Kỳ họp thứ 37 Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII
TCCS - Từ ngày 6 đến ngày 8-3-2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII đã họp kỳ thứ 37. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì kỳ họp.
Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sau khi xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy:
Ban Cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để bộ và một số tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tham mưu, thực hiện cơ chế, chính sách về lĩnh vực đào tạo dạy nghề; trong thực hiện các gói thầu do Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái AIC thực hiện.
Những vi phạm nêu trên đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện Chiến lược phát triển dạy nghề, gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục; nguy cơ thiệt hại, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước và nguồn nhân lực xã hội; dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cơ quan quản lý nhà nước, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Trách nhiệm đối với những vi phạm nêu trên thuộc về Ban Cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội các nhiệm kỳ 2011 - 2016, 2016 - 2021 và các đồng chí: Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng; Phạm Thị Hải Chuyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng; các nguyên Ủy viên Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng: Nguyễn Ngọc Phi, Huỳnh Văn Tí, Doãn Mậu Diệp, Lê Quân; Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề; các nguyên Bí thư Đảng ủy, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp: Dương Đức Lân, Nguyễn Hồng Minh; Trương Anh Dũng, Bí thư Đảng ủy, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; Phạm Quang Phụng, Bí thư chi bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Liên quan đến những vi phạm nêu trên còn có trách nhiệm của một số tổ chức đảng, đảng viên khác.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và tổ chức đảng ở một số đơn vị liên quan phối hợp, chỉ đạo kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật các đảng viên có vi phạm theo thẩm quyền, báo cáo kết quả về Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
* Xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy:
Ban Cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc và công tác cán bộ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Tòa án nhân dân tỉnh và một số tòa án cấp huyện vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, quy định của ngành tòa án trong công tác xét xử; áp dụng các điều luật, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tạm đình chỉ, cho hưởng án treo, hoãn chấp hành hình phạt tù không đúng tính chất, mức độ hành vi phạm tội; hủy, sửa nhiều bản án trái quy định pháp luật.
Những vi phạm, khuyết điểm nêu trên gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu trong xã hội; ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đến uy tín của tổ chức đảng và ngành tòa án tỉnh Kon Tum, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Trách nhiệm đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban Cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 và các đồng chí: Đỗ Thị Kim Thư, Bí thư Ban Cán sự đảng, Chánh án; Nguyễn Tiến Tăng, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh. Liên quan đến các vi phạm, khuyết điểm nêu trên còn có trách nhiệm của một số tổ chức đảng, đảng viên tại Đảng bộ tỉnh Kon Tum.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc, khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra; chỉ đạo kiểm điểm, xem xét trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm, khuyết điểm, báo cáo kết quả về Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
* Xem xét đề nghị của Ban Chấp hành Đảng bộ các tỉnh Phú Yên, Gia Lai, Hà Giang về thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy:
Các đồng chí: Phạm Đình Cự, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên; Nguyễn Tư Sơn, nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai; Nguyễn Thế Bình, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang đã suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cơ quan quản lý nhà nước địa phương.
Căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật các đồng chí Phạm Đình Cự, Nguyễn Tư Sơn, Nguyễn Thế Bình.
* Xem xét kết quả giám sát đối với Ban Cán sự đảng và các Ủy viên Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, bên cạnh những ưu điểm là cơ bản, Ban Cán sự đảng và các Ủy viên Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp còn có một số vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế làm việc; công tác cán bộ; thi hành án dân sự; xây dựng pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật; việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, lý lịch tư pháp, bổ trợ tư pháp; việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế; thực hiện một số dự án đầu tư; việc kê khai tài sản, thu nhập.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Cán sự đảng và các Ủy viên Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp phát huy ưu điểm, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo kiểm điểm, rút kinh nghiệm, khắc phục các vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra, báo cáo kết quả về Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Cũng tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng khác./.
ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG
Kỳ họp thứ 36 Ủy ban Kiểm tra Trung ương  (26/01/2024)
Kỳ họp thứ 35 Ủy ban Kiểm tra Trung ương  (20/01/2024)
Kỳ họp thứ 34 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương  (22/12/2023)
Kỳ họp thứ 33 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương  (17/11/2023)
Kỳ họp thứ 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương  (21/09/2023)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên