Bảo đảm an sinh xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19
Bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội. Trước bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, trong 2 năm 2020 - 2021 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành nhiều quyết sách quan trọng, trong đó có nhiều chính sách chưa có tiền lệ, mang tính đột phá, qua đó kịp thời góp phần bảo đảm an sinh xã hội cho hàng chục triệu người dân, hỗ các doanh nghiệp và người lao động vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết” với phương châm “chống dịch như chống giặc” và trước diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch COVID-19, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, linh hoạt; Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với phương châm “vừa làm vừa rút kinh nghiệm” ban hành nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội” góp phần chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, người lao động, tập trung vào 3 nhóm chính sách: Nhóm chính sách phòng, chống dịch bệnh; nhóm chính sách bảo đảm an sinh xã hội và nhóm chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Đại dịch COVID-19, đặc biệt là đợt bùng phát lần thứ 4 đã ảnh hưởng lớn đến vấn đề lao động, việc làm, an sinh xã hội của người dân. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tính số người bị mất việc làm chiếm khoảng 5% và 32% số người phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh; gần 50% người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ việc luân phiên; khoảng 80% người bị giảm thu nhập. Thu nhập bình quân tháng của lao động quý III năm 2021 là 5,2 triệu đồng, giảm 877 nghìn đồng so với quý II và giảm 603 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Đây là một mức giảm đáng kể, làm suy yếu sức mua của thị trường và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người lao động.
Trong bối cảnh đó, thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, trước hết, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động đề xuất với Đảng, Nhà nước triển khai bài bản, căn cơ các chính sách xã hội, tập trung chăm lo ngày một tốt hơn người có công với cách mạng, đối tượng trợ giúp xã hội, đối tượng yếu thế,… nhất là trong giai đoạn cả nước bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Đó là, tham mưu trình Chính phủ ban hành hai nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020, bảo đảm chăm lo tốt hơn cho người có công cả về vật chất và tinh thần; mở rộng diện bao phủ và nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội, thông qua việc tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, ngày 15-3-2021 về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội từ ngày 01-7-2021 lên 360.000 đồng/tháng, mở rộng cho một số nhóm đối tượng; kịp thời trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 23-6-2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030, với quyết tâm đổi mới, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng, phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo”; tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2021/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2022, với mức điều chỉnh tăng thêm 7,4% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng cho người hưởng lương hưu thấp, người về hưu trước năm 1995 trong bối cảnh ngân sách hết sức khó khăn; mở rộng hợp tác quốc tế về an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, Chính phủ đã ký Hiệp định song phương Việt Nam - Hàn Quốc về bảo hiểm xã hội với Chính phủ Hàn Quốc. Đây là hiệp định đầu tiên cấp Chính phủ về bảo hiểm xã hội mà Việt Nam ký kết với một đối tác nước ngoài, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động của hai quốc gia.
Hai là, trước những tác động của đại dịch COVID-19 đến phát triển kinh tế và tác động đời sống của nhân dân, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ động, quyết liệt và sáng tạo tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều chủ trương, chính sách, trong đó có những chính sách chưa có tiền lệ, như Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện nhiều giải pháp, ban hành nhiều gói hỗ trợ kịp thời hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động vượt qua khó khăn, góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch. Có thể khẳng định, các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhất là Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg về hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động khó khăn do COVID-19 đã được triển khai đúng hướng, thiết thực, đúng đối tượng. Đặc biệt, hai nghị quyết này thực sự là cuộc cách mạng khi thủ tục triển khai rất thông thoáng, giảm 2/3 thủ tục, rút ngắn 2/3 thời gian so với các chính sách đã ban hành trước đó.
Kết quả, chỉ trong thời gian vài tháng, với điều kiện rất khó khăn, trong bối cảnh các địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội, việc thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Nghị quyết số 116/NQ-CP đã đem lại hiệu quả rất thiết thực, dư luận xã hội, người lao động, chủ sử dụng lao động đồng tình cao. Đây là những chính sách rất nhân văn, thể hiện sự chăm lo của Đảng, Nhà nước, hỗ trợ người lao động, chung sức chung lòng cùng người dân vượt qua khó khăn.
Từ chính sách này và sự chung sức đồng lòng của nhân dân cả nước, phần đông người lao động, người dân đã chủ động khắc phục khó khăn vươn lên, phần lớn doanh nghiệp chia sẻ với người lao động, chung tay cùng vượt qua đại dịch. Các chính sách không chỉ hướng tới người lao động, công nhân mà còn rất nhiều đối tượng yếu thế đã được chăm lo, như người già, trẻ em mồ côi, người khuyết tật… Các chính sách được triển khai quyết liệt, nhanh chóng, đơn giản hóa về thủ tục để đến với người dân. Bên cạnh đó, từ Nghị quyết số 68/NQ-CP, nhiều tỉnh, thành phố đã triển khai, sáng tạo nhiều hình thức hỗ trợ người dân với hàng triệu túi an sinh, hỗ trợ lương thực, thực phẩm tới từng hộ dân các khu vực thực hiện giãn cách xã hội, để người dân yên tâm trong những ngày phòng, chống dịch bệnh.
Chỉ tính riêng năm 2021 qua triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP và Nghị quyết số 116/NQ-CP, Trung ương và các địa phương đã dành tổng kinh phí 74.106 tỷ đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ 741.930 lượt người sử dụng lao động (kinh phí 13.033 tỷ đồng); trên 43,78 triệu lượt người lao động và các đối tượng khác với (kinh phí 61.073 tỷ đồng). Trong đó, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP (sửa đổi bởi Nghị quyết số 126/NQ-CP) và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg (sửa đổi bởi Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg), toàn quốc có 378.330 lượt người sử dụng lao động, trên 30,9 triệu lượt người lao động và các đối tượng khác được hỗ trợ với tổng kinh phí là 35.991 tỷ đồng. Thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg, có 363.600 lượt người sử dụng lao động và 12,86 triệu lượt người lao động được hỗ trợ với tổng kinh phí gần 38.115 tỷ đồng từ nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Nguồn lực tuy chưa thật lớn, song đã đáp ứng kịp thời các yêu cầu cấp bách của nhiệm vụ an sinh xã hội, hỗ trợ nền kinh tế, đặc biệt là các trung tâm, các địa bàn tăng trưởng trọng điểm vượt qua giai đoạn khó khăn. Kết quả đạt được là do sự vào cuộc quyết liệt, sự quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị, nhân dân cả nước, cộng đồng doanh nghiệp và lực lượng tuyến đầu chống dịch đã phát huy tinh thần đoàn kết, đồng lòng, chung sức, huy động mọi nguồn lực để đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, chăm lo, ổn định đời sống cho người dân và nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó là sự nỗ lực vượt bậc của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, góp phần để thị trường lao động phục hồi nhanh chóng những tháng cuối năm 2021 và bắt đầu tạo được “sức bật” mạnh mẽ cho thời gian tiếp theo.
Bám sát diễn biến thị trường lao động, ngành lao động, thương binh và xã hội đã dồn lực tập trung tham mưu, cảnh báo và đề xuất thực hiện các biện pháp kịp thời nhằm khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng lao động cục bộ, ổn định thị trường lao động, tích cực, chủ động nghiên cứu, đề xuất với Trung ương, Quốc hội và Chính phủ các biện pháp phục hồi các chính sách an sinh xã hội do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Trong Chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã báo cáo Chính phủ và đề xuất Chương trình với 2 giai đoạn: giai đoạn phục hồi và giai đoạn bứt phá với những cơ chế, chính sách đồng bộ, quyết liệt, đủ mạnh, là một trong những nội dung chính trong Chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tập trung vào 7 nhóm chính sách: hỗ trợ tiền mặt cho một số nhóm lao động nhằm giữ chân người lao động, thu hút lao động quay trở lại và một số đối tượng lao động khác; hỗ trợ hộ kinh doanh, người lao động vay vốn ưu đãi; kết nối cung - cầu lao động; hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại; đầu tư các cơ sở chăm lo đối tượng yếu thế bị tổn thương do dịch; chuyển đổi số trong lĩnh vực lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; phát triển nhà ở xã hội cho công nhân nghèo, lao động nhập cư.
Qua đại dịch COVID-19, chúng ta càng hiểu rõ hơn vai trò quan trọng của hệ thống an sinh xã hội là bảo đảm an toàn cho người dân trong điều kiện biến động về kinh tế - xã hội. Do đó phải chuẩn bị về nguồn lực để bảo đảm một số dịch vụ xã hội cơ bản nhằm tránh rủi ro và tạo cơ hội công bằng cho toàn dân. Năm 2022, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã và đang tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp trọng tâm:
Một là, rà soát hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách bảo đảm an sinh xã hội, tập trung vào ba nội dung: kỹ năng lao động, việc làm thỏa đáng và an sinh xã hội bền vững với hai trụ cột cơ bản là bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; nghiên cứu xây dựng mạng lưới an sinh xã hội theo hướng mở rộng phạm vi, đối tượng trên cả ba khâu: phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro; với quan điểm vừa hỗ trợ, vừa khuyến khích sự vươn lên của đối tượng thụ hưởng, khắc phục sự ỷ lại, phù hợp, tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế.
Hai là, hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động, duy trì lực lượng lao động, nhất là trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm tăng trưởng, tăng cường các biện pháp giữ chân người lao động đang làm việc, không để đứt gãy chuỗi cung ứng nguồn lao động cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; hỗ trợ người lao động được vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm. Đây là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu để phục hồi nền kinh tế trong giai đoạn tới.
Ba là, xây dựng và triển khai đồng bộ, hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 theo hướng toàn diện, đa chiều; bảo đảm nguồn lực, thực hiện đầy đủ các chính sách giảm nghèo bền vững với phương châm “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Bốn là, thực hiện đồng bộ các nội dung cải cách chính sách bảo hiểm xã hội hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp hướng tới chủ động ngăn ngừa, phòng tránh thất nghiệp, bảo đảm việc làm theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; trình Chính phủ sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, mở rộng phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (bao gồm cả bắt buộc và tự nguyện), từng bước bảo đảm an sinh xã hội trước những tiêu cực, rủi ro của thị trường lao động; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính trong giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Năm là, tăng cường hiệu quả các chính sách an sinh xã hội hiện hành, nỗ lực hướng tới hệ thống an sinh đáp ứng với các cú sốc diện rộng: xây dựng kịch bản, phương án bảo đảm an sinh xã hội đối với người dân, hộ người nghèo, người yếu thế trên địa bàn phù hợp với tình hình thực hiện phòng, chống dịch COVID-19. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách an sinh nhằm mở rộng sự tham gia của mọi chủ thể để cung cấp ngày càng nhiều hơn với chất lượng tốt hơn các dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân đề cao trách nhiệm, nâng cao năng lực và tham gia thiết thực vào việc bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội.
Sáu là, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tập trung tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số một cách căn bản, cốt lõi để quản lý các lĩnh vực do ngành phụ trách; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển, tập trung bảo vệ phụ nữ và trẻ em trước nguy cơ bạo hành./.
Quản lý khủng hoảng trong thời đại internet - Nhìn từ công cuộc phòng, chống đại dịch COVID-19  (27/05/2022)
Nâng cao năng lực hấp thu công nghệ của doanh nghiệp trong nước trên cơ sở tăng cường liên kết với khu vực FDI và cơ cấu lại sản xuất theo chuỗi giá trị  (27/05/2022)
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội: Thực trạng, vấn đề và giải pháp  (27/05/2022)
Bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc trong bối cảnh hiện nay  (27/05/2022)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay