TCCS - Ngày 28-6-2024, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số dự Hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2024 thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06), đánh giá kết quả thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hội nghị được kết nối trực tuyến tại điểm cầu chính Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội với điểm cầu 30 quận, huyện, thị xã và 579 xã, phường, thị trấn của thành phố và điểm cầu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, với hơn 33 ngàn đại biểu tham dự.
Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lương Tam Quang; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan; Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương và 15 tỉnh, thành phố các vùng miền cả nước.
Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu, thông tin tình hình thực hiện, ghi nhận và định hướng các nhiệm vụ sắp tới trong thực hiện Đề án 06.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ kết quả chuyến công tác dự Hội nghị WEF Đại Liên 2024 vừa qua, cho biết chuyển đổi số đang là yêu cầu khách quan, xu thế tất yếu của thế giới trong thời đại của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; chuyển đổi số đã và đang đi từng ngõ, gõ từng nhà, đến từng người. Thủ tướng Chính phủ kêu gọi các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội dựa vào chuyển đổi số, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và lập nghiệp.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định Đề án 06 là một nhiệm vụ then chốt, quan trọng của chuyển đổi số quốc gia, làm cơ sở để chuyển đổi cách sống, làm việc, sản xuất - kinh doanh của người dân, doanh nghiệp dựa trên công nghệ số. Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được chọn làm thí điểm triển khai Đề án 06.
Thời gian qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện được Thành ủy, Ủy ban nhân dân, các sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội triển khai quyết liệt, đồng bộ với quyết tâm cao, tạo ra sự chuyển biến tích cực; kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiếp tục được đẩy mạnh, tạo tiện ích trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến tới người dân, doanh nghiệp.
Biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của thành phố Hà Nội trong triển khai Đề án 06 thời gian qua; chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế mà thành phố cần khắc phục và bài học kinh nghiệm được rút ra, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô đến năm 2025, nhất là đẩy mạnh chuyển đổi số và triển khai có hiệu quả Đề án 06, nhiệm vụ đặt ra là hết sức nặng nề, nhưng vô cùng quan trọng và cũng không kém phần vẻ vang.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, “không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm”, phát huy quyết tâm “đã nói là làm, đã làm là có kết quả”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là Thủ đô, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hà Nội phải là địa phương tiên phong trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thành phố chú trọng 5 mục tiêu chủ yếu triển khai Đề án 06 trên địa bàn Hà Nội thời gian tới là: Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với tất cả các dịch vụ, tiện ích; tiết giảm chi phí về thời gian, vật chất, chi phí tuân thủ; kiểm soát rủi ro, đẩy lùi tiêu cực, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân, doanh nghiệp; phát triển hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số; bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ, thành phố phải tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, bãi bỏ các thủ tục không cần thiết, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp để triển khai có hiệu quả Đề án 06 trên địa bàn Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thành phố Hà Nội đẩy mạnh làm giàu thông tin, cung cấp các tiện ích cho người dân, quản lý xã hội trên nền tảng VNeID. Theo đó, Bộ Công an tích cực xây dựng và cung cấp các tiện ích mới, thiết yếu trên nền tảng VNeID phục vụ người dân, doanh nghiệp; cấp tài khoản định danh cấp độ 2 cho 100% dân số Hà Nội và tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng các tiện ích trên nền tảng VNeID; đẩy mạnh làm giàu thông tin, cho phép người dân chủ động cập nhật dữ liệu cá nhân và được xác thực trên nền tảng VNeID.
Hà Nội phải đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác quản lý thuế trên địa bàn; phấn đấu đến năm 2025, 100% đối tượng được thụ hưởng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; 100% cơ sở kinh doanh ăn uống, nhà hàng, khách sạn siêu thị, trung tâm thương mại và thương mại điện tử nội địa, xuyên biên giới cung cấp hóa đơn điện tử bán lẻ trực tiếp. Cùng với đó, xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu dùng chung của thành phố, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng phù hợp các công cụ chuyển đổi số, như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trợ lý ảo...; đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục hỗ trợ Hà Nội nói riêng và ủy ban nhân dân các địa phương nói chung trong triển khai Đề án 06; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân theo tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm, chỉ đạo, đồng hành sát sao cùng Hà Nội, tạo điều kiện thuận lợi nhất để Hà Nội ngày càng phát triển. Thủ tướng Chính phủ mong muốn và tin tưởng, với quyết tâm, trí tuệ, tinh thần đoàn kết, đổi mới sáng tạo và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thời gian tới, Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án 06, mang lại nhiều thành công, thắng lợi mới và những lợi ích cụ thể, thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.
* Tại hội nghị, thành phố Hà Nội công bố vận hành các nền tảng, ứng dụng thực hiện Đề án 06 của thành phố gồm: Nền tảng công dân số (iHanoi); nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố Hà Nội (EHR - Electric Health Record), sổ sức khỏe điện tử (PHR- Personal Health Record), nền tảng phòng họp không giấy tờ (eCabinet)./.
Trung Duy (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc  (27/06/2024)
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình  (27/06/2024)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường  (25/06/2024)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam