Phê duyệt phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Cty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn
Quyết định 1978/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ ký, phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (trực thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam).
Theo đó, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn có vốn điều lệ 31.004.996.160.000 đồng. Mức vốn điều lệ nêu trên chưa bao gồm nhu cầu vốn đầu tư cho Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sau thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Số tiền Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã thực hiện góp bổ sung vốn điều lệ cho Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn sau thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để thực hiện Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ được Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn hoàn trả lại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hạch toán, quản lý theo quy định.
Về cơ cấu vốn điều lệ, cổ phần Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ là 1.333.214.835 cổ phẩn, chiếm 43% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là 6.483.000 cổ phần, chiếm 0,21% vốn điều lệ; 241.556.969 cổ phần bán đấu giá công khai, chiếm 7,79% vốn điều lệ; 1.519.244.812 cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 49% vốn điều lệ. Mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua cổ phần tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn với tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ theo quy định.
Về bán cổ phần ra công chúng, bán đấu giá công khai với giá khởi điểm là 14.600 đồng/cổ phần. Thời gian bán cổ phần trong 3 tháng kể từ ngày 08-12-2017.
Phương án yêu cầu việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược phải đáp ứng các tiêu chí như: Có năng lực tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm gần nhất đã kiểm toán tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần có lãi, không có lỗ lũy kế; có vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính kiểm toán tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm chào bán tối thiểu là từ 10.000 tỷ đồng trở lên; ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược có kinh nghiệm vận hành nhà máy lọc dầu và/hoặc có tiềm lực về thị trường/có hệ thống phân phối xăng dầu để hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phẩn hóa;...
Giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược thực hiện theo quy định tại thời điểm thực hiện bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Trường hợp thực hiện bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược từ thời điểm Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16-11-2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần có hiệu lực thì thực hiện theo quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP.
Thời hạn hoàn thành bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược thực hiện theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18-7-2011 của Chính phủ. Trong trường hợp việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược có vướng mắc, không thể hoàn thành trong 3 tháng theo quy định, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chủ động tìm kiếm đối tác, tiến hành đàm phán với nhà đầu tư chiến lược trên cơ sở phương án cổ phần hóa được phê duyệt và các quy định có liên quan, gửi Bộ Công Thương xem xét, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả bán cổ phần theo quy định.
Về phương án sắp xếp lao động, tổng số lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp là 1.563 người. Lao động chuyển sang công ty cổ phần là 1.563 người.
Cổ phần hóa PVOIL: Nhà đầu tư chiến lược giữ 44,72% vốn điều lệ
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã ký Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 08-12-2017 phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Dầu Việt Nam (trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam).
Hình thức cổ phần hóa là bán bớt một phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Theo Quyết định, vốn điều lệ của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) là 10.342.295.000.000 đồng. Trong đó, cổ phần PVN nắm giữ là 363.014.555 cổ phần, chiếm 35,1% vốn điều lệ. Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là 1.864.300 cổ phần, chiếm 0,18% vốn điều lệ. Cổ phần bán đấu giá công khai là 206.845.900 cổ phần, chiếm 20% vốn điều lệ. Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là 462.504.745 cổ phần, chiếm 44,72% vốn điều lệ. Mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua cổ phần tại PVOIL với tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ.
Về bán cổ phần ra công chúng, giá khởi điểm là 13.400 đồng/cổ phần, được bán theo phương thức đấu giá công khai tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo tiêu chí lựa chọn về năng lực tài chính: Chứng minh đủ nguồn tài chính để mua cổ phần theo tỷ lệ trong phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt; có nguồn vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất tối thiểu 2.000 tỷ đồng đối với doanh nghiệp trong nước hoặc tương đương 2.000 tỷ đồng theo tỷ giá quy đổi tại ngày đăng ký tham gia nhà đầu tư chiến lược đối với doanh nghiệp nước ngoài. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (đã được kiểm toán) 2 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần phải có lãi, không có lỗ lũy kế. Nhà đầu tư chiến lược phải có cam kết bằng văn bản của Hội đồng quản trị hoặc người đại diện theo pháp luật hoặc người có thẩm quyền về việc tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu Tổng công ty Dầu Việt Nam trong thời gian ít nhất là 10 năm kể từ thời điểm chính thức trở thành nhà đầu tư chiến lược; không chuyển nhượng số cổ phần mua trong thời gian tối thiểu 10 năm kể từ ngày Tổng công ty Dầu Việt Nam - Công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp…
Về phương án sắp xếp lao động, tổng số lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp là 790 người. Số lao động chuyển sang công ty cổ phần là 770 người. Bộ Công Thương theo dõi, giám sát quá trình thực hiện công tác cổ phần hóa tại doanh nghiệp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết các khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền.
Cổ phần hóa Cty mẹ - TCty Điện lực Dầu khí Việt Nam
Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) được phê duyệt theo hình thức bán bớt một phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Vốn điều lệ của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER) là 23.418.716.000.000 đồng. Trong đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ 1.194.354.516 cổ phần, chiếm 51% vốn điều lệ. Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là 2.757.400 cổ phần, chiếm 0,118% vốn điều lệ. Cổ phần bán đấu giá công khai là 468.374.320 cổ phần, chiếm 20% vốn điều lệ. Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là 676.385.364 cổ phần, chiếm 28,882% vốn điều lệ. Mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần.
Giá bán cổ phần ra công chúng khởi điểm là 14.400 đồng/cổ phần. Giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược thực hiện theo quy định tại thời điểm thực hiện bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Trường hợp thực hiện bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược từ thời điểm Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16-11-2017 có hiệu lực thì thực hiện theo quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP.
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Công ty cổ phần thực hiện thuê đất của Nhà nước và trả tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất.
Về phương án sắp xếp lao động, tổng số lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp là 1.181 người; lao động chuyển sang công ty cổ phần là 1.181 người. Bộ Công Thương theo dõi, giám sát quá trình thực hiện công tác cổ phần hóa tại doanh nghiệp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết các khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền.
Sản lượng khai thác dầu thô của PVN tiếp tục vượt kế hoạch
Mặc dù đang trong quá trình đổi mới, sắp xếp, tuy nhiên, PVN cho biết, Tập đoàn đã hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu về sản xuất của tháng 11 và 11 tháng qua. Sản lượng khai thác dầu thô 11 tháng năm 2017 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đều vượt kế hoạch được giao.
Cụ thể, sản lượng khai thác dầu 11 tháng năm 2017 đạt 14,27 triệu tấn, vượt 2,6% so với kế hoạch, trong đó, khai thác trong nước đạt 12,49 triệu tấn, vượt 2,7%, khai thác ở nước ngoài đạt 1,79 triệu tấn, vượt 1,6% kế hoạch. Cùng với chỉ tiêu khai thác dầu, sản xuất điện 11 tháng đạt 18,63 tỷ kWh; sản xuất phân đạm 11 tháng đạt 1,6 triệu tấn, vượt 5,3% kế hoạch năm.
Đối với các chỉ tiêu về tài chính, đến ngày 25-11 vừa qua, Tập đoàn đã hoàn thành kế hoạch doanh thu cả năm 2017 với 437.800 tỷ đồng vượt 3,6% kế hoạch năm và tăng 11% so với cùng kỳ năm 2016. Đặc biệt, PVN đã hoàn thành chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước năm 2017 ngay từ cuối tháng 10 với 74.600 tỷ đồng. Còn tính đến hết tháng 11-2017, PVN nộp ngân sách Nhà nước đạt 83.000 tỷ đồng, vượt 11% so với kế hoạch năm và tăng 6% so với cùng kỳ năm 2016.
PVN cũng cho biết tính đến hết tháng 11, PVN có 4 đơn vị thành viên đã hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tài chính của năm. Đó là: Công ty TNHH Lọc Hóa dầu Bình Sơn hoàn thành kế hoạch sản lượng trước 50 ngày và kế hoạch tài chính trước 2 tháng. Tổng Công ty Thăm dò khai thác dầu khí hoàn thành kế hoạch khai thác dầu khí trước 44 ngày, và kế hoạch tài chính trước 30 ngày.
Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau hoàn thành kế hoạch sản lượng đạm trước 53 ngày và kế hoạch tài chính trước 30 ngày. Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí đã hoàn thành kế hoạch sản lượng đạm trước 2 tháng và kế hoạch tài chính trước 30 ngày.
Ngoài ra, PVN cũng có rất nhiều các đơn vị thành viên đã hoàn thành sớm kế hoạch chỉ tiêu tài chính cả năm gồm Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas), Tổng Công ty cổ phần Vận tải dầu khí (PVTrans), Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) và Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil)./.
Thu hẹp chênh lệch tiền lương giữa khối hành chính và doanh nghiệp  (09/12/2017)
Nhiều biến động đang đè nặng lên nền kinh tế Venezuela  (09/12/2017)
Ngân hàng Thế giới tiếp tục hỗ trợ Việt Nam giải quyết thách thức đô thị hóa nhanh  (09/12/2017)
Phát động chiến dịch “cho con về nhà an toàn”  (09/12/2017)
Ngày 10-12-2017 chính thức bắt đầu Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI  (09/12/2017)
Chính phủ yêu cầu theo dõi chặt diễn biến của thị trường tiền tệ  (09/12/2017)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên