Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 19 đến 25-6-2017)
21:13, ngày 28-06-2017
TCCSĐT - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Theo quy định, Dự án đầu tư tại Khu Công nghệ cao được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về thuế.
Bộ Chính trị chỉ đạo xử lý các dự án kém hiệu quả của Bộ Công Thương
Ngày 20-6, Văn phòng Trung ương Đảng đã có văn bản số 4171-CV/VPTW công bố ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về việc xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp thuộc ngành Công Thương. Nội dung như sau:
Ngày 17-6-2017, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã họp dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để xem xét và cho ý kiến chỉ đạo về việc xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương. Sau khi xem xét Tờ trình của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương (Tờ trình số 01-TTr/BCSĐ, ngày 26-5-2017) và ý kiến của các cơ quan có liên quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận như sau:
Bộ Chính trị đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực, khẩn trương, quyết liệt của Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương trong việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đồng thời xử lý các tồn tại, yếu kém đối với các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương trong thời gian qua. Đây là bài học đắt giá cho các cấp, các ngành trong việc đầu tư, quản lý và khai thác nguồn lực Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình chỉ đạo và triển khai thực hiện các biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và xử lý các tồn tại, yếu kém đối với các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương cần quán triệt các mục tiêu và quan điểm sau:
- Về mục tiêu: Tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn nữa, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sớm giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc để chấm dứt tình trạng thua lỗ, khắc phục tối đa thiệt hại cho Nhà nước và xã hội. Trong năm 2017, hoàn thành phương án xử lý đối với từng dự án, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện. Phấn đấu đến hết năm 2018 xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém ở các dự án. Đến năm 2020 hoàn thành việc xử lý các tồn tại, yếu kém đối với các dự án. Xác định rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác từng dự án.
- Về quan điểm:
(1) Kiên quyết xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả theo nguyên tắc và cơ chế thị trường; tôn trọng nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp; Nhà nước không cấp thêm vốn vào các dự án nêu trên.
(2) Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm toán và báo cáo rà soát pháp lý, kiên quyết xử lý sớm, dứt điểm các tranh chấp, bất đồng phát sinh giữa chủ đầu tư và các nhà thầu; tái cơ cấu các dự án, doanh nghiệp theo hướng ưu tiên các phương án bán, thoái vốn cho các nhà đầu tư ngoài nhà nước, đồng thời kiên quyết thực hiện cho phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật đối với các dự án, doanh nghiệp không có khả năng khắc phục; thu hồi tối đa tài sản của Nhà nước, hạn chế thấp nhất thất thoát và những tác động tiêu cực đối với ngân sách nhà nước cũng như đối với nền kinh tế nói chung.
(3) Bảo đảm thực hiện các phương án xử lý theo đúng quy định của pháp luật, công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong quá trình thực hiện các chủ trương, giải pháp xử lý các dự án, doanh nghiệp; quan tâm toàn diện bảo đảm lợi ích cao nhất của Nhà nước, quyền lợi của người lao động, an sinh - xã hội, an ninh - quốc phòng, môi trường và ổn định xã hội; hết sức lưu ý khâu định giá tài sản, nhất là giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
(4) Tiến hành thanh tra, kiểm toán, điều tra để làm rõ những sai phạm, vi phạm pháp luật ở từng dự án, doanh nghiệp, làm rõ trách nhiệm từng tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm minh, sớm hoàn tất các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật, không để tái diễn những yếu kém, khuyết điểm trong quản lý và điều hành đối với doanh nghiệp nhà nước như thời gian qua.
Giao Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan khẩn trương triển khai thực hiện phương án xử lý các dự án, doanh nghiệp bảo đảm đúng mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc đề ra, đạt hiệu quả cao nhất.
Chỉ số phát triển công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tăng 7,5%
Theo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số phát triển công nghiệp 6 tháng đầu năm nay của thành phố ước tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là mức tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, động lực tăng của ngành công nghiệp tập trung vào 4 ngành công nghiệp trọng yếu (cơ khí chế tạo, điện tử, hóa chất-cao su-nhựa và chế biến tinh lương thực thực phẩm) của thành phố với mức tăng 9,72%, cao hơn mức tăng chung của toàn ngành. Cụ thể, ngành cơ khí-chế tạo thành phố tiếp tục tập trung để tăng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, ước tăng 17,5% so với cùng kỳ. Thành phố đầu tư nhiều trang thiết bị mới có khả năng cạnh tranh trong khu vực.
Nhiều dây chuyền, hệ thống thiết bị, máy móc điều khiển tự động đã được các doanh nghiệp sản xuất để thay thế hàng nhập khẩu, có khả năng cạnh tranh cao do chất lượng ổn định và giá thành khoảng 50-70% so với sản phẩm nhập khẩu cùng loại… Mặt khác, ngành điện tử-công nghệ thông tin thành phố ước tăng 12,4%, ngày càng phát triển thông qua việc tiếp thu trình độ khoa học-kỹ thuật cao từ các dự án của các tập đoàn kinh tế thế giới đầu tư sử dụng công nghệ bán dẫn, công nghệ vi mạch, bo mạch điện tử…
Việc triển khai các hợp đồng sản xuất điện tử sử dụng chíp thương hiệu Việt (bo mạch điều khiển chiếu sáng đường, khóa xe container...) và một số sản phẩm đã được nghiên cứu, sản xuất thành công đưa vào thị trường tiêu thụ như thiết bị đo điện điện tử, hộp đen gắn trên ôtô và xe máy, hệ thống giám sát container... Ngành chế biến tinh lương thực-thực phẩm ước tăng 4,9%; chủ động mở rộng thị trường, chuyển sang tinh chế. Công nghệ sản xuất mới, công nghệ chế biến tiên tiến được ứng dụng vào sản xuất và cho ra đời những sản phẩm chất lượng cao; giảm dần việc đầu tư phát triển theo chiều rộng, tập trung đầu tư phát triển chiều sâu bằng công nghệ hiện đại, tạo sản phẩm tinh chế, có chất lượng cao và giá trị gia tăng lớn.
Trong bối cảnh công nghiệp cả nước gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng sụt giảm, Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố về hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ góp phần thúc đẩy công nghiệp thành phố phát triển, sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Thành phố ban hành và triển khai nhiều chương trình, chính sách có tác động mạnh, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp. Điển hình như tạo cầu nối gắn kết doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh; tiến hành kêu gọi, thu hút đầu tư có chọn lọc vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn và xây dựng cụm liên kết sản xuất.
Thành phố xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là các thông tin về các doanh nghiệp chế tạo cơ khí để kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thông tin khi có nhu cầu đầu tư máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất mới nhằm giảm chi phí so với việc xuất khẩu. Tổ chức điều tra tình hình sản xuất và ứng dụng công nghệ cao, tổng hợp, đánh giá mức độ đóng góp về giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao...
Ngành điện thành phố tập trung đầu tư, hoàn thiện mạng lưới để cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt người dân. Sản lượng điện nhận tiêu thụ 6 tháng đầu năm ước đạt 11,6 tỷ kWh, tăng 2,86% so cùng kỳ năm ngoái.
Sản lượng điện thương phẩm cung cấp cho thành phố ước đạt 11,09 tỷ kWh, tăng 2,95% so cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ tổn thất điện năng ước đạt 4,28%, thấp hơn 0,08 điểm phần trăm so với cùng kỳ. Sản lượng điện tiết kiệm ước đạt 205,6 triệu kWh, đạt 57,11% so với kế hoạch. Cùng với đó, hoạt động thu hút đầu tư phát triển sản xuất công nghệ cao được chú trọng vào các tập đoàn, công ty lớn, có thương hiệu, đã tập trung thu hút đầu tư các lĩnh vực công nghệ cao và triển khai nghiên cứu, đào tạo, ươm tạo phục vụ nhà đầu tư.
Tổ chức xúc tiến đầu tư gắn kết chặt chẽ với xây dựng hạ tầng, thu hồi đất, quy hoạch và bảo vệ môi trường. Sản xuất của các doanh nghiệp ổn định, giá trị xuất khẩu 6 tháng ước đạt 4,6 tỷ USD, tăng 79,6% so cùng kỳ năm ngoái, trong đó giá trị nhập khẩu đạt 4,15 tỷ USD, tăng 69,2%.
Ban hành chính sách đặc thù đối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Theo quy định, Dự án đầu tư tại Khu Công nghệ cao được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về thuế.
Đối với dự án đầu tư mới tại Khu Công nghệ cao có quy mô vốn từ 4.000 tỷ đồng trở lên được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời hạn 30 năm.
Đối với các dự án đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép đầu tư trước thời điểm Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu Công nghệ cao (ngày 23/5/2008) và đang hoạt động tại Khu Công nghệ cao được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đã được cấp.
Về chính sách phát triển nhà ở cho người lao động làm việc tại Khu Công nghệ cao, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ ưu tiên bố trí đủ quỹ đất để xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc tại Khu Công nghệ cao. Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng và phát triển nhà ở (bao gồm hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình nhà ở).
Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án nhà ở cho người lao động làm việc tại Khu Công nghệ cao được hưởng ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định tại Nghị định này.
Nghị định quy định nhà đầu tư, chuyên gia và người lao động là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài và thành viên gia đình (bao gồm bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi dưới 18 tuổi) được xem xét cấp thị thực xuất cảnh, nhập cảnh có giá trị sử dụng nhiều lần và thời hạn phù hợp với thời gian làm việc trực tiếp tại Khu Công nghệ cao.
Ngoài các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư quy định trên, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, làm việc tại Khu Công nghệ cao còn được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật khi đáp ứng đủ các điều kiện được hưởng ưu đãi, hỗ trợ.
Đối với các dự án cần đặc biệt thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bổ sung.
Liên minh châu Âu gia hạn lệnh trừng phạt thương mại với Crimea
Ngày 19-6, Liên minh châu Âu (EU) đã gia hạn thêm một năm các biện pháp trừng phạt thương mại đối với bán đảo Crimea trên biển Đen, nhằm phản đối việc Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine, động thái mà khối này cho là bất hợp pháp.
Thông báo của Hội đồng châu Âu cho biết: "Hội đồng (các quốc gia thành viên) đã gia hạn các biện pháp hạn chế nhằm đáp trả việc Nga sáp nhập bất hợp pháp bán đảo Crimea và Sevastopol cho tới ngày 23-6-2018. EU tiếp tục lên án việc Liên bang Nga sáp nhập bất hợp pháp Crimea và Sevastopol, đồng thời duy trì cam kết thực thi đầy đủ chính sách không công nhận". Các nhà ngoại giao cho biết họ cũng hy vọng EU sẽ sớm có động thái tương tự đối với các lệnh trừng phạt lên Moskva.
Các lệnh trừng phạt được áp dụng sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào tháng 3-2014, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tại Ukraine nghiêm trọng với việc lật đổ một chính phủ do Moskva hậu thuẫn. Các lệnh trừng phạt này cấm một số hoạt động xuất nhập khẩu nhất định, cũng như cấm các dịch vụ du lịch và đầu tư vào Crimea của các công ty có trụ sở tại các nước EU.
Các lệnh trừng phạt của EU lên Moskva dự kiến sẽ hết hạn vào cuối tháng Bảy, song nhiều nguồn tin ở Brussels cho hay EU sẽ gia hạn thêm sáu tháng sau hội nghị thượng đỉnh của khối diễn ra vào ngày 22 đến 23-6.
Lệnh trừng phạt này hạn chế sự tiếp cận của lĩnh vực ngân hàng của Nga đối với các thị trường tiền tệ quốc tế, và cấm hầu hết giao dịch vũ khí với Nga, cũng như cấm giao dịch một số thiết bị và công nghệ liên quan năng lượng.
Mỹ công bố một số nội dung quan trọng về chính sách thương mại
Ngày 20-6, trên tờ Wall Street Journal (Nhật báo Phố Wall), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross đã công bố một số nội dung quan trọng trong chính sách thương mại Mỹ. Trong bài trả lời phỏng vấn báo trên, ông Ross đã lên tiếng biện hộ cho xu hướng bảo hộ mậu dịch của Mỹ khi cho rằng các nước trên thế giới đều có luật bảo hộ thương mại nhiều hơn Mỹ, rằng nước này đã ở trong cuộc chiến thương mại trong nhiều thập kỷ.
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Ross, Mỹ đã đạt nhiều tiến bộ với Trung Quốc sau kết quả tốt đẹp của cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, theo đó chưa đầy 100 ngày sau đã đạt thỏa thuận xuất khẩu thịt bò Mỹ sang Trung Quốc (lô hàng đầu tiên sẽ khởi hành trong 10 ngày tới).
Ông Ross cho biết thêm hai bên đang lập một danh sách khác, đồng thời tăng cường điện đàm nhằm đạt những kết quả cụ thể, hợp lý. Liên quan Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), ông Ross cho rằng đây là thỏa thuận lỗi thời cần được cải tiến ở một số điểm, như kinh tế số, tài nguyên, dịch vụ và xuất xứ ôtô.
Theo ông, tranh cãi có thể giải quyết nếu các bên sẵn sàng có nhân nhượng và thỏa hiệp hợp lý. Bên cạnh đó, chính sách thương mại của Mỹ cũng chú trọng đến việc xử lý thâm hụt thương mại.
Ông Ross cũng khẳng định việc Mỹ rút khỏi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sẽ là bước đi rất cực đoan, cho rằng có những vấn đề cần phải khắc phục ở WTO, và những nỗ lực đầu tiên của Mỹ nên là cải cách WTO từ bên trong thay vì phá bỏ cả hệ thống.
Theo tờ Inside US Trade ngày 20-6, trả lời phóng viên bên lề sự kiện Đầu tư vào Mỹ (Select USA), Bộ trưởng Ross nói rằng Mỹ đã có một số cuộc gặp riêng rẽ để bàn về phạm vi hợp tác với một số nước vẫn là thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định rút khỏi hiệp định này.
Mỹ đã bày tỏ mong muốn đàm phán song phương với Tokyo nhưng giới chức Nhật Bản thường nêu quan điểm ưu tiên Mỹ quay trở lại với TPP, hoặc nếu không, TPP sẽ được triển khai mà không có Mỹ./.
Ngày 20-6, Văn phòng Trung ương Đảng đã có văn bản số 4171-CV/VPTW công bố ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về việc xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp thuộc ngành Công Thương. Nội dung như sau:
Ngày 17-6-2017, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã họp dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để xem xét và cho ý kiến chỉ đạo về việc xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương. Sau khi xem xét Tờ trình của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương (Tờ trình số 01-TTr/BCSĐ, ngày 26-5-2017) và ý kiến của các cơ quan có liên quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận như sau:
Bộ Chính trị đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực, khẩn trương, quyết liệt của Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương trong việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đồng thời xử lý các tồn tại, yếu kém đối với các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương trong thời gian qua. Đây là bài học đắt giá cho các cấp, các ngành trong việc đầu tư, quản lý và khai thác nguồn lực Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình chỉ đạo và triển khai thực hiện các biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và xử lý các tồn tại, yếu kém đối với các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương cần quán triệt các mục tiêu và quan điểm sau:
- Về mục tiêu: Tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn nữa, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sớm giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc để chấm dứt tình trạng thua lỗ, khắc phục tối đa thiệt hại cho Nhà nước và xã hội. Trong năm 2017, hoàn thành phương án xử lý đối với từng dự án, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện. Phấn đấu đến hết năm 2018 xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém ở các dự án. Đến năm 2020 hoàn thành việc xử lý các tồn tại, yếu kém đối với các dự án. Xác định rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác từng dự án.
- Về quan điểm:
(1) Kiên quyết xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả theo nguyên tắc và cơ chế thị trường; tôn trọng nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp; Nhà nước không cấp thêm vốn vào các dự án nêu trên.
(2) Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm toán và báo cáo rà soát pháp lý, kiên quyết xử lý sớm, dứt điểm các tranh chấp, bất đồng phát sinh giữa chủ đầu tư và các nhà thầu; tái cơ cấu các dự án, doanh nghiệp theo hướng ưu tiên các phương án bán, thoái vốn cho các nhà đầu tư ngoài nhà nước, đồng thời kiên quyết thực hiện cho phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật đối với các dự án, doanh nghiệp không có khả năng khắc phục; thu hồi tối đa tài sản của Nhà nước, hạn chế thấp nhất thất thoát và những tác động tiêu cực đối với ngân sách nhà nước cũng như đối với nền kinh tế nói chung.
(3) Bảo đảm thực hiện các phương án xử lý theo đúng quy định của pháp luật, công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong quá trình thực hiện các chủ trương, giải pháp xử lý các dự án, doanh nghiệp; quan tâm toàn diện bảo đảm lợi ích cao nhất của Nhà nước, quyền lợi của người lao động, an sinh - xã hội, an ninh - quốc phòng, môi trường và ổn định xã hội; hết sức lưu ý khâu định giá tài sản, nhất là giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
(4) Tiến hành thanh tra, kiểm toán, điều tra để làm rõ những sai phạm, vi phạm pháp luật ở từng dự án, doanh nghiệp, làm rõ trách nhiệm từng tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm minh, sớm hoàn tất các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật, không để tái diễn những yếu kém, khuyết điểm trong quản lý và điều hành đối với doanh nghiệp nhà nước như thời gian qua.
Giao Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan khẩn trương triển khai thực hiện phương án xử lý các dự án, doanh nghiệp bảo đảm đúng mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc đề ra, đạt hiệu quả cao nhất.
Chỉ số phát triển công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tăng 7,5%
Theo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số phát triển công nghiệp 6 tháng đầu năm nay của thành phố ước tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là mức tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, động lực tăng của ngành công nghiệp tập trung vào 4 ngành công nghiệp trọng yếu (cơ khí chế tạo, điện tử, hóa chất-cao su-nhựa và chế biến tinh lương thực thực phẩm) của thành phố với mức tăng 9,72%, cao hơn mức tăng chung của toàn ngành. Cụ thể, ngành cơ khí-chế tạo thành phố tiếp tục tập trung để tăng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, ước tăng 17,5% so với cùng kỳ. Thành phố đầu tư nhiều trang thiết bị mới có khả năng cạnh tranh trong khu vực.
Nhiều dây chuyền, hệ thống thiết bị, máy móc điều khiển tự động đã được các doanh nghiệp sản xuất để thay thế hàng nhập khẩu, có khả năng cạnh tranh cao do chất lượng ổn định và giá thành khoảng 50-70% so với sản phẩm nhập khẩu cùng loại… Mặt khác, ngành điện tử-công nghệ thông tin thành phố ước tăng 12,4%, ngày càng phát triển thông qua việc tiếp thu trình độ khoa học-kỹ thuật cao từ các dự án của các tập đoàn kinh tế thế giới đầu tư sử dụng công nghệ bán dẫn, công nghệ vi mạch, bo mạch điện tử…
Việc triển khai các hợp đồng sản xuất điện tử sử dụng chíp thương hiệu Việt (bo mạch điều khiển chiếu sáng đường, khóa xe container...) và một số sản phẩm đã được nghiên cứu, sản xuất thành công đưa vào thị trường tiêu thụ như thiết bị đo điện điện tử, hộp đen gắn trên ôtô và xe máy, hệ thống giám sát container... Ngành chế biến tinh lương thực-thực phẩm ước tăng 4,9%; chủ động mở rộng thị trường, chuyển sang tinh chế. Công nghệ sản xuất mới, công nghệ chế biến tiên tiến được ứng dụng vào sản xuất và cho ra đời những sản phẩm chất lượng cao; giảm dần việc đầu tư phát triển theo chiều rộng, tập trung đầu tư phát triển chiều sâu bằng công nghệ hiện đại, tạo sản phẩm tinh chế, có chất lượng cao và giá trị gia tăng lớn.
Trong bối cảnh công nghiệp cả nước gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng sụt giảm, Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố về hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ góp phần thúc đẩy công nghiệp thành phố phát triển, sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Thành phố ban hành và triển khai nhiều chương trình, chính sách có tác động mạnh, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp. Điển hình như tạo cầu nối gắn kết doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh; tiến hành kêu gọi, thu hút đầu tư có chọn lọc vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn và xây dựng cụm liên kết sản xuất.
Thành phố xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là các thông tin về các doanh nghiệp chế tạo cơ khí để kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thông tin khi có nhu cầu đầu tư máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất mới nhằm giảm chi phí so với việc xuất khẩu. Tổ chức điều tra tình hình sản xuất và ứng dụng công nghệ cao, tổng hợp, đánh giá mức độ đóng góp về giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao...
Ngành điện thành phố tập trung đầu tư, hoàn thiện mạng lưới để cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt người dân. Sản lượng điện nhận tiêu thụ 6 tháng đầu năm ước đạt 11,6 tỷ kWh, tăng 2,86% so cùng kỳ năm ngoái.
Sản lượng điện thương phẩm cung cấp cho thành phố ước đạt 11,09 tỷ kWh, tăng 2,95% so cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ tổn thất điện năng ước đạt 4,28%, thấp hơn 0,08 điểm phần trăm so với cùng kỳ. Sản lượng điện tiết kiệm ước đạt 205,6 triệu kWh, đạt 57,11% so với kế hoạch. Cùng với đó, hoạt động thu hút đầu tư phát triển sản xuất công nghệ cao được chú trọng vào các tập đoàn, công ty lớn, có thương hiệu, đã tập trung thu hút đầu tư các lĩnh vực công nghệ cao và triển khai nghiên cứu, đào tạo, ươm tạo phục vụ nhà đầu tư.
Tổ chức xúc tiến đầu tư gắn kết chặt chẽ với xây dựng hạ tầng, thu hồi đất, quy hoạch và bảo vệ môi trường. Sản xuất của các doanh nghiệp ổn định, giá trị xuất khẩu 6 tháng ước đạt 4,6 tỷ USD, tăng 79,6% so cùng kỳ năm ngoái, trong đó giá trị nhập khẩu đạt 4,15 tỷ USD, tăng 69,2%.
Ban hành chính sách đặc thù đối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Theo quy định, Dự án đầu tư tại Khu Công nghệ cao được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về thuế.
Đối với dự án đầu tư mới tại Khu Công nghệ cao có quy mô vốn từ 4.000 tỷ đồng trở lên được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời hạn 30 năm.
Đối với các dự án đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép đầu tư trước thời điểm Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu Công nghệ cao (ngày 23/5/2008) và đang hoạt động tại Khu Công nghệ cao được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đã được cấp.
Về chính sách phát triển nhà ở cho người lao động làm việc tại Khu Công nghệ cao, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ ưu tiên bố trí đủ quỹ đất để xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc tại Khu Công nghệ cao. Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng và phát triển nhà ở (bao gồm hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình nhà ở).
Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án nhà ở cho người lao động làm việc tại Khu Công nghệ cao được hưởng ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định tại Nghị định này.
Nghị định quy định nhà đầu tư, chuyên gia và người lao động là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài và thành viên gia đình (bao gồm bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi dưới 18 tuổi) được xem xét cấp thị thực xuất cảnh, nhập cảnh có giá trị sử dụng nhiều lần và thời hạn phù hợp với thời gian làm việc trực tiếp tại Khu Công nghệ cao.
Ngoài các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư quy định trên, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, làm việc tại Khu Công nghệ cao còn được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật khi đáp ứng đủ các điều kiện được hưởng ưu đãi, hỗ trợ.
Đối với các dự án cần đặc biệt thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bổ sung.
Liên minh châu Âu gia hạn lệnh trừng phạt thương mại với Crimea
Ngày 19-6, Liên minh châu Âu (EU) đã gia hạn thêm một năm các biện pháp trừng phạt thương mại đối với bán đảo Crimea trên biển Đen, nhằm phản đối việc Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine, động thái mà khối này cho là bất hợp pháp.
Thông báo của Hội đồng châu Âu cho biết: "Hội đồng (các quốc gia thành viên) đã gia hạn các biện pháp hạn chế nhằm đáp trả việc Nga sáp nhập bất hợp pháp bán đảo Crimea và Sevastopol cho tới ngày 23-6-2018. EU tiếp tục lên án việc Liên bang Nga sáp nhập bất hợp pháp Crimea và Sevastopol, đồng thời duy trì cam kết thực thi đầy đủ chính sách không công nhận". Các nhà ngoại giao cho biết họ cũng hy vọng EU sẽ sớm có động thái tương tự đối với các lệnh trừng phạt lên Moskva.
Các lệnh trừng phạt được áp dụng sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào tháng 3-2014, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tại Ukraine nghiêm trọng với việc lật đổ một chính phủ do Moskva hậu thuẫn. Các lệnh trừng phạt này cấm một số hoạt động xuất nhập khẩu nhất định, cũng như cấm các dịch vụ du lịch và đầu tư vào Crimea của các công ty có trụ sở tại các nước EU.
Các lệnh trừng phạt của EU lên Moskva dự kiến sẽ hết hạn vào cuối tháng Bảy, song nhiều nguồn tin ở Brussels cho hay EU sẽ gia hạn thêm sáu tháng sau hội nghị thượng đỉnh của khối diễn ra vào ngày 22 đến 23-6.
Lệnh trừng phạt này hạn chế sự tiếp cận của lĩnh vực ngân hàng của Nga đối với các thị trường tiền tệ quốc tế, và cấm hầu hết giao dịch vũ khí với Nga, cũng như cấm giao dịch một số thiết bị và công nghệ liên quan năng lượng.
Mỹ công bố một số nội dung quan trọng về chính sách thương mại
Ngày 20-6, trên tờ Wall Street Journal (Nhật báo Phố Wall), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross đã công bố một số nội dung quan trọng trong chính sách thương mại Mỹ. Trong bài trả lời phỏng vấn báo trên, ông Ross đã lên tiếng biện hộ cho xu hướng bảo hộ mậu dịch của Mỹ khi cho rằng các nước trên thế giới đều có luật bảo hộ thương mại nhiều hơn Mỹ, rằng nước này đã ở trong cuộc chiến thương mại trong nhiều thập kỷ.
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Ross, Mỹ đã đạt nhiều tiến bộ với Trung Quốc sau kết quả tốt đẹp của cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, theo đó chưa đầy 100 ngày sau đã đạt thỏa thuận xuất khẩu thịt bò Mỹ sang Trung Quốc (lô hàng đầu tiên sẽ khởi hành trong 10 ngày tới).
Ông Ross cho biết thêm hai bên đang lập một danh sách khác, đồng thời tăng cường điện đàm nhằm đạt những kết quả cụ thể, hợp lý. Liên quan Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), ông Ross cho rằng đây là thỏa thuận lỗi thời cần được cải tiến ở một số điểm, như kinh tế số, tài nguyên, dịch vụ và xuất xứ ôtô.
Theo ông, tranh cãi có thể giải quyết nếu các bên sẵn sàng có nhân nhượng và thỏa hiệp hợp lý. Bên cạnh đó, chính sách thương mại của Mỹ cũng chú trọng đến việc xử lý thâm hụt thương mại.
Ông Ross cũng khẳng định việc Mỹ rút khỏi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sẽ là bước đi rất cực đoan, cho rằng có những vấn đề cần phải khắc phục ở WTO, và những nỗ lực đầu tiên của Mỹ nên là cải cách WTO từ bên trong thay vì phá bỏ cả hệ thống.
Theo tờ Inside US Trade ngày 20-6, trả lời phóng viên bên lề sự kiện Đầu tư vào Mỹ (Select USA), Bộ trưởng Ross nói rằng Mỹ đã có một số cuộc gặp riêng rẽ để bàn về phạm vi hợp tác với một số nước vẫn là thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định rút khỏi hiệp định này.
Mỹ đã bày tỏ mong muốn đàm phán song phương với Tokyo nhưng giới chức Nhật Bản thường nêu quan điểm ưu tiên Mỹ quay trở lại với TPP, hoặc nếu không, TPP sẽ được triển khai mà không có Mỹ./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp xúc cử tri Cần Thơ  (28/06/2017)
Thủ tướng gửi Thư chúc mừng kỷ niệm ngày Hong Kong trở về Trung Quốc  (28/06/2017)
Chủ tịch nước kết thúc chuyến thăm Belarus, lên đường thăm Nga  (28/06/2017)
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Đảng, chính trị toàn quân  (28/06/2017)
Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga có nền tảng vững chắc  (28/06/2017)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay