Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm trực tuyến cấp cao với Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, Thủ tướng Nhật Bản
TCCS - Ngày 9-2-2023, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm trực tuyến cấp cao với Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.
Tại cuộc hội đàm trực tuyến cấp cao, hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng gặp lại và nhấn mạnh đây là hoạt động mở đầu chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản. Theo đó, hai nhà lãnh đạo cùng nhất trí về việc ủng hộ hai bên phối hợp tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm nhằm tạo sự gắn kết, thúc đẩy quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, đưa quan hệ hai nước phát triển lên tầm cao mới, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng về sự phát triển quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, đánh giá cao những đóng góp của Nhật Bản đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong đó Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam với viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất, là một trong những đối tác đầu tư, thương mại và hợp tác lao động hàng đầu của Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Trong đó, Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam.
Tại buổi hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nêu những phương hướng nhằm tăng cường quan hệ hai nước trong thời gian tới. Một là, tăng cường quan hệ chính trị thông qua duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cấp, phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác và đối thoại giữa hai bên bằng nhiều hình thức linh hoạt. Tổng Bí thư trân trọng mời Nhật Hoàng và Hoàng hậu, các thành viên Chính phủ và Hoàng gia Nhật Bản sớm sang thăm Việt Nam. Hai là, đẩy mạnh quan hệ trên các kênh, các cấp, trong đó có quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản, giữa Chính phủ và Quốc hội hai nước; thúc đẩy giao lưu giữa lãnh đạo trẻ, lãnh đạo nữ hai đảng cầm quyền; phát triển giao lưu nhân dân, hợp tác giữa các địa phương hai nước để tăng cường tình cảm hữu nghị, gắn bó thân thiết giữa nhân dân hai nước, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt sinh sống, làm việc và học tập tại Nhật Bản nhằm góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản. Ba là, đề nghị Nhật Bản tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường kết nối hai nền kinh tế, hợp tác bảo đảm an ninh kinh tế, tài chính, năng lượng, lương thực, thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại, nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, kết cấu hạ tầng, khoa học - công nghệ, công nghiệp phụ trợ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và ứng phó với những thách thức phi truyền thống.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Nhật Bản trong các vấn đề khu vực và thế giới, trong đó có việc phối hợp tại các khuôn khổ ASEAN và các diễn đàn đa phương.
Thủ tướng Kishida Fumio cảm ơn về lời mời Nhật Hoàng và Hoàng hậu sang thăm Việt Nam; bày tỏ vui mừng và nhấn mạnh đây là cuộc hội đàm quan trọng trong năm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản và 50 năm quan hệ Nhật Bản - ASEAN. Đồng thời, Thủ tướng Kishida Fumio bày tỏ nhất trí cao với đánh giá của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về sự phát triển của quan hệ hai nước, nêu tầm quan trọng và phương hướng cùng các biện pháp cụ thể để tăng cường hợp tác quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới.
Thủ tướng Kishida Fumio cũng nhấn mạnh, Nhật Bản sẽ tiếp tục mở rộng các hoạt động hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư, thương mại, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác; đánh giá cao đóng góp của cộng đồng người Việt Nam, hiện lên đến gần 500.000 người, đối với phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản. Thủ tướng Kishida Fumio bày tỏ sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt sinh sống, làm việc và học tập ổn định ở Nhật Bản.
Thủ tướng Kishida Fumio chia sẻ một số chính sách mới của Nhật Bản trên các lĩnh vực, trong đó có đối ngoại và phát triển kinh tế. Đồng thời, cho rằng trong tình hình khu vực và thế giới có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp như hiện nay, hai nước cần tăng cường phối hợp, ủng hộ những nỗ lực nhằm củng cố hòa bình, hợp tác, phát triển của khu vực và thế giới.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí đánh giá cuộc hội đàm trực tuyến cấp cao kết thúc tốt đẹp. Hai bên đều khẳng định tầm quan trọng của quan hệ song phương đối với mỗi nước, tiếp thêm động lực mới cho phát triển quan hệ hai nước trong thời gian tới. Hai bên nhất trí sẽ chỉ đạo các ban, bộ, ngành, địa phương của hai nước thực hiện kết quả nội dung hội đàm cũng như các thỏa thuận đã đạt được giữa hai nước, phát huy các cơ chế hợp tác để đưa quan hệ hai nước ngày càng phát triển./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Lễ trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  (03/02/2023)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Ban Bí thư đánh giá công tác tổ chức tết Quý Mão năm 2023  (01/02/2023)
Một số nhận thức lý luận về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa qua các tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  (30/01/2023)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm