Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII
TCCS - Ngày 23-5-2023, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối dự và trực tiếp báo cáo tại hội nghị.
Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Thể, Bí thư Đảng ủy Khối truyền đạt một số nội dung cơ bản của Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII diễn ra từ ngày 15 đến ngày 17-5-2023, đã cho ý kiến về các nội dung: 1- Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư giữa nhiệm kỳ và một số nhiệm vụ trọng tâm đến hết nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng; 2- Lấy phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương đối với các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIII; 3- Một số vấn đề quan trọng khác. Đây là hội nghị có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Đồng chí Nguyễn Văn Thể nêu rõ, Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ lần này đã đánh giá một cách khách quan, toàn diện những kết quả, thành tựu từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Thời gian qua, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đã tạo được sự chuyển biến tích cực, với nhiều dấu ấn nổi bật trong việc kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn hơn giữa "xây" và "chống", toàn diện hơn trên các mặt công tác xây dựng Đảng. Đặc biệt, công tác cán bộ tiếp tục được coi trọng hơn, đúng mức hơn với vị trí, vai trò là "then chốt của then chốt"; có nhiều cách làm, quy định mới, hiệu quả cao hơn, gắn kết chặt chẽ với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", bất kể người đó là ai; không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
Đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét cho thôi giữ chức vụ, cho nghỉ công tác, nghỉ hưu, bố trí công tác khác đối với 14 cán bộ diện Trung ương quản lý; các địa phương cũng bố trí công tác và thực hiện chính sách đối với 22 trường hợp cán bộ sau khi bị kỷ luật theo đúng chủ trương của Đảng về việc "có vào, có ra; có lên, có xuống"; thể hiện tinh thần kiên quyết, gương mẫu, nghiêm minh, nhân văn, có tác dụng giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe trong đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên; đồng thời khẩn trương chỉ đạo kiện toàn các nhân sự lãnh đạo thay thế, được dư luận cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình, đánh giá rất cao. Chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên cũng từng bước được nâng lên, trên cơ sở thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, đặc biệt là Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về vấn đề này.
Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng tiếp tục được đổi mới, tăng cường trên cơ sở ban hành có chất lượng và tổ chức thực hiện nghiêm túc, đồng bộ nhiều quy định mới của Đảng, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; tình trạng tham nhũng, "lợi ích nhóm", "tư duy nhiệm kỳ"; "chủ nghĩa cá nhân", "tha hóa quyền lực" trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; đồng thời, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, kỷ cương, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tại hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém; phân tích nguyên nhân và rút ra 5 bài học kinh nghiệm về việc đổi mới phương thức lãnh đạo và phong cách, lề lối làm việc. Dự báo bối cảnh tình hình mới để đề ra những chủ trương, quyết sách lớn cần thực hiện trong nửa cuối nhiệm kỳ này, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao cho rằng, từ sau Đại hội XIII của Đảng đến nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường; đại dịch COVID-19 gây hậu quả nghiêm trọng; xung đột Nga - Ukraine diễn biến phức tạp; lạm phát tăng cao, các nước thắt chặt chính sách tiền tệ, các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống; biến đổi khí hậu, thiên tai, động đất,... tác động sâu sắc đến an ninh chính trị, kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn cầu.
Tình hình trong nước cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn. Trong bối cảnh đó, với ý chí, quyết tâm cao, Ban Chấp hành Trung ương Đảng yêu cầu chỉ đạo tập trung, ưu tiên triển khai thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm trong nửa cuối của nhiệm kỳ khóa XIII, gồm: 1- Phát triển kinh tế; 2- Phát triển văn hóa, xã hội; 3- Tăng cường quốc phòng, an ninh, tổ chức thật tốt các hoạt động đối ngoại; 4- Đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; 5- Tập trung chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
Nhằm tiếp tục triển khai nhiệm vụ trọng tâm và công tác tuyên truyền trong thời gian tới, các đảng ủy trực thuộc cần tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai, quán triệt và tuyên truyền những nội dung cơ bản của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII giữa nhiệm kỳ tới toàn thể cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ Khối, trong đó tập trung vào bài phát biểu khai mạc và bế mạc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, trọng tâm là đẩy mạnh hưởng ứng Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2023; tiến hành sơ kết 5 năm việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-10-2018, của Bộ Chính trị; phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thống tăng cường thông tin tích cực nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Tiếp tục triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 28-5-2021, của Bộ Chính trị, về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và đẩy mạnh các đợt sinh hoạt chính trị tư tưởng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị với chủ đề “tự soi”, “tự sửa”, về 2 tác phẩm của Tổng Bí thư: "Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” và sinh hoạt chuyên đề về 75 năm truyền thống của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương. Tập trung nắm, phản ánh, định hướng và xử lý tình hình tư tưởng và dư luận xã hội trong đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Khối./.
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển