Tổng thống đương nhiệm G.Bu-sơ và Tổng thống đắc cử Ô-ba-ma gặp nhau tại Nhà Trắng
Tổng thống Mỹ đương nhiệm G. Bu-sơ và Tổng thống đắc cử B. Ô-ba-ma đã thảo luận sâu sắc về các vấn đề quốc gia và quốc tế trong một cuộc gặp theo nghi lễ lịch sử tại Nhà Trắng, chiều ngày 10-11.
Đây là lần đầu tiên ông Ô-ba-ma tới Nhà Trắng kể từ khi ông giành thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 4-11 và là lần đầu tiên trong đời ông bước chân vào phòng Bầu dục - phòng làm việc của Tổng thống Mỹ.
Chi tiết về cuộc gặp kéo dài hơn một giờ này không được tiết lộ. Tuy nhiên, Thư ký báo chí của Nhà Trắng Đa-na Pê-ri-nô cho biết, Tổng thống Bu-sơ nhận xét cuộc gặp "mang tính chất xây dựng, thoải mái và thân thiện".
Tổng thống Bu-sơ một lần nữa cam kết, sẽ "chuyển giao chính quyền suôn sẻ" và đây sẽ là "cuộc chuyển giao quyền lực nhanh nhất và thân thiện nhất trong lịch sử hiện đại của nước Mỹ".
Bà S. Cút-tơ, người phát ngôn của nhóm chuyển giao của ông Ô-ba-ma cho biết, Tổng thống đắc cử Ô-ba-ma cám ơn Tổng thống Bu-sơ về cam kết này.
Theo bà Cút-tơ, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận các vấn đề liên quan tới tầm quan trọng của việc cùng nhau làm việc trong thời kỳ chuyển giao Chính phủ trong bối cảnh nước Mỹ phải đương đầu với những thách thức nghiêm trọng của nền kinh tế và an ninh.
Ông Ô-ba-ma sẽ chính thức trở thành chủ nhân Nhà Trắng vào ngày 20-1-2009 và sẽ phải gánh "di sản" là hai cuộc chiến tranh chưa kết thúc tại I-rắc và Áp-ga-ni-xtan, cùng nền kinh tế đang trong cơn khủng hoảng.
Trong cuộc gặp gỡ theo truyền thống này, Tổng thống Bu-sơ đã giới thiệu cho người kế nhiệm mình các căn phòng trong Nhà Trắng, bao gồm cả phòng Tổng thống làm việc, phòng ngủ mang tên Tổng thống Lin-côn và các phòng cho hai ái nữ bé bỏng của ông Ô-ba-ma. Trong khi đó, phu nhân của ông Ô-ba-ma, bà Mai-cơn Ô-ba-ma cũng được Đệ nhất phu nhân Lau-ra Bu-sơ giới thiệu về đội ngũ phục vụ tại Nhà Trắng và chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy trẻ ở ngôi nhà quyền lực nhất thế giới này.
Trong ngày Tổng thống đắc cử Ô-ba-ma thăm Nhà Trắng, một cuộc thăm dò dư luận tiến hành trên toàn nước Mỹ cho thấy, các thách thức đối với nền kinh tế Mỹ sẽ trở thành hiện thực vào năm sau khi ông Ô-ba-ma chính thức về ở "nhà của mình".
Kết quả cuộc khảo sát do CNN/Opinion Research Corporation tiến hành cho biết, chỉ có 16% những người được hỏi nói rằng, hiện nay nước Mỹ đang tiến triển tốt, nhưng có tới 83% nói rằng, mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn.
Cuối tuần trước, ông J. Pô-đe-xta, lãnh đạo nhóm chuyển giao, nói với báo chí Mỹ rằng, "rõ ràng là chúng ta phải ổn định nền kinh tế, phải đối phó với các vấn đề tài chính đang lan rộng sang các ngành khác của nền kinh tế. Ngành công nghiệp ô tô thực sự bị tổn thương".
Ông cho biết, Tổng thống đắc cử Ô-ba-ma sẽ hối thúc Quốc hội phê chuẩn "ít nhất một phần" gói kinh tế trước khi ông nhậm chức vào tháng 1 năm sau, nhưng ông Pô-đe-xta cũng nói rằng, cần phải có các biện pháp ngắn hạn và dài hạn để giải quyết các vấn đề mà người dân Mỹ đang đương đầu.
Bên cạnh đó, ông Pô-đe-xta cũng cho biết, chính quyền sắp tới cũng đang xem xét kỹ lưỡng nhiều sắc lệnh do Tổng thống Bu-sơ ký ban hành nhưng không phù hợp với quan điểm của ông Ô-ba-ma, như sắc lệnh về hạn chế nghiên cứu tế bào gốc hay sắc lệnh mở rộng thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi nước Mỹ.
Ông Pô-đe-xta cho biết, chính quyền mới có thể hủy bỏ hay sửa đổi dễ dàng các sắc lệnh này vì không phải thông qua Quốc hội./.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời chất vấn  (12/11/2008)
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời chất vấn  (12/11/2008)
Tăng trưởng kinh tế và sự phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn  (12/11/2008)
Phát triển ngành chăn nuôi - một lợi thế của nông nghiệp nước ta  (12/11/2008)
Những lẵng hoa... xây lớp học  (12/11/2008)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm