Nông dân Vĩnh Phúc chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
TCCS - Thực hiện phong trào Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới và cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, những năm qua, các cấp hội nông dân trong tỉnh luôn tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên tham gia cải tạo không gian sống, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đóng góp vật chất, ngày công lao động chung sức hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, từng bước nâng cao đời sống nông dân.
Phát huy vai trò nòng cốt của nông dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, các cấp hội nông dân trong tỉnh thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu gắn với các phong trào thi đua của tổ chức hội. Vì vậy, phong trào luôn nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng, tham gia tích cực của đông đảo hội viên, nông dân.
Để phong trào được triển khai hiệu quả, thiết thực, các cấp hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân tích cực cải tạo không gian sống, vệ sinh đường làng, ngõ, xóm, tạo cảnh quan môi trường sống sáng - xanh - sạch - đẹp; cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Trong đó, các cấp hội đã phát động phong trào "Nông dân Vĩnh Phúc vì một nền nông nghiệp an toàn bền vững, môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp" gắn với phong trào "Chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày nông dân Vĩnh Phúc vì môi trường, ra quân dọn vệ sinh môi trường vào ngày 25 hằng tháng; xây dựng và nhân rộng mô hình Cánh đồng không vỏ thuốc bảo vệ thực vật… Hằng năm, hội viên nông dân trong tỉnh đã hiến hàng nghìn mét vuông đất, đóng góp hàng chục tỷ đồng, hàng chục ngày công lao động vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Giai đoạn 2019 - 2023, các cấp hội nông dân đã đóng góp kinh phí, ngày công sửa chữa, làm mới gần 1.500 km đường bê-tông giao thông nông thôn; kiên cố, sửa chữa gần 180km kênh mương; xây dựng và nhân rộng 38 mô hình Cánh đồng không vỏ thuốc bảo vệ thực vật; lắp đặt gần 1.850 bồn chứa vỏ thuốc bảo vệ thực vật tại 50 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của hội viên nông dân các cấp đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu của tỉnh. Điển hình là các mô hình: Cánh đồng không rác thải, Tuyến đường không rác thải của Hội Nông dân thành phố Phúc Yên; mô hình “3T” (tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng) của Hội Nông dân thành phố Vĩnh Yên. Hay Hội Nông dân huyện Sông Lô với mô hình Tuyến đường nông dân tự quản; Hội Nông dân huyện Lập Thạch với mô hình cải tạo vườn tạp, hàng cây nông dân; Hội Nông dân huyện Yên Lạc xây dựng được 46 tuyến phố sáng - xanh - sạch - đẹp nông dân tự quản với tổng chiều dài 13.624m…
Riêng 6 tháng năm 2024, hội viên nông dân các cấp trong tỉnh đã vận động đóng góp được 927 triệu đồng, 4.850 ngày công lao động; sửa chữa, làm mới 162km giao thông nội đồng. Thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, các cấp hội vận động gần 133.000 hộ gia đình hội viên nông dân đăng ký gia đình văn hóa. Đồng thời, tuyên truyền, vận động nông dân tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn, bảo vệ môi trường nông thôn…
Góp sức xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, các cấp hội nông dân trong tỉnh còn đẩy mạnh phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững", chủ động nghiên cứu, học hỏi, dám nghĩ, dám làm, đi đầu trong phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng. Năm 2023, toàn tỉnh có hơn 38.000 hộ hội viên nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Để giúp hội viên có điều kiện phát triển kinh tế, giai đoạn 2018 - 2023, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã đứng ra nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội cho hơn 28.000 hộ vay vốn với tổng dư nợ hơn 1.450 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo và nhiều hộ trở nên khá, giàu. Bên cạnh đó, để giúp hội viên có kiến thức, kinh nghiệm trong xây dựng, phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, hiện đại, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các ngành chức năng mở nhiều lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, nâng cao giá trị canh tác; xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp; vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư có trọng điểm, phù hợp với thực tế của địa phương, gia đình.
Để tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt của nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh tập trung vận động hội viên và nhân dân tích cực thi đua sản xuất, kinh doanh, liên kết, hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng cao giá trị sản phẩm và chất lượng an toàn thực phẩm; tiếp cận các nguồn lực, tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất; phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị; nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa… góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững./.
Phát huy vai trò chủ thể và sự tham gia của người dân trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới  (12/07/2024)
Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân: Dân chủ, hiệu quả thiết thực  (30/12/2023)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hướng mạnh về cơ sở, khơi dậy ý chí, khát vọng của nông dân  (27/12/2023)
Vai trò của hệ thống chính trị ở nông thôn tỉnh Ninh Thuận trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới  (24/11/2023)
Nguồn lực văn hóa truyền thống trong xây dựng nông thôn mới hiện nay  (22/11/2023)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển