Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lào Cai thúc đẩy để kinh tế cửa khẩu trở thành điểm đột phá về kinh tế của tỉnh và của vùng
TCCS - Ngày 28-8-2022, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lào Cai về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; đại diện các bộ, ngành trung ương.
Theo báo cáo của Tỉnh ủy Lào Cai tại buổi làm việc, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là do dịch COVID-19, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Lào Cai đoàn kết, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, khắc phục mọi khó khăn, năng động, sáng tạo, đạt được những kết quả tích cực.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2022 đạt khá, GRDP 6 tháng tăng 7,14% (xếp thứ 29/63 cả nước); thu ngân sách nhà nước đạt 6,18 nghìn tỷ đồng, bằng 83% dự toán, tăng 16,1% so với cùng kỳ; sản xuất công nghiệp tăng 7,6% so với cùng kỳ; thương mại dịch vụ phục hồi tích cực; lượng khách du lịch tăng mạnh, ước đạt gần 3,18 triệu lượt, tăng 2,2 lần cùng kỳ; năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021, Lào Cai xếp thứ 25 trên toàn quốc...
Cùng với đó, các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm; nhiều chính sách bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được triển khai hiệu quả, nhất là các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch COVID-19; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng; năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên.
Tỉnh Lào Cai đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương một số đề xuất, kiến nghị để tháo gỡ vướng mắc, khơi thông, tạo điều kiện để kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai phục hồi nhanh, phát triển bền vững trong thời gian tới…
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành phát biểu làm rõ tiềm năng, thế mạnh, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai; giải đáp đối với các đề xuất, kiến nghị của tỉnh; đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp mà Lào Cai cần thực hiện để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới, với điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế, quân sự, đối ngoại, chính trị mang lại cho tỉnh Lào Cai nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển thành trung tâm vùng trung du, miền núi phía Bắc.
Thủ tướng vui mừng nhận thấy, từ một trong 6 tỉnh nghèo nhất cả nước khi tái lập (năm 1991), qua 30 năm không ngừng nỗ lực, đến nay, Lào Cai đã “thay da đổi thịt”, trở thành tỉnh đứng nhóm đầu trong 14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc…
Mặc dù vậy, Thủ tướng cũng chỉ rõ, quy mô nền kinh tế Lào Cai còn nhỏ; chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa bền vững; chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành chưa rõ nét; thu chưa đủ chi; nông nghiệp chất lượng cao chưa phát triển mạnh; công nghiệp chủ yếu dựa vào các ngành truyền thống, sản phẩm chủ yếu vẫn còn ở dạng nguyên liệu thô; một số di sản văn hóa phi vật thể, nét đẹp truyền thống có nguy cơ mai một; đời sống nhân dân nhiều nơi còn khó khăn; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội một số nơi tiềm ẩn yếu tố phức tạp...
Về nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, Thủ tướng đánh giá cao các định hướng, mục tiêu, giải pháp, nhiệm vụ mà tỉnh đề ra, “Phấn đấu đến năm 2030, Lào Cai trở thành tỉnh khá của cả nước, đến năm 2045 trở thành tỉnh phát triển của cả nước”.
“Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tỉnh Lào Cai cũng phải chủ động, tích cực phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; giữ vững quốc phòng, an ninh, biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển; góp phần xây dựng quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc; xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; xây dựng phòng tuyến hợp tác và phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả”, Thủ tướng yêu cầu.
Trước mắt, tỉnh Lào Cai tiếp tục triển khai hiệu quả phòng, chống dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt tập trung thực hiện tiêm vaccine an toàn, khoa học, hiệu quả; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia; phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông; đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng xanh, năng lượng sạch, chống biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế biên mậu.
Lào Cai phải cơ cấu lại sản xuất công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, trong đó chú trọng phát triển chế biến sâu ngành công nghiệp khai khoáng; chuyển dịch hiệu quả cơ cấu ngành nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hàng hóa, trong đó lưu ý xây dựng công nghiệp dược liệu.
Tỉnh cần đẩy mạnh phát triển, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, thương mại có thế mạnh như du lịch, vận tải, logistic đi đôi tăng cường các dịch vụ tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin. Xây dựng các sản phẩm du lịch chất lượng cao, độc đáo gắn với truyền thống văn hóa, bản sắc, nét đẹp của thiên nhiên, con người Lào Cai.
Thủ tướng đặc biệt lưu ý tỉnh phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm; khẩn trương hoàn thành lập quy hoạch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, góp phần hoàn thiện hệ thống quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng.
Thủ tướng đề nghị Lào Cai huy động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển; nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư; tỉnh phải thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường phân cấp, phân quyền; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; chú trọng cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng của các dân tộc và con người Lào Cai; tiếp tục ủng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, phát triển kinh tế gắn với vai trò “phên giậu” của Tổ quốc; đẩy mạnh các hoạt động kết nối giao thương một cách sáng tạo, linh hoạt; tiếp tục coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm các sai phạm, góp phần củng cố niềm tin trong nhân dân.
Đối với các đề xuất, kiến nghị của tỉnh Lào Cai, trên cơ sở các ý kiến của lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và khảo sát, nghiên cứu thực tiễn, Thủ tướng Chính phủ cơ bản nhất trí, trên nguyên tắc bảo đảm đúng các quy định của pháp luật; khơi thông điểm nghẽn để phát triển. Thủ tướng giao các bộ, ngành liên quan phối hợp với tỉnh Lào Cai giải quyết theo thẩm quyền; những vấn đề vượt thẩm quyền thì trình Chính phủ và cấp có thẩm quyền xem xét./.
Trung Duy (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị phát triển các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ  (27/08/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Các bộ, ngành, địa phương phối hợp xử lý những vấn đề cấp bách của ngành y tế  (21/08/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc về Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập  (20/08/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Doanh nhân giữ vững niềm tin, nêu cao tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường vượt qua khó khăn  (11/08/2022)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển