Kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới trong phát triển kinh tế di sản và bài học rút ra cho Việt Nam

PGS, TS Nguyễn Thường Lạng
Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân
12:43, ngày 07-12-2024

Tóm tắt

Kinh tế di sản là loại hình kinh tế gắn với việc thực hiện giá trị các loại di sản thông qua giao dịch thị trường. Việt Nam có nhiều loại di sản, nhất là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, việc phát triển kinh tế di sản góp phần khai thác tiềm năng di sản đa dạng và quy mô lớn nhằm không để lãng phí di sản vừa phát huy khả năng sáng tạo giá trị. Thực tế các loại di sản của Việt Nam được khai thác ở mức độ nhất định, tạo nguồn thu, tăng việc làm, cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, tiềm năng khai thác kinh tế do sản còn khá đáng kể. Để phát triển kinh tế di sản, cần có các giải pháp như nâng cao nhận thức về kinh tế di sản, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế di sản, khuyến khích và tạo điều kiện để các tác nhân tham gia chủ đông, tích cực kinh tế di sản.

Giới thiệu

Di sản là tài nguyên, nguồn lực và loại tài sản vật thể và phi vật thể có giá trị được phân loại, xếp hạng và khai thác. Nền kinh tế thị trường vận hành toàn diện và ngày càng hoàn thiện đòi hỏi phải chuyển hóa các loại di sản thành hàng hóa để tối đa hóa giá trị của đối tượng Đây là cách thức phát huy vị trí, vai trò và bản chất của di sản trong nền kinh tế thị trường, phù hợp với quy luật tối đa hóa giá trị tài sản gắn với phát huy và lan tỏa ở phạm vi rộng nhất giá trị di sản.

Việt Nam có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Đây là nguồn lực phát triển vừa mang bản sắc văn hóa đặc sắc quốc gia, vừa góp phần tăng thêm giá trị và sự thịnh vượng cho đất nước, địa phương. Các nguồn lực này cần được nhận dạng, đánh giá, khai thác hiệu quả để phát huy các loại lợi ích có thể trong điều kiện hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Các quốc gia trên thế giới có nhiều kinh nghiệm quan trọng và thực tiễn tốt trong phát triển kinh tế di sản như Ai Cập, Thái Lan, Trung Quốc và các nước châu Âu bằng nhiều hình thức thậm chí xây dựng mô hình kinh doanh di sản theo hướng bền vững để thu lợi ích. Các di sản văn hóa được coi là trung tâm thu hút nguồn lực để sáng tạo giá trị và đòi hỏi tư duy thương mại để khai thác lợi thế di sản tạo lợi ích thương mại. Những kinh nghiệm này có giá trị với Việt Nam và cần được nghiên cứu, tổng kết để áp dụng vào Việt Nam nhằm phát huy kip thơi vai trò đặc biệt quan trong của tài nguyên di sản..

Để giải uyết vấn đề đăt ra, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh với dữ liệu được thu thập từ Tổng cục thống kế của các quốc gia, các quy định chính sách, luật pháp, các nghiên cứu chuyên sâu và quan sát của tác giả.  

Quan niệm và vai trò kinh tế di sản

Quan niệm

Di sản là khái niệm có tính khái quat cao có thể được quan niệm theo các cách khác nhau. Việc hiểu đúng bản chất của di sản là cần thiết để bảo tồn, gìn giữ và phát huy đồng thời để chuyển hóa di sản thành tài sản, tài nguyên và nguồn lực phát triển để đạt đồng thời 2 mục tiêu bảo tồn và lan tỏa giá trị văn hóa, thiên nhiên cùng với sáng tạo giá trị kinh tế đúng với kỳ vọng. Những giá trị kinh tế được di sản mang lại được tái đầu tư vào bảo tồn và lan tỏa rộng hơn giá trị văn hóa và phát triển cộng đồng, tạo phúc lợi xã hội lớn hơn.

Hội đồng di sản thế giới định nghĩa di sản của chúng ta là những gì chúng ta được thừa hưởng từ quá khứ, để trân trọng và tận hưởng trong hiện tại, đồng thời để bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ tương lai (Hội đồng di sản).

Theo Từ điển Cambridge, di sản là lịch sử, truyền thống, tập quán, v.v. của một quốc gia, xã hội hoặc công ty cụ thể tồn tại từ quá khứ và tiếp tục quan trọng.

Theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam (Điều 1), di sản văn hoá quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo Công ước di sản thế giới của Tổ chức Văn hóa, Giáo dục, Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO), di sản bao gồm di sản văn hóa và di sản thiên nhiên. Di sản văn hóa (Điều 1) bao gồm: 

- Tượng đài: công trình kiến ​​trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa hoành tráng, các yếu tố hoặc cấu trúc có tính chất khảo cổ, chữ khắc, nơi ở trong hang động và sự kết hợp các đặc điểm có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm về lịch sử, nghệ thuật hoặc khoa học;

- Nhóm tòa nhà: nhóm các tòa nhà riêng biệt hoặc được kết nối với nhau, do kiến trúc, tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, đều thuộc về giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hoặc khoa học;

- Địa danh: công trình của con người hoặc công trình kết hợp giữa thiên nhiên và con người, và các khu vực bao gồm các di tích khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét về mặt lịch sử, quan điểm thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân học.

Di sản thiên nhiên (Điều 2) bao gồm: thực thể tự nhiên như các thực thể vật lý và sinh học hoặc các nhóm tương tự; những kiến ​​tạo có giá trị nổi bật toàn cầu về thẩm mỹ hoặc khoa học; sự hình thành địa chất và địa lý và các khu vực được phân định chính xác tạo thành môi trường sống của các loài động vật và thực vật quý hiếm đang bị đe dọa giá trị phổ quát theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn; các địa điểm tự nhiên hoặc khu vực tự nhiên được khoanh định chính xác có giá trị nổi bật toàn cầu từ quan điểm khoa học, bảo tồn hoặc vẻ đẹp tự nhiên.

Theo cách hiểu thông thường, di sản là những giá trị vật chất, giá trị tinh thần, giá trị tự nhiên và tài sản mà thế hệ trước đã tích lũy, gìn giữ và để lại cho thế hệ sauDi sản được phân loại thành di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, di sản thiên nhiên và di sản thừa kế. Bài nghiên cứu này sẽ nghiên cứu kinh tế di sản văn hóa và di sản thiên nhiên, không đề cập đến di sản hay tài sản thừa kế theo Bộ Luật Dân sự.

Kinh tế là tổng thể các hoạt động sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng nhằm sáng tạo giá trị, phát huy các nguồn lực phát triển, mạng lại phúc lợi dân cư và sự thịnh vượng quốc gia (Đại học Kinh tế quốc dân, năm 1985). Kinh tế di sản là tổng thể các hoạt động phát huy giá trị kinh tế của di sản dựa trên cơ sở coi di sản là hàng hóa hoặc mang bản chất hàng hóa để thực hiện giá trị thông qua quan hệ cung- cầu. Mặc dù cách tiếp cận kinh tế hầu như chưa được đề cập đầy đủ và toàn diện trong công ước quốc tế, đạo luật quốc gia về di sản nhưng khi có sự hiện hữu của sở hữu di sản được khẳng định rõ ràng như di sản thế giới thuộc sở hữu nhân loại, di sản quốc gia thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân (Điều 5, Luật di sản văn hóa Việt Nam) thi tiền đề để thương mại hóa di sản nhằm tiến đến kinh tế di sản được bộc lộ.

Dưới góc độ kinh tế, khi xác định được chủ sở hữu và bản chất của quan hệ sở hữu, quá trình trao đổi sẽ diễn ra nếu có đủ các yếu tố cung và cầu cũng như sự cho phép của thể chế để sự trao đổi diễn ra. Do đó, khả năng xuất hiện các cơ hội để phát triển kinh tế di sản rất lớn khi có sự chuyển dịch sở hữu giữa các chủ thể và đổi lại, xuất hiện lượng giá trị mới hình thành trên cơ sở cung- cầu. Di sản, theo đó, trở thành hàng hóa hoặc những yếu tố mang bản chất hàng hóa và thị trường giao dịch di sản xuất hiện để sự tuần toàn kinh tế diễn ra đúng với quy luật kinh tế.

Thực tế các hình thúc giao dịch tạo giá trị của di sản đã tồn tại gắn với nền thương mại di sản xuất hiện khá lâu đời trong lịch sử thương mại thế giới hàng ngàn năm trước công nguyên như phát triển du lịch để khai thác lợi ích kinh tế từ việc bán vé tham quan danh lam thắng cảnh và phát triển các dịch vụ du lịch chuyên nghiệp như lưu trú, nghiên cứu, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu, hoặc tổ chức các phiên đấu giá các tài sản văn hóa như đồ cổ, (tranh, tương, cổ vật…). Dần đần, các giá trị kinh tế từ việc khai thác các di sản được coi trọng phát huy và lượng giá trị thu được ngày càng lớn.

Kinh tế còn được hiểu là quá trình tuần hoàn kinh tế dựa trên cung - cầu với các tác nhân như chính phủ, thị trường, doanh nghiệp, hộ gia đình với các thị trường hàng hóa. Dịch vụ, đất sđai, vốn, khoa học - công nghệ (Mankiw, 1997). Các thành tố cấu thành kinh tế di sản bao gồm:

- Di sản văn hóa và di sản thiên nhiên được đánh giá, xếp hạng và sẵn sàng tham gia vào các giao dịch thương mại klhi được sự cho phép của quy định pháp luật để bảo đảm tính hợp pháp của giao dịch. Điều này nhằm trính tình trạng giao dịch bất hợp pháp. Chẳng hạn, pháp luật Việt Nam quy định các loại cổ vật không được phép mang ra nước ngoài (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2012).

- Cung- cầu về giá trị di sản và việc xác định giá cả di sản để tính toán doanh thu, lợi nhuận và hạch toán tài khoản quốc gia. Chủ sở hữu di sản có di sản có giá trị và muốn cung ứng cho chủ thể có nhu cầu và chủ thể có nhu cầu mong muốn sở hữu giá trị được cung ứng từ chủ sở hữu. Đó cùng là cơ sở hình thành giá trị của di sản.

- Sự cho phép và tạo điều kiện của thể chế. Đây là điều kiện về pháp luật để giao dịch thực hiện hợp pháp và giá trị thu được từ giao dịch hợp pháp, được sự bảo hộ của pháp luật. Các quy định về giáo kết hợp đồng và cơ quan giải quyết tranh chấp từ giao dịch để bảo đảm tính công bằng của giao dịch.

- Mô hình tổ chức kinh tế di sản và sự vân hành. Đây là phương thức tổ chức bộ máy và cơ chế thực hiện giá trị như các sàn giao dịch đấu giá, phát triển dịch vụ du lịch, phát triển giao dịch hợp pháp thông qua các nền tảng trực tuyến, tính toán lợi ích- chi phí để tăng hiệu quả. Nguồn thông tin minh bạch, rõ ràng, dễ tiếp cận và thuận tiện cho các giao dịch thị trường để tạo lòng tin cho tất cả các đối tượng hữu quan trong kinh tế di sản.

Vai trò kinh tế di sản

Kinh tế di sản đóng vai trò quan trọng đối với sự bảo tồn và phát huy giá trị của di sản và tạo ra các giá trị kinh tế to lớn. Điều này phản ánh mối quan hệ giữa giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Đối với việc bao tồn và phát huy các giá trị của di sản, kinh tế di sản là cách thức tự do hóa cách tiếp cận di sản nghĩa là các đối tượng chỉ cần đóng phí thông qua mua vé tham quan hoặc mua sự cho phép tham gia thụ hưởng các giá trị của di sản như hình ảnh, thông tin, giá trị lịch sử, vị trí, vai trì di sản. Thông qua kinh tế di sản, giá trị di sản được quảng bá đến với đối tương tiếp nhận. Đó là cách thức làm tăng thêm các giá trị hay phát triển thương hiệu di sản.

Đối với việc tạo ra các giá trị kinh tế, phát triển kinh tế di sản tạo nguồn lực tài chính để đầu tư bảo tồn, gìn giữ, trùng tu và lan tỏa các giá trị của di sản ở mức cao nhất. Thực chất đây là việc trả giá dịch vụ để nhận được nguồn cung từ di sản thông qua đầu mối là chủ chủ sở hữu hay đầu mối quản lý. Hơn nữa, phát triển kinh tế di sản là cách thức để giá trị di sản vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia. Giá trị thương hiệu của di sản sẽ được cải thiện đáng kể. Đây là cách thức để gia tăng hình ảnh và thương hiệu quốc gia, cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa và giá trị quốc gia.

Đối với các chủ thể là người lao động, nhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội, kinh tế di sản tạo việc làm cho người dân ít nhất ở vùng có di sản và người dân di cư từ nới khác đến. Các công việc như phục vụ đưa đón khách, giới thiệu, thuyết minh về di sản, bán  đồ lưu niệm, tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ địa phương, phát triển các dịch vụ lưu trú, nghỉ ngơi, giải trí, ăn uống, vui chơi. Đố là nguồn cung cấp việc làm, giảm thất nghiệp và cải thiện thu nhập. Doanh nghiệp có thêm việc làm, tăng doanh thu, Nhà nước tăng nguồn thu do thu phí hoặc thu thuế tự doanh nghiệp, phúc lợi xã hội sẽ được cải thiện khi kinh tế di sản phát triển Mặc dừ chưa có những đánh giá, tính toán cụ thể những nhìn chung, phát triển kinh tế di sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động, tạo thêm công việc và nghề nghiệp mới, thúc đẩy tăng trưởng địa phương và quốc giá. 

Cơ sở lý thuyết kinh tế di sản

Lý thuyết nhu cầu của Maslow (PACE) chỉ ra nhu cầu con người có nhu cầu cơ bản (ăn mặc, ở), nhu cầu an toàn gồm an toàn tính mạng, tài sản, thu nhập, nhu cầu quan hệ gắn với giao tiếp, tham gia nhóm và kết nối cộng đồng, được chia sẻ, những tâm tư, tình cảm, nhu cầu được tôn trọng thể hiện ở mong muốn được tôn trọng về nhân cách, uy tín, nghề nghiệp, thành công, chức danh, nhu cầu tự thể hiện thể hiện ở nhu cầu tư bộ lộ tài năng, ý kiến, quan điểm, khám phá và sự sáng tạo. Ngoài ra, còn có nhiều loại nhu cầu khác và nhu cầu con người thường xuyên thay đổi và nhu cầu ngày càng được nâng cao. Nhu cầu được thụ hưởng các giá trị di sản tạo nên tổng cầu để thúc đây động lực phát triển kinh tế di sản. Nhu cầu về hiểu biết, nghiên cứu, tìm tòi thường gắn với năng lực đáp ứng nhu cầu này hay mức thu nhập và ngân sách. Do đó, giới hạn nhu cầu được xác định và khi thu nhập tăng lên, nhu cầu khám phá, tìm hiểu di sản càng được coi trọng.   

Lý thuyết Hecskcher - Ohlin (Krugman, 2016), là sự giải thích hiệu quả về cơ chế xuất hiện lợi thế so sánh có nguồn gốn từ lợi thế tuyệt đối của A Smith (1776) để hình thành nguồn cung hàng hóa để tham gia giao dịch quốc tế và cũng có thể áp dụng cho các doanh nghiệp trong nước. Lý thuyết này chỉ ra một quốc gia dồi dào về vốn và có giá vốn ré hơn tương đối so với giá tương đối này ở quốc gia khác sẽ thực hiện xuất khẩu hàng hóa sử dụng nhiều vốn vầ nhập khẩu hàng hóa sử dụng nhiều lao động và ngược lại. Nếu thực hiện theo đúng lý thuyết này, các bên sẽ cùng có lợi theo đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Lý thuyết này có thể suy rộng ra là một quốc gia giàu di sản có thể xuất khẩu hoặc tham gia cung ứng hàng hóa di sản, Nếu di sản là yếu tố sản xuất như vốn và lao động hay nói rộng ra là nguồn lực thì cần được phát huy. Nếu di sản là tài nguyên thì cần được khai thác triệt để. Nếu di sản là tài sản thì cần thúc đẩy khả năng sinh lợi. Thực tế cho thấy các quốc gia giàu di sản như các nước chấu Âu (Pháp, Đức, Áo, Hung-ga-ri), Trung Đông (Ai cập, Rả rập) hay châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc, các nước ASEAN) nghĩa là các quốc gia là trung tâm của nền văn hóa nhân loại và được mệnh danh là “cái nôi” của loài người, hoặc nơi có các truyền thuyết thần bí, yếu tố tâm linh, tiwn ngưỡng, ngày phật đản, ngày lế thánh, hay ngày Thánh Ramadan thường là nơi có kinh tế di sản phát triển thông qua du lịch (danh lam thắng cảnh, mua sắm và vưi chơi, giải trí).

Trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu và để tăng cường thu hút khách hàng hiệu quả, các quốc gia đã coi trọng cải thiện năng lực cạnh tranh (Porter, 2008) trong cung ứng di sản. Các mô hình cạnh tranh được áp dụng để di sản được cung ứng đến người có nhu cầu. Việc cạnh tranh này ngày càng có tính chuyên nghiệp bao gồm coi trong nâng cao nhất chất  lượng di sản, giảm sâu chi phí di chuyển, lưu trú, các gói kịch cầu liên tục thậm chí du lịch không đồng, tăng cường quảng bá di sản và phát triển các ứng dụng phát triển kinh tế di sản thông qua du lịch trực tuyến, ứng dụng công nghệ ảo tăng cường. Mô hình du lịch gắn với trải nhiệm nông nghiệp, khôi phục lại các di sản nhông nghiệp được phát triển góp phần phát triển nền nông nghiệp đa giá trị và giá trị tối đa.

Bên cạnh đó, còn có các lý thuyết khác phục vụ cho việc phát triển kinh tế di sản như lý thuyết về đầu tư, di chuyển lao động, lý thuyết cất cánh. Các lý thuyết về tối đa hóa lợi nhuận, cung- cầu và quy luật giá trị cũng được áp dụng vào kinh tế di sản. Các khuôn khổ về phát triển bền vững dựa trên chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phi tập trung hóa và đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh được phát triển để phù hợp với xu hướng phát triển bền vững.  

Kinh nghiệm phát triển kinh tế di sản một số nước

Trung Quốc

Mô hình lợi thế quy mô kinh tế di sản được Trung Quốc áp dụng. Với lợi thế là quốc gia có rất nhiều di sản độc đáo, đặc sắc, Trung Quốc là quốc gia có nhiều do sản và có di sản là kỳ quan thế giới như Vạn Lý Trường Thành. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã tổ chức các tuyến du lịch từ bên ngoài lãnh thổ và quảng bá rất nhiều các loại di sản gắn với lịch sử, truyền thuyết, huyền thoại và các thực thể lịch sử, địa danh truyền thống, cổ xưa và văn hóa ẩm thực, kiến trúc, trạng phục, âm nhạc, và các do sản thiện nhiên độc đáo được nhìn nhận và khai thác hiệu quả.

Với khối di sản khổng lồ qua nhiều triều đại phong kiến hàng ngàn năm, di sản của Trung Quốc được tích lũy với quy mô đáng kể và được thương mại hóa cao độ. Việc kết hợp giữa phát huy giá trị của di sản với ngành du lịch, ngành vận tải, nền sản xuất hàng hóa cũng ứng cho điểm di sản cũng như phát huy khá hiệu quả các nền tảng trực tuyến được coi trọng.

Một trong những điều kiện quan trọng của kinh tế di sản Trung Quốc là tư duy thương mại hóa, tư duy đầu tư và định hướng thu lợi ích thương mại tư di sản. Theo đó, Trung Quốc đã thực hiện các giải pháp quan trọng sau đây:

- Đánh giá và lượng hóa triệt để giá trị thị trường của di sản theo hướng gia triwj được tích lũy theo thời gian. Di sản càng có khoảng thời gian hình thành lâu năm, hàng trăm hàng ngàn năm càng tăng giá trị lịch sử và giá trị quá jhuws của di sản để đánh giá khả năng tạo lợi ích.

- Đầu tư của nhà nước về vào phát triển hạ tầng kinh tế di sản như việc kết nối thuận tiện nhất giữa các trung tâm thương mại lớn với di sản với tốc độ cao nhất, điều kiện di chuyển thuận lợi nhất, chất lượng dịch vụ cao nhất và giá cả cạnh tranh nhất. Việc làm này góp phần tăng tính hứng khởi và mong muốn khám phá di sản của đối tương muốn thụ huảng giá trị di sản. Thực chất đây là khoản trợ cấp gián tiếp để doanh nghiệp, hộ dân cư, các nhân có thể tham gia vào kinh tế di sản phù hợp. Khuôn khổ pháp lý về kinh tế di sản được phát triển và điều chỉnh gắn với điều kiện phát triển mới, tầm nhìn mới về kinh tế di sản. Trên cơ sở hạ tầng cơ sở hiện đại kết nối giữa các di sản để không bỏ sót nhu cầu khách hàng, các loại dịch vụ mua sắm, thương mại, vui choi giải trí, kết nối giao thương, nghỉ dưỡng, nghiên cứu di sản, các hoạt động hột thảo khoa học, tọa đàm di sản, thi sáng tác các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc về di sản. Các hoạt động tổ chức các sự kiện quan trọng trong nước và quốc tế cần được tổ chức gắn với di sản để tạo ảnh hưởng lan toản danh tiếng di sản.

- Khuyến khích các doanh nghiệp và các chủ thể có đủ điều kiện tham gia phù hợp vào kinh tế di sản trước hết thông qua chuỗi du lịch di sản, phát triển các khách sạn phù hợp, nghiên cứu về di sản, đầu tư phát triển di sản và cơ chế phân bổ lợi nhuận giữa các chủ thể liên quan. Đặc biệt, các doanh nghiệp kinh doanh di sản đác kết nối chặt chẽ với đại lý du lịch trong nước và nước ngoài, công ty lữ hành, các địa điệm khám chữa bệnh hoặc các địa danh vưi chơi, tham quan, giải trí độc đáo, hấp dân. Để du khách hoặc khách hàng di sản đến với các khu di sản thời gian dài, cần có điều kiện cơ sở vật chất phục vụ chu đáo, chuyên nghiệp, an toàn, giá cả cạnh tranh và phù hợp với nhu cầu khá cnhau từ các nền văn hóa khác nhau.

- Mô hình hợp tác giữa trung tâm, địa điểm, địa danh di sản với các ngành liên quan như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ thành chuỗi kinh tế di sản, chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng trên nền tảng thu lợi ích thương mại phù hợp được xây dựng để loại bỏ cạnh tranh thiếu lãnh mạnh và tuân thủ nguyến tắc lợi ích thương mại tối đa, tuân thủ nguyên tắc phát triển bền vững và sự công bằng trong phân phối. Do đó, mô hình phân phối lợi ích này được hình thành ổn định, lâu dài và cùng phát triển, hài hóa lợi ích, coi trọng phát triển kinh tế chia sẻ phù hợp để lợi ích không quá tập trung vào 1 chủ thể mà giảm lợi ích của chủ thể khác.

- Phát huy mạng lưới Hoa kiều để phát triển kinh tế di sản. Đội ngũ Hoa kiều ở nước ngoài khoảng 250 triệu người là nguồn cung ứng lwuowngj khách nghioeen cứu, tìm hiểu di sản và cũng là nguồn khách hàng hàng năm phục vụ phát triển kinh tế di sản. Mỗi Hoa kiều là một đại sứ của Trung Quốc về di sản và sẵn sàng giới thiệu chu đáo và sâu sắc về di sản với khách hàng các nước với thái độ thân thiện.    

- Kết hợp giữa sự phát triển các di sản với việc quảng bá những thành công của tiến bộ công nghệ, thành công kinh tế và sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc như tàu cao tốc, những cây cầu hiện đại nhất và dài nhất thế giới, những công trình kiến trúc độc đáo, hiện đại và sự phát triển công nghệ số mang tính giá tốc. Chính sự kết hợp giữa tiến bộ đáng kinh ngạc trong phát triển kinh tế với kinh tế di sản càng tăng tính bổ sung giữa kinh tế di sản với kinh tế của nền kinh tế hiện đại của Trung Quốc. Điều này càng tăng sức hấp dẫn của kinh tế di sản từ góc nhiofn hiện đại.

Thái Lan

Mô hình kinh tế di sản của Thái Lan kết hợp di sản với dịch vụ bổ sung trên nguyên tắc 3S (Sightseeings, Shopping và Sexual Entertaiment). Theo cách tiếp cận này, việc tham quan, nghiên cứu, khám phá di sản là điều kiện cần để có kinh tế di sản. Việc coi trọng khai thác các lợi ích kinh tế bổ sung được coi trọng nhiều hơn. Khoản thu từ kinh tế di sản vừa đén từ các dịch vụ được du khách tham quan như mua sắm, vui chơi, ẩm thực, giải trí. Do đó, đầu tư vào tạo nguồn hàng phóng phú, đa dạng, chất lượng tốt, thủ tục xuất- nhập cảnh thuận lợi, thân thiện, di chuyển thuận lợi trở thành ưu tiên cao nhất và có các chương trình kích cầu du lịch đến với di sản độc đáo, khác biệt và các ngày hội mua sắm.

Việc khai thác và kết nối các loại di sản là cần thiết. Quan điểm coi di sản là tài sản thâm chí là loại bất động sản đặc biệt tạo nguồn thu nhập thụ động, theo quan điểm tác giả, được Thái Lan khai thác. Vụ tranh chấp đền Preah Vihear giữa Thái Lan và Cambodia đã dân đến đúng độ lực lượng quân dội 2 quốc gia cho thấy mối quan tâm cao đến di sản vừa có vấn đề về an ninh, vừa có vấn đề về pháp lý và vấn đề kinh tế. Lợi ích thu được từ kinh doanh và thương mại hóa di sản trong dài hạn rất lớn.

Thái Lan có chiến lược nâng cao vị thế quốc gia để trở thành trung tâm cung ứng các dịch vụ hội nghị, hội thảo cao cấp của thế giới. Đây là cách thức để các di sản văn hóa đất nước đến với khách hàng. Đồng thời, Thái Lan kết nối với các nước để khai thác di sản của các nước khác những sẽ bán các dịch vụ bổ sung tại Thái Lan. Đây là phương thức đổi mới mô hình kinh doanh trong tầm nhìn kết nốiquốc tế để di sản nước này mang lại một phấn lợi ích cho nước khác.

Kinh tế di sản của Thái Lan khắc phục được tính mua vụ của du lịch, phát huy gia trị của di sản trong mọi loại thời tiết trong năm và hướng tới những mô hình kinh tế di sản phi di sản nghĩa là di sản chỉ là yếu tố tạo hành động và suy nghĩ ban đầu, tiếp theo là các hành động mua hàng hóa và sử dụng các loại dịch vụ bổ sung hấp dẫn, hài lòng và đa dạng. Việc mở cửa rộng rãi và tính thân thiện, chuyên nghiệp theo quan điểm thương mại cùng với nền sản xuất có tính đặc thu cao như saruw nông sản phẩm chất lượng cao (gạo, sầu riêng, xoài…) và sản phẩm tiêu dùng đa dạng càng tăng thêm tính hấp dân của kinh tế di sản.

Thái Lan coi trọng khai thá các di sản độc đáo, khác lạ để hấp dân du khách như phát huy dân tộc cổ dài Karen. Người Karen là một nhóm dân tộc thiểu số đã lịch sử sống trong các ngọn đồi ở phía Myanma, sát  Thái Lan. Họ nổi tiếng với việc phụ nữ Karen đeo những chiếc vòng đồng nặng trên cổ, cánh tay và chân. Nhiều trẻ em Karen từ nhỏ ddaxddeo chiến vòng rất năng và đến độ tuổi 60, họ đã có 1 cái cổ khà dài, tạo ra di sản độc đáo thu hút du khách và vé vào xem người dân tộc này là 1000 Baht (khoảng 735 ngàn đồng Việt Nam) và thời gian tham quan trong vòng 1 tiếng. Cách khái thác di sản độc đáo này cũng góp.

Nếu xét về di sản văn hóa và di sản thiện nhiên, Thái Lan chưa thể bằng Việt Nam như hàng năm, số du khách quốc tế đến Thái Lan du lịch trong đso có du lịch khám phá di sản lên tới con số khoảng 40 triệu lượt copfn Việt Nam đang cố gắng bằng 50% cón số này của Thái Lan. Đó là chưa kể đến mức chi tiếu của du khách quốc tế đến  Thái Lan cao hơn Việt Nam từ 1,5- 2 lần. Có thể thấy Thái Lan đãn phát triển kinh tế di sản đúng hướng.      

Ai Cập

Mô hình kinh tế di sản của Ai Cập gắn với Kim tự tháp là loại di sản “độc nhất vô nhị” hay mô hình kinh tế di sản mang tính độc đáo rất cao,. độc quyền kỳ quan thế giới. Dựa vào tiếng vang toàn thế giới về di sản, việc tổ chức các hoạt động kinh tế, kinh doanh và thương mại gắn với các dịch vụ bổ sung như cuỗi la chụp ảnh với vé một lẫn chụp ảnh khoảng 15 đô la Mỹ (tương đường 350 ngàn đông Việt Nam), chưa kể vé vào xem Kim tự tháp.

Nguồn thu từ cung ứng dịch vụ du lịch di sản văn hóa Kim tự tháp tạo nguồn thu đáng kể. Ai Cập có 2.160 địa điểm khảo cổ; 43 bảo tàng cổ vật; 479 trung tâm hoạt động lặn và du lịch biển; 1.199 cơ sở khách sạn; 1.325 nhà hàng và quán cà phê du lịch; 2.259 công ty du lịch lữ hành. Tất cả những khu du lịch gắn với di sản này có thể tạo nguồn thu khoảng 13-15 tỷ đô la Mỹ/năm.

Gắn với di sản và kỳ quan này là hàng loạt các dịch vụ lưu trú, ăn uống, nghi ngơi, khám phá về lịch sử, nghiên cứu khoa học và các hành trình kết nối nhiều loại di sản trong một quần thể. Di sản này còn là địa danh để có bộ pham nổi tiếng thế giới “ Xác ượp Ai- Cập” lan tỏa toàn thế giới. Di sản văn hóa, như vậy là nền tảng  để phát triển công nghiệp điện ảnh và công nghiệp văn hóa.Các ngành vận tải phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu, khám phá các di sản văn hóa, di sản thiện nhiên thúc đẩy sự phát triển các ngành vận tải hành khách quốc tế.  Quan điểm khai thác di sản văn hóa và di sản thiện nhiên ở quy mô công nghiệp được áp dụng trên nguyên tắc đầu tư phát triển, bảo tồm giá trị, lan tỏa ảnh hưởng phải gắn với tiêu chuẩn bền vững.  

Thực trạng phát triển kinh tế di sản của Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh

 Phần tăng cầu về di sản, thúc đẩy kinh tế di sản đa dang.

Việt Nam có 9 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới gồm Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Khu di tích Mỹ Sơn, Đô thị cổ Hội An, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, Quần thể danh thắng Tràng An, Quần thể Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng),

Bên cạnh đó, Việt Nam có 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận gồm Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, Hát Xoan,  Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Nghi lễ và trò chơi kéo co, Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ, Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái, Nghệ thuật Xòe Thái, Nghệ thuật làm gốm của người Chăm.

Đồng thời, Việt Nam có nhiều di sản văn hóa và thiện nhiên cấp quốc gia, cấp địa phương và hàng năm có 8000 lễ hội. Hơn nữa, Việt Nam có nhiều trò chơi dân gian đa dạng mang bản sắc địa phương, vùng miền và theo phong tục, tập quán, bẳn sắc văn hóa vùng, miền.

Có thể nói, đây là nguồn cung do sản văn hóa và thiên nhiên đặc biệt quan trọng để tạo cầu trong kinh tế di sản của đất nước và địa phương. Điểm đặc biệt là di sản là môt trong những hoạt động đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, liên vùng và quốc gia, kể cả khu vực và quốc tế.

Trong dài hạn, tiềm năng phát triển kinh tế di sản của Việt Nam rất lớn. Đây là loại hình kinh tế cần được khai thác hiệu quả và đồng bộ dựa trên tư duy phát triển kinh tế di sản phù hợp.Vấn đề là cần hiểu rõ bản chất và cơ chế vận hành kinh tế di sản để có phương thức phát triển phù hợp.

Kinh tế di sản của Việt Nam

Việt Nam đã hình thành tư duy phát triển kinh tế di sản theo cơ chế thị trường khi chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các yếu tố quan trong của phát triển kinh tế di sản của Việt Nam thông qua, đầu tư của nhà nước, địa phương, doanh nghiệp và xã hội hóa vào các khu di sản văn hóa, thiên nhiên quan trọng như đầu tư vào khu du lịch Tràng An, Tam Chúc, Bái Đính và các khu du lịch Bà Nà, Suối Tiên… Đồng thời, việc đầu tư vào việc xây dựng hồ sơ để trình lên UNESCO công nhân di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được quyết liệt thực hiện. Đây là cách thức lan tỏa giá trị của di sản thông qua sự công nhận quốc tế.

Các hoạt đông công nhận di sản văn hóa và di sản thiện nhiên cấp quốc gia và cấp địa phương cũng được coi trọng. Các loại lễ hội truyền thống được khôi phục như lễ hội Đền Hùng, lễ hội Thánh Gióng, Lê hội tịch điền, phát ấn đền Trần… được phát triển vào các dịp thích hợp. Tất cả các lễ hội này đều gắn với các loại di sản quốc gia và địa phương. Hoạt động bán vé vào tham quan di sản được thực hiện. Gắn với các hoạt động này là dịch vụ vận tải, lưu trú, ăn uống, nghỉ ngơi , vui chơi, giải trí và đều tăng nguồn thu cho các đối tượng hữu quan nơi có di sản.

Các hoạt động mang bản chất cung ứng dịch vụ và có tính chất thương mại được coi trọng. Xu hướng này ngày càng tăng và tính chuyên nghiệp ngày càng cao. Các co quan quản lý nhà nước nhất là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự vân hành kinh tế này cùng với sự hỗ trợ của các địa phương, các doanh nghiệp và xu hướng xã hội.

Nhìn tổng thể, tiềm năng phát triển kinh tế di sản của Việt Nam rất lớn nhưng mức độ khai thác chưa tương xứng. Điều này có nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Về khách quan, trình độ tiêu dùng hay hưởng thụ các giá trị của di sản văn hóa của người tiêu dùng Việt Nam chưa cao. Mức thu nhập giành cho tiêu dùng các giá trị di sản văn hóa chưa cao. Trinh độ phát triển kinh tế di sản chưa chuyên nghiệp do cơ chế thị trường trong di sản văn hóa còn chưa phát triển như mowng đợi. Về chủ quan, quan niệm di sản văn hóa là tài sản, tài nguyên, nguồn lực hay vốn phát triển chưa thật rõ ràng. Cơ chế chính sách vầ nặng về bảo tồn, giũ gìn hơn là phát huy, khai thác với tư duy thương mại hóa hợp lý. Mô hình kinh doanh di sản và công nghiệp di sản chưa được phát triển phù hợp. Công tác quảng bá còn hạn chế và cơ chyế phân chia lợi ích giữa các đối tượng hữu quan như du lịch, bảo tàng, khu quản lý di sản, vận tải, công ty du lịch chưa thật thỏa đáng, sự phối hợp còn thiếu hiệu quả và lâu dài.

Các giải pháp cần chú ý từ cấp chính sách và quản lý gồm đổi mới tư duy phát triển kinh tế di sản. Đây là một lĩnh vực mang bản chất thương mại cần được phát triển theo những nguyên tắc thị trường. Cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông thuận lợi, hiện đại, thân thiện, kết nối trung tâm thương mại, đô thị với các địa phương có di sản. Cần có giải pháp tạo các sự kiện để làm nổi bất giá trị của di sản nhằm chuyển dịch chi tiêu khách hàng từ nước ngoài vào trong nước kết hợp với dòng khách hàng đến từ nước ngoài. Cần có chiến lược phát triển kinh tế di sản phù hợp vafd cần có chương trình quốc gia về quảng bá di sản vì mục đích thương mại.

Cơ chế, chính sách cần được hoàn thiện theo hướng thông thoáng, tạo thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển. cần khuyến khích các địa phương có di sản có quy chế đặc thù để phát triển kinh tế di sản sáng tạo, đa dạng, thân thiện, bền vững, coi phát triển kinh tế di sản là động lực phát triển mới. Coi trọng việc kéo dài thời gian lưu trú, miễn thị thực nhập cảnh cho một số quốc gia đối tác chiến lược toàn diện để tăng dòng du khách đến với di sản Việt Nam. Phát huy nền tảng trực tuyến trong quản lý khách quốc tế và khách trong nước đến thụ hưởng các giá trị di sản.

Đổi với doanh nghiệp, cần đổi mới mô hình kinh doanh, tăng tính lianh hoạt, sáng tạo, tăng kết nối trong nước và quốc tế để hình thành chuỗi giá trị  kinh tế di sản, tiết kiệm chi phí và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ để thu hút nhiêu du khách, có phương án khắc phục tính mùa vụ, tăng cường quảng bá để thu hút khách hàng và có phương phúc phát huy giá trị di sản dưới góc độ kết hợp với các dịch vụ khác để phát huy lợi thế so sánh hiệu quả.

Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế di sản tỉnh Quảng Ninh

Định hướng

Quảng Ninh là tỉnh có Vịnh Hạ Long là si sản thiện nhiên thế giới cùng với nhiều danh làm thắng cảnh có giá trị, di sản văn hóa đa dạng, có biến giới giáp với Trung Quốc là quốc gia có dân số đông, có khả năng tạo nguồn cung khách tham quan di sản lớn. Các dịch vụ lưu trú, ăn uổng, tham quan, nghỉ ngơi, nghiên cứu, khám phs, hội nghị, hội thảo đặc biệt quan trọng được tỉnh phát triển.

Hầu hết các khách tham quan Việt Nam đều đến thăm Vịnh Hạ Long kể cả các khách hạng thương gia hoặc các tỷ phú thế giới. Đây là nguồn khách du lịch và có nhu cầu tham quan di sản thiện nhiên với khả năng chi trả rất cao. Đây là lợi thế Quảng Ninh cần khai thác và đầu tư nhiều hơn để nâng cấp.

Đầu tư phát triển du lịch di sản được quan tâm đúng hướng song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và triển vọng thu lợi  ích. Trong dài hạn, Quảng Ninh có thể thu hút lượng khách thu nhập trung bài cao và thu nhập cao lơn hơn. Sân Bay Vân Đồn và Đường cao tốc vận hành hiệu quả là hình ảnh quan trong để tăng suwqj quan tâm của du khách kể cả kết nối rộng hơn với Trung Quốc.

Do đó, Quảng Ninh cần xây dựng mô hình hệ sinh thái kinh tế kỳ quan thế giới. Mô hình này cần thực hiện trên nguyên tắc nâng cấp hình ảnh Vịnh Hạ Long và Quảng Ninh cần coi trong quiy hoạch phát triển kinh tế di sản, phát triển hạ tầng kinh tế di sản, hệ thống dịch vụ bổ sung như lưu trú, ăn uống, vui choi, giải trí, nghiên cứu, tìm hiểu và quảng bá hành ảnh, coi trong khu hút các loại du khách đến với diw sản nhất là cần chú ý du khách theo tiêu chuẩn Đạo Hồi (Halal). Cần đào tạo nguồn nhân lực phù hợp, phát triển ứng dụng công nghệ và đổi mới mô hình kinh doanh du lịch, dịch vụ, sản xuất, tiêu dùng theo hướng kinh tế di sản để trở thành địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế di sản các nước. Việc tăng cường kết nối chuỗi du lịch trong và ngoài nước, tạo ra nhiều đặc sản để tăng sức hấp dẫn từ dịch vụ đến sức hấp dẫn của di sản. Đa dạng hóa và sáng tạo nhiều cashc thúc thu hút đa dạng.

Kết luận

Kinh tế di sản làm loại hình kinh tế tạo giá trị kinh tế từ nguồn lực di sản. Loại hình kinh tế này gắn trực tiếp đến quá trình thương mại hóa hợp lý các loại di sản. Điều này đòi hỏi cần nhận thức di sản từ góc độ là tài nguyên, nguồn lực phát triển kinh tế. Điều này đã được nhiều quốc gia khai thác và phát huy hiệu quả.

Việt Nam có nhiều loại di sản văn hóa và di sản thiên nhiên Mỗi địa phương đều có di sản đặc biệt và độc đáo khẳng đinh tính đa dạng về di sản và sự phóng ơhus về nguồn lực phát triển. Có di sản ở Việt Nam được công nhận di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thế giới. Có di sản được xếp hạng cấp quốc gia và được đầu tư bảo tiifn và phát huy hiệu quả. Thực tế, việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa và di sản thiện nhiên được coi trọng và có nhiều phương thức thực hiện bởi các địa phương. Do đó. cơ hội để phát triển kinh tế di sản rất lớn, tiềm năng cao và cần được phát huy bằng chiên lược, chính sách, mô hình phù hợp trong tầm nhìn dài hạn

  Quảng Ninh là địa phương có sự đa dạng di sản đặc biệt có Vịnh Hạ Long được UNESCO xếp hạng di sản thiện nhiên thế giới. Bên cạnh đó, tỉnh cũng có nhiều di sản văn hóa và thiện nhiên khác cũng được đưa vào khai thác thương mại hiệu quả. Tuy nhiên, kinh tế di sản của tỉnh chưa phát triển tương xứng với tiềm năng di sản và đây là căn cứ để tiếp tục phát triển kinh tế di sản địa phương nhằm tạo giá trị kinh tế cao hơn để kinh tế di sản là chỗ dựa quan trọng để bảo tồn và lan tỏa giá trị văn hóa và tăng vẻ đẹp thiện nhiên bất tận./.

----------------

(1) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2023): Vịnh Hạ Long và Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, https://bvhttdl.gov.vn/vinha-long-va-quan-dao-cat-ba-duoc-unesco-cong-nhan-la-di-san-the-gioi-20230916222854897.htm

(2) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), Thông tư số 19/2012/TT-BVHTT, ngày 28 tháng 12 năm 2012, Quy định loại di vật, cổ vật không được mang ra nước ngoài, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/van-hoa-xa-hoi/thong-tu-19-2012-tt-bvhttdl-loai-di-co-vat-khong-duoc-mang-ra-nuoc-ngoai-164555.aspx

(3)Cambridge Dictionary, What is heritage?, https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/heritage

(4) Kinh tế chính trị Mác- Lênin, Phần Tư bản chủ nghĩa, Đại học Kinh tế quốc dân, 1985

(5) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021

(6) Heritage (2024), Di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam, nét đẹp trường tồn, https://heritagevietnamairlines.com/di-san-van-hoa-phi-vat-the-viet-nam-net-dep-truong-ton/

(7) Hội đồng di sản, Di sản là gì?, https://www.heritagecouncil.ie/about/what-is-heritage

(8) Krugman P. (2016), International Economics, Mc Graw Hill Publishing House

(9) Mankiw G. (1997), Kinh tế học, Bản dịch của Trường Đại học Kinh tế quốc dân

(10) Smith (1776), Sự giàu có của các quốc gia, Bản dịch của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

(11) PACE, Tháp nhu cầu là gì? Ứng dụng nhu cầu con người, https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/thap-nhu-cau-maslow

(12) Porter M., Năng lực cạnh tranh quốc gia, Nxb. Trẻ, 2008

(13)Quốc hội, Luật số 28/2001/QH10, Luật Di sản văn hóa, https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=80239

(14) UNESCO (1972), Công ước di sản thế giới, https://whc.unesco.org/en/conventiontext