Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2023
TCCS - Ngày 25-3-2023, Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2023 với chủ đề “Bình Thuận - Hội tụ xanh” đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự lễ khai mạc.
Tham dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng - Trưởng Ban Chỉ đạo Năm Du lịch quốc gia 2023; Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận Dương Văn An...
Năm Du lịch quốc gia là chuỗi sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội và du lịch tiêu biểu quy mô quốc gia và tầm quốc tế, được luân phiên tổ chức từ năm 2003 đến nay. Đây là dịp quan trọng để giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hoá độc đáo, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của đất nước, nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam; tăng cường liên kết vùng, tạo sự phát triển đột phá, thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch, phát triển hạ tầng kỹ thuật du lịch, góp phần tạo sự ổn định về mặt an sinh xã hội.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh, Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2023 là sự kiện quan trọng, hưởng ứng nhất quán thông điệp của Hội nghị toàn quốc về du lịch lần thứ ba do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì ngày 15-3-2023. Phó Thủ tướng cho biết, những năm qua, du lịch Việt Nam đã từng bước có sự phát triển vượt bậc, trở thành ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế nước ta và thực sự trở thành điểm sáng trên "bản đồ" du lịch thế giới, được cộng đồng quốc tế công nhận với nhiều giải thưởng du lịch hàng đầu thế giới.
Với chủ đề hết sức ý nghĩa “Bình Thuận - Hội tụ xanh”, Phó Thủ tướng nêu rõ: "Chúng ta khẳng định không chỉ phát triển du lịch đơn thuần, mà xa hơn là phát triển du lịch “xanh”, du lịch bền vững, để từ đó, Bình Thuận trở thành điểm sáng trong phát triển du lịch miền Trung và cả nước. Qua đó, khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng là phát triển kinh tế phải hài hòa với thiên nhiên, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế".
Phó Thủ tướng bày tỏ tin tưởng, tận dụng nội lực này, Bình Thuận sẽ biến bất lợi về thời tiết, thiên nhiên khô khan - nắng gió thành thương hiệu của riêng mình “biển xanh - cát trắng - nắng vàng” trong suốt chiều dài phát triển.
Năm 2023 là năm bản lề thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chỉ đạo ngành du lịch và các ngành, các cấp phát huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh sẵn có để phát triển du lịch gắn với mục tiêu phát triển bền vững, gắn kết chặt chẽ, hiệu quả với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc - một nhiệm vụ rất quan trọng đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc.
Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, tỉnh Bình Thuận và các địa phương cả nước tập trung xây dựng các kế hoạch, chiến lược và quyết liệt trong hành động để hướng tới thực hiện thành công mục tiêu phát triển du lịch “xanh” như chủ đề của Năm Du lịch quốc gia 2023; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, tăng cường và đẩy mạnh liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng miền, tạo thành chuỗi các điểm đến và phát huy sáng tạo của mỗi người dân trong vùng nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp cho phát triển du lịch.
Để tạo sức mạnh tổng hợp trong phát triển du lịch bền vững, theo Phó Thủ tướng, các địa phương, các cấp các ngành liên quan cần chú ý đẩy mạnh công tác xã hội hóa, hợp tác công tư trong hoạt động và phát triển ngành du lịch, tạo công ăn việc làm cho người dân trên chính mảnh đất quê hương mình; góp phần giảm nghèo, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo vệ môi trường, tôn tạo cảnh quan, tạo diện mạo mới cho đất nước và quê hương.
Cùng với đó là chú trọng làm tốt, làm hay hơn nữa công tác thông tin, truyền thông - quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới bằng nhiều hình thức khác nhau; thực hiện hiệu quả phương châm “Mỗi người dân là một đại sứ du lịch”; chú trọng giới thiệu những địa danh nổi tiếng, những nét đặc trưng riêng có của thiên nhiên, văn hóa và con người Việt Nam, tạo nên sức hấp dẫn, độc đáo nhằm nâng cao tính cạnh tranh.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, việc Bình Thuận được chọn là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2023 ngay sau thành công của Năm Du lịch quốc gia 2022 được tổ chức tại tỉnh Quảng Nam không chỉ là đại diện cho dải đất miền Trung với biển xanh, cát trắng, nắng vàng, cùng với nguồn tài nguyên văn hoá hết sức phong phú, đa dạng, hệ sinh thái có lợi thế để phát triển du lịch bền vững... , mà còn mong muốn bạn bè và du khách trong nước, quốc tế sẽ được trải nghiệm du lịch xanh, du lịch nghỉ dưỡng với nhiều sản phẩm mới hấp dẫn mà du lịch tỉnh Bình Thuận đang triển khai.
Để thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương chung tay xây dựng sản phẩm du lịch hết sức đặc sắc; dịch vụ phải chuyên nghiệp; thủ tục phải thuận tiện, đơn giản; giá cả phải mang tính cạnh tranh; môi trường phải xanh - sạch - đẹp; điểm đến phải an toàn, văn minh và thân thiện.
Tại lễ khai mạc đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc sắc, thể hiện tinh thần quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu phát triển du lịch xanh và bền vững của ngành du lịch Việt Nam; giới thiệu bề dày lịch sử hơn 300 năm, hình thành nên những nét văn hóa đặc sắc lâu đời của Bình Thuận; hành trình phát triển du lịch bền vững của Bình Thuận dựa trên thế mạnh về tài nguyên địa hình, khí hậu, tài nguyên nhân văn, phát triển du lịch gắn với việc giữ gìn và và phát huy bản sắc dân tộc./.
Trung Duy (tổng hợp)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Thanh niên phải đi đầu thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số  (21/03/2023)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Khẳng định vị trí, vai trò của ngành tư pháp, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới  (21/03/2023)
Khai mạc Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (15/03/2023)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Hưng Yên đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút doanh nghiệp  (14/03/2023)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển