Hội nghị giao ban công tác tổ chức xây dựng Đảng 21 tỉnh, thành phố khu vực miền Nam năm 2022
TCCS - Ngày 23-6-2022, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban công tác tổ chức xây dựng Đảng 21 tỉnh, thành phố khu vực miền Nam năm 2022. Chủ trì có các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Mai Văn Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tổ chức Trung ương.
Tham dự Hội nghị còn có các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị của Ban Tổ chức Trung ương và đại diện ban tổ chức các tỉnh ủy, thành ủy của 21 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Mai Văn Chính biểu dương, đánh giá cao những kết quả đạt được của công tác tổ chức xây dựng Đảng trong 6 tháng đầu năm 2022. Công tác phòng, chống dịch COVID-19 của 21 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam được thực hiện quyết liệt, đến nay đã kiểm soát được dịch bệnh và chuyển sang giai đoạn “thích ứng an toàn, linh hoạt”, tập trung phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đồng thời, tập trung chăm lo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Bám sát sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy địa phương, ngành tổ chức xây dựng Đảng trong khu vực đã cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và chương trình công tác của Ban Tổ chức Trung ương để kịp thời tham mưu cho cấp ủy đề ra chủ trương, biện pháp phù hợp, với tinh thần chủ động, quyết liệt, nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên về công tác tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, đạt được những kết quả quan trọng. Qua quá trình triển khai thực hiện, đã xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, nhân tố tích cực ở các địa phương được phổ biến và nhân rộng. Đồng chí đề nghị các địa phương thảo luận những nội dung trọng tâm, chia sẻ những việc làm được, bất cập, nguyên nhân và đề xuất các kiến nghị với Ban Tổ chức Trung ương.
Đồng chí Nguyễn Thị Lệ thông tin đến các đại biểu tham dự hội nghị những kết quả nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2022. Cùng với đà phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đạt kết quả Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 gắn với lãnh đạo thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2022 về công tác xây dựng Đảng là: “Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; tăng cường kỷ luật, kỷ cương và phát huy tính tiên phong, gương mẫu, tinh thần dũng cảm, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cán bộ, đảng viên”. Trong đó, xác định các giải pháp trọng tâm là: Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; tăng cường kỷ luật, kỷ cương và phát huy tính tiên phong, gương mẫu, tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cán bộ, đảng viên…
Báo cáo về tình hình, kết quả công tác tổ chức xây dựng Đảng, Ban Tổ chức Trung ương cho biết trong 6 tháng đầu năm 2022, nhất là quý I-2022, tình hình đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tổ chức xây dựng Đảng, các ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy khu vực miền Nam đã phát huy tinh thần cộng đồng trách nhiệm, thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, trong đó, có một số kết quả nổi bật: Chủ động xây dựng và triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ, chất lượng chương trình, kế hoạch công tác năm 2022, góp phần cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp. Tích cực xây dựng kế hoạch, chương trình hành động tổ chức triển khai thực hiện Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”… Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tổ chức xây dựng Đảng trong khu vực vẫn còn một số vấn đề bất cập cần khắc phục trong thời gian tới.
Do đó, 6 tháng cuối năm 2022 là thời gian có ý nghĩa quan trọng, quyết định việc hoàn thành chương trình công tác năm 2022, tạo nền tảng vững chắc thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp. Ban tổ chức cấp ủy các cấp cần tiếp tục phát huy những ưu điểm và kết quả đạt được; bám sát 10 nhiệm vụ tại Kết luận số 06-KL/BTCTW, ngày 20-1-2022, của Ban Tổ chức Trung ương để tham mưu cấp ủy cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch phù hợp với tình hình, đặc điểm của cơ quan, đơn vị mình, triển khai một số nhiệm vụ: Một là, hoàn thành Chương trình công tác năm 2022 bảo đảm tiến độ, chất lượng. Hai là, thực hiện tốt các nhiệm vụ thường xuyên, trong đó, cần quan tâm đến tổ chức bộ máy, biên chế gắn với vị trí việc làm; công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp; củng cố tổ chức cơ sở đảng, phát triển đội ngũ đảng viên; công tác bảo vệ chúnh trị nội bộ; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyên về xây dựng Đảng… Ba là, tăng cường công tác phối hợp giữa ban tổ chức các tỉnh, thành ủy với các vụ, cục, đơn vị thuộc Ban Tổ chức Trung ương.
Kết luận hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai ghi nhận, đánh giá cao các ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy các tỉnh phía Nam đã có nhiều nỗ lực trong công tác tham mưu, công tác tổ chức xây dựng Đảng cho ban thường vụ, ban chấp hành tỉnh ủy, thành ủy các tỉnh, góp phần vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương; bảo đảm quốc phòng - an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Ghi nhận những cách làm hay, mô hình mới của các địa phương, để từ đó rút kinh nghiệm cho quá trình triển khai công tác tổ chức xây dựng Đảng. Nhiều địa phương có những cách làm sáng tạo, đổi mới cần được động viên, biểu dương.
Đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh, công tác tổ chức xây dựng Đảng là công tác khó khăn, phức tạp, yêu cầu cao, đòi hỏi phải chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả và làm sao để công tác tham mưu phải bảo đảm sự tin cậy. Người làm công tác cán bộ cần có độ nhạy cảm, vì công tác tham mưu không chính xác, hiệu quả không cao, không bảo đảm quy định của Đảng sẽ để lại ít nhiều hậu quả, nhất là trong công tác cán bộ. Cán bộ là khâu then chốt của then chốt. Từ Trung ương đến địa phương, cán bộ làm công tác xây dựng tổ chức Đảng phải luôn rèn luyện nâng cao bản lĩnh, trau dồi nghề nghiệp, hiểu sâu, tinh thông việc mình đang làm. Trong công tác cán bộ phải công tâm, khách quan, trung thực, có độ nhạy cần thiết để làm công tác tham mưu, phải đủ bản lĩnh, dũng cảm để tham mưu “có” hoặc “không”. Việc đó bảo đảm không chỉ sự tin tưởng của cán bộ, đảng viên mà còn của nhân dân, uy tín của ngành tổ chức xây dựng Đảng./.
Hội nghị quán triệt, triển khai Quy định số 65-QĐ/TW của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ  (28/05/2022)
Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Giải Búa liềm vàng họp chuẩn bị lễ trao giải lần thứ VI - năm 2021  (27/12/2021)
Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc đến từng cấp ủy, chính quyền và người dân  (18/11/2021)
Hội nghị đóng góp ý kiến một số đề án của Ban Tổ chức Trung ương  (17/11/2021)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam