Kỳ họp thứ 20, Ủy ban Kiểm tra Trung ương
TCCS - Trong các ngày 23 và 26-9-2022, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 20. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.
1. Đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo; thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm trong công tác cán bộ; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, đầu tư công; quản lý nghiên cứu khoa học; đào tạo thạc sỹ, tiến sĩ; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện không nghiêm chỉ đạo, kết luận của các tổ chức đảng cấp trên.
Trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và các đồng chí: Bùi Nhật Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch; Đặng Xuân Thanh, Phó Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy, Phó Chủ tịch; Nguyễn Đức Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Đảng ủy, Phó Chủ tịch; Nguyễn Văn Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, Viện trưởng Viện Dân tộc học; Nguyễn Tài Đông, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy, Viện trưởng Viện Triết học; Phùng Ngọc Tấn, Bí thư Chi bộ, Quyền Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ và một số đồng chí nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và các đơn vị trực thuộc.
Những vi phạm nêu trên đã được các tổ chức đảng cấp trên chỉ ra nhưng không kịp thời khắc phục, sửa chữa, để kéo dài nhiều năm, gây hậu quả nghiêm trọng, mất đoàn kết nội bộ, bức xúc trong cán bộ, đảng viên, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật: Cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 và đồng chí Đặng Xuân Thanh; Khiển trách các đồng chí: Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Tài Đông và tiếp tục xem xét, xử lý kỷ luật các đảng viên khác có liên quan.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Bùi Nhật Quang; yêu cầu Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát; chỉ đạo khắc phục các vi phạm, khuyết điểm tại Đảng bộ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
2. Đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang. Qua kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, các Ban Cán sự đảng: Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh; các Ban Thường vụ Đảng ủy: Công an, Bộ đội Biên phòng, Cục Hải quan và Đảng ủy Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; không thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để nhiều tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ được giao, nhất là các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Những vi phạm này đã kéo dài nhiều năm nhưng chậm phát hiện, xử lý, gây hậu quả nghiêm trọng; nhiều cán bộ, đảng viên trong các cơ quan trên bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự; gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham nhũng, tiêu cực, đến uy tín của các tổ chức đảng và các ngành chức năng.
Trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về các tổ chức đảng và một số đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cục Hải quan và Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; chỉ đạo, xem xét trách nhiệm, phối hợp xử lý kỷ luật một số tổ chức, cá nhân vi phạm có liên quan.
3. Đối với một số đảng viên liên quan vụ án xảy ra tại Bộ Ngoại giao, xem xét Báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên liên quan đến Vụ án “Đưa hối lộ, nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy: Đồng chí Tô Anh Dũng, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và đồng chí Nguyễn Quang Linh, Trợ lý đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã thiếu tu dưỡng, rèn luyện, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; làm sai lệch chủ trương đúng đắn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước trong việc tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước khi dịch COVID-19 bùng phát; gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, bức xúc trong xã hội, làm giảm uy tín của tổ chức đảng.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật các đồng chí Tô Anh Dũng và Nguyễn Quang Linh.
4. Đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, xem xét kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; kiểm tra tài chính đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy bên cạnh những ưu điểm, các tổ chức đảng trên còn có một số vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng và việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Đảng; yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế phát huy ưu điểm, kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc, kịp thời khắc phục, sửa chữa những vi phạm, khuyết điểm, hạn chế đã chỉ ra.
5. Cũng tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng khác./.
ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG
Kỳ họp thứ 19, Ủy ban Kiểm tra Trung ương  (08/09/2022)
Kỳ họp thứ 18, Ủy ban Kiểm tra Trung ương  (12/08/2022)
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng trong giai đoạn hiện nay  (25/07/2022)
Bộ Chính trị, Ban Bí thư họp để xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ  (23/07/2022)
Kỳ họp thứ 17, của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII  (15/07/2022)
Kỳ họp thứ 16, Ủy ban Kiểm tra Trung ương  (22/06/2022)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam