Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng
TCCS - Ngày 11-6-2022, tỉnh Vĩnh Long tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Hùng (11-6-1912 - 11-6-2022), người chiến sĩ cộng sản trung kiên, bất khuất; người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Dự buổi lễ còn có các Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương; các đồng chí lão thành cách mạng; Mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang; Anh hùng Lao động… tỉnh Vĩnh Long.
Trước đó, sáng cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng nhớ, tri ân đồng chí Phạm Hùng tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng ở Ấp Long Thuận A, xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Tại đây, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham quan khu trưng bày những hình ảnh, tư liệu quý về đồng chí Phạm Hùng.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Phạm Hùng, đồng chí Bùi Văn Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long bày tỏ, quê hương Vĩnh Long và vùng đất Nam Bộ rất đỗi tự hào về đồng chí Phạm Hùng. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Long phát huy mạnh mẽ truyền thống quê hương cách mạng trong suốt quá trình xây dựng và phát triển. Hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ một tỉnh thuần nông, cơ sở vật chất - kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội lạc hậu; đến nay, hạ tầng kinh tế - xã hội của Vĩnh Long cơ bản hoàn thiện, là tỉnh khá trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 57 triệu đồng/năm.
Đảng bộ, quân và dân tỉnh Vĩnh Long sẽ tiếp tục chung sức, chung lòng, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2022 và những năm tiếp theo, xây dựng tỉnh Vĩnh Long ngày càng phát triển, mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, góp phần thiết thực vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, luôn xứng đáng với tình cảm và ước nguyện của đồng chí Phạm Hùng đối với quê hương Vĩnh Long thân yêu.
Đồng chí Phạm Hùng tên khai sinh là Phạm Văn Thiện, sinh ra tại ấp Long Thiềng, làng Long Hồ, tổng Bình Long, huyện Vĩnh Bình (nay thuộc xã Long Phước, huyện Long Hồ) tỉnh Vĩnh Long. Chứng kiến sự áp bức bóc lột, đàn áp dã man của thực dân Pháp, đồng chí Phạm Hùng căm thù giặc và sớm giác ngộ, tham gia phong trào cách mạng, được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương vào năm 1930. Bị thực dân Pháp bắt và tù đầy qua gần 15 năm, trong đó có hơn 11 năm bị giam ở nhà tù Côn Đảo, khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, trên cương vị Bí thư Đảo ủy, đồng chí đã lãnh đạo anh em tù nhân đứng lên giải phóng Côn Đảo. Sau đó, đồng chí được Đảng đón từ Côn Đảo trở về, trực tiếp tham gia lãnh đạo nhân dân Nam Bộ tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Trong quá trình hoạt động cách mạng, cống hiến cho đất nước, đồng chí Phạm Hùng được Đảng, Nhà nước giao đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng: Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho (năm 1931), Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Thống nhất Trung ương (năm 1956), Phó Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1958); Bí thư Trung ương Cục miền Nam và Chính ủy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam (năm 1967); Chính ủy Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (năm 1975). Năm 1976, tại Đại hội lần thứ IV của Đảng, đồng chí tiếp tục được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ. Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VIII (6-1987), đồng chí được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Năm 1988, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng đột ngột từ trần khi đang đi công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh./.
Trung Duy (tổng hợp)
Đóng góp to lớn của đồng chí Phạm Hùng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc  (11/06/2022)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày truyền thống Binh đoàn 11  (09/06/2022)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh và thân thiện cho trẻ em  (31/05/2022)
Chủ tịch nước làm việc với Thường trực Ban Chỉ đạo Đề án xây dựng Nhà nước pháp quyền  (25/05/2022)
Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2022  (21/05/2022)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển