Tín hiệu xấu tiếp theo của Eurozone
Đây là cụm từ mà giới chuyên môn miêu tả cuộc khủng hoảng nợ công của Eurozone, khi ngày càng có nhiều thông tin xấu về nền kinh tế Pháp. Các chuyên gia cho rằng, Pháp - nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone, đang nằm trong "vòng nguy hiểm" khi phí tổn vay mượn của Paris đã tăng tới mức được xem là "không thể chống đỡ nổi.
Tờ nhật báo Le Monde đã gióng lên hồi chuông cảnh báo với bài viết có tiêu đề "Sau Hy Lạp và Italia, liệu có đến Pháp?", trong đó đưa ra những số liệu cho thấy, các khoản nợ của Pháp đã chạm ngưỡng 1.700 tỉ euro, chỉ thấp hơn so với mức 1.900 tỉ euro của Italia. Các nhà phân tích còn cho rằng, tình hình nợ công của Pháp có phần rủi ro hơn cả Italia, bởi lẽ chủ các khoản nợ của chính phủ Italia là những nhà đầu tư trong nước, trong khi đó Pháp lại chủ yếu vay nợ nước ngoài. Các chủ nợ của Paris đang nắm trong tay một khoản tiền tương đương với 85% GDP.
Đầu tháng 11 năm nay, Chính phủ Pháp đã công bố các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mới nhằm tiết kiệm thêm 7 tỉ euro (tương đương 9,34 tỉ USD) trong năm 2012, để giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 4,5% so với mức dự kiến 5,7% của năm 2011. Chính phủ Pháp đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2012 xuống còn 1% (so với 2,25% đưa ra trước đó), còn Ủy ban châu Âu (EC) tỏ ra bi quan hơn với dự báo mức tăng trưởng chỉ đạt khoảng 0,6%.
Theo điều tra của Cơ quan thống kê quốc gia Pháp (Insee), thực trạng các doanh nghiệp hạn chế đầu tư và số việc làm gần như không tăng ở Pháp hiện nay đã chấm dứt đà tăng trưởng việc làm được nhen nhóm từ đầu năm 2010. Với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dự kiến 1% trong năm 2012, Bộ Tài chính Pháp hy vọng sẽ tạo thêm 80.000 việc làm mới. Tuy nhiên, theo tờ báo chuyên về kinh tế của Pháp, Les Echos, với tỷ lệ tạo việc làm mới ít như vậy, nước Pháp không đủ khả năng ngăn chặn nạn thất nghiệp.
Trong con mắt của các nhà đầu tư, nền kinh tế Pháp đang bị loại khỏi câu lạc bộ với khá ít thành viên còn giữ được hạng tín nhiệm vàng "AAA"- vốn là chiếc “chìa khóa mở ra kho bạc” khi nhà nước cần huy động vốn. Thực tế, chênh lệch lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm giữa Pháp và Đức đang ngày càng nới rộng ở mức chưa từng có. Hiện lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Pháp là 3,46%, cao gấp đôi so với Đức - nền kinh tế được coi là vững mạnh nhất của khu vực Eurozone hiện tại. Điều đó cho thấy giới đầu tư đang lảng tránh trái phiếu chính phủ Pháp để chuyển hướng đầu tư sang nguồn trái phiếu chính phủ của Đức được cho là an toàn hơn nhiều. Chênh lệch lãi suất càng cao, gánh nặng nợ nần của Pháp càng lớn. Nếu chênh lệch chỉ là 1 điểm thì Chính phủ Pháp đã phải chi thêm 3 tỉ euro/năm cho các chủ nợ.
Chưa có giải pháp để kinh tế tăng trưởng bền vững
Cơn bão khủng hoảng nợ công của châu Âu là kết cục của một tiến trình các nền kinh tế vẫn chưa được phục hồi hoàn toàn, tăng trưởng kinh tế thế giới còn chậm chạp, các động cơ tăng trưởng bị chững lại, nguồn thu từ thuế giảm, kéo theo sự mất cân bằng trong thu chi ngân sách và các quỹ an sinh xã hội ngày càng lớn, và, để bù lại những khoản thâm hụt đó, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, chính phủ phải đi vay.
Tổng thống N. Sarkozy, trong bài phát biểu "rất được chờ đợi" tại Toulon, chiều 1-12 vừa qua, đã nêu nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ công của các chính phủ hiện nay. Đó là, khủng hoảng nợ khu vực tư nhân kéo dài "đã đánh vào các ngân hàng và là đòn mạnh giáng vào các nhà nước", dẫn đến khủng hoảng nợ công hiện nay; đồng thời, việc bảo vệ nền kinh tế phát triển tránh khỏi những tác hại của quá trình toàn cầu hóa "không có nguyên tắc" thời kỳ cuối những năm 70 của thế kỷ trước chính là nguyên nhân dẫn đến nợ nần của các nền kinh tế này.
Để chống chọi với nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ công, Tổng thống Pháp N.Sarkozy cho rằng, nước Pháp cần "đối phó với khủng hoảng bằng công việc, bằng sự nỗ lực và khả năng làm chủ chi tiêu". Ông N.Sarkozy khẳng định, giảm thâm hụt ngân sách là cách duy nhất để Pháp có thể làm chủ được số phận của mình. Chỉ trong chưa đầy ba tháng, Chính phủ Pháp đã công bố hai kế hoạch khắc khổ, tuy nhiên, giới đầu tư và tài chính cho rằng, động thái đó chưa đủ sức giúp Pháp đảo ngược tình thế bởi các chính sách thắt lưng buộc bụng chủ yếu mới chỉ là việc siết lại các khoản chi tiêu và tăng thuế chứ chưa đưa ra chiến lược phát triển lâu bền.
Theo một chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Deustch Bank của Đức, để giải quyết thâm hụt ngân sách, Pháp cần tiết kiệm 75 tỉ euro trong vòng 3 năm với điều kiện là GDP tăng 2%. Nếu giả thuyết tốc độ tăng trưởng thấp hơn, tức là nguồn thu từ thuế sẽ giảm, chính phủ phải tìm kiếm thêm 100 tỉ euro để giải quyết thâm hụt ngân sách trong 3 năm liên tiếp, từ 2011-2013. Trong khi đó, Paris mới chỉ dự tính tiết kiệm 14 tỉ euro trong năm 2011 và nâng lên 20 tỉ euro vào năm tới. Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) phụ trách các vấn đề kinh tế Olli Rehn cho rằng: "Tới năm 2013, Pháp sẽ càng cần nhiều biện pháp hơn nữa để điều chỉnh tình trạng thâm hụt quá mức".
Cho đến nay, Pháp chưa thực sự trấn an được giới đầu tư về nỗ lực giải quyết nợ công hay thâm hụt ngân sách nhà nước.
Khó khăn nhưng vẫn phải nêu cao trách nhiệm
Đây là khó khăn “kép” của nước Pháp, bởi nếu lâm vào tình cảnh tương tự như Hy Lạp, nước này sẽ không thể “hành xử” như Hy Lạp. Bởi ngoài vấn đề của mình, Pháp còn gánh trên vai trọng trách “làm gương” cho các nước khác trong quyết tâm bảo vệ các giá trị chung của châu Âu. Tổng thống Pháp N.Sarkozy khẳng định rằng, "đơn độc không phải là giải pháp” và không có lựa chọn giữa mở cửa và đóng cửa, bởi đóng cửa là khai tử nền kinh tế, việc làm và mức sống của người dân. Đây cũng là điều khiến người Pháp âu lo do họ là công dân của một quốc gia có vai trò chủ đạo trong EU. Như vậy, họ sẽ không có nhiều lối rẽ thoát hiểm trong khủng hoảng như một số nước láng giềng có hoàn cảnh tương tự.
Để bảo vệ những lựa chọn kinh tế của mình thời gian qua, cùng với việc khẳng định quan điểm bảo vệ chính sách năng lượng hiện hành, không từ bỏ vị trí độc lập về năng lượng, ông N.Sarkozy cũng nhấn mạnh cần phải đẩy nhanh quá trình cải cách hưu trí, và hướng tăng trưởng của Pháp trong thời gian tới chính là thực hiện "ba cuộc cách mạng": kỹ thuật số, sinh thái học và tri thức. Nhằm bảo đảm với các cử tri bình dân mà Mặt trận Quốc gia cực hữu (FN) đang nhắm tới, Tổng thống Pháp khẳng định không chấp nhận "xóa nhòa các đường biên giới", chỉ cho phép nhập cư ở mức có thể kiểm soát được để không làm ảnh hưởng đến xã hội và các giá trị của nước Pháp.
Nếu nền kinh tế Pháp không đủ sức gượng dậy sẽ là tín hiệu bất lợi đối với Tổng thống N.Sarkozy khi chiến dịch tranh cử tổng thống Pháp đang đến gần. Trong bài phát biểu tại Toulon, ông N. Sarkozy đã ca ngợi giá trị của liên minh Pháp - Đức và kết luận khủng hoảng đã làm bộc lộ các điểm yếu và mâu thuẫn của châu Âu. Vì vậy, liên minh này phải được xem xét, xây dựng lại và "cần có trách nhiệm chính trị cao hơn"./.
Xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn 2020  (20/12/2011)
Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - một cương lĩnh quân sự lịch sử  (20/12/2011)
Xây dựng nông thôn mới: Vấn đề quy hoạch và huy động các nguồn tài chính  (20/12/2011)
Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học, phục vụ thiết thực công tác tham mưu của các ban, cơ quan Đảng Trung ương  (20/12/2011)
Quan điểm của Bộ Tài chính về thù lao chi trả cho các đại lý xăng dầu  (19/12/2011)
Bế mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27  (19/12/2011)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên