Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt
TCCS - Ngày 6-8-2024, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt. Đây là phiên họp lãnh đạo chủ chốt đầu tiên sau khi Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư, nhằm duy trì nền nếp làm việc của lãnh đạo chủ chốt.
Dự họp có các Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường.
Thay mặt bộ phận giúp việc lãnh đạo chủ chốt, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc báo cáo tóm tắt những việc đã hoàn thành trong tháng 7-2024, những việc trọng tâm cần giải quyết trong tháng 8-2024 và thời gian tới.
Hội nghị thống nhất đánh giá, trong tháng 7-2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tập trung giải quyết nhiều việc lớn, quan trọng về xây dựng Đảng; về phát triển kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh, đối ngoại; về các chính sách xã hội, nhất là các biện pháp giúp đỡ nhân dân ở những khu vực bị thiên tai, động đất... Các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Quốc hội đề ra trong tháng 7-2024 đều cơ bản hoàn thành.
Đặc biệt, sau khi đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Lễ Quốc tang trọng thể, chu đáo, tình nghĩa để nhân dân và bạn bè quốc tế bày tỏ sự kính trọng, lòng tiếc thương vô hạn đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Ngay sau đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tổ chức hội nghị để bầu Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII nhằm bảo đảm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đất nước được liên tục, bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện, hiệu lực, hiệu quả.
Sau khi lãnh đạo chủ chốt và đồng chí Thường trực Ban Bí thư thảo luận, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết luận một số nhiệm vụ mà toàn Đảng và hệ thống chính trị cần tập trung, giải quyết trong thời gian tới, đó là: Tập trung rà soát những công việc còn lại từ nay đến hết năm 2024 và đề ra các giải pháp, biện pháp để hoàn thành nhanh chóng, hiệu quả; tiếp tục công tác chuẩn bị nhằm bảo đảm tốt nhất đối với Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII; các tiểu ban chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng cần tiến hành các nội dung công việc theo đúng lộ trình; sớm triển khai các nội dung tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam qua 40 năm đổi mới, làm cơ sở đề xuất xây dựng các báo cáo trình Đại hội XIV của Đảng; các cơ quan trung ương và địa phương sớm kiện toàn các chức danh lãnh đạo để chuẩn bị tốt nhất cho đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng; tăng cường, quan tâm hơn nữa tới hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở... để bộ máy này hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tránh gây phiền hà, khó khăn cho nhân dân.
Đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, cần tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn để tạo cơ chế thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân có điều kiện phát triển, hoạt động đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy sản xuất hiệu quả, tạo không khí phấn khởi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.
Hội nghị cũng bàn, cho ý kiến và phương hướng giải quyết nhiều vấn đề hệ trọng khác của đất nước trong thời gian tới./.
Hà Phương (tổng hợp)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam