giữa tháng 10, Bio Ethanol Dung Quất sẽ khởi động lại  (27/09/2018)
Sứ quán Việt Nam tại các nước tổ chức viếng Chủ tịch nước  (26/09/2018)
Củng cố quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung  (26/09/2018)
Chủ tịch Quốc hội tiếp Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga  (26/09/2018)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay