Quý I-2022, Agribank dành hơn 120 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội
TCCS - Năm 2021, hoạt động trong bối cảnh gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, Agribank thực hiện nghiêm túc chủ trương tiết giảm chi phí hoạt động của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, đồng thời dành hơn 500 tỷ đồng ủng hộ các hoạt động an sinh xã hội.
Nhân dịp đón xuân Nhâm Dần vừa qua, Agribank đã ủng hộ 74 tỷ đồng quà tết hỗ trợ cho người nghèo và đối tượng chính sách, đồng thời tiếp tục dành hơn 47 tỷ đồng (đợt I) tài trợ cho công tác giáo dục, y tế, làm nhà tình nghĩa, nhà cho người nghèo, nhà đại đoàn kết… ngay trong quý I năm 2022.
Thực hiện chủ trương về tiết giảm chi phí hoạt động, dành nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng đại dịch, mặc dù đặc thù phục vụ đối tượng khách hàng khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, song bằng nỗ lực của mình, năm 2021, Agribank tiết giảm tối đa chi phí hoạt động, dành nguồn lực sẻ chia với cộng đồng.
Theo số liệu do Ngân hàng Nhà nước công bố, Agribank là ngân hàng đứng đầu về kết quả giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng với tổng số tiền lãi đã giảm là 5.512 tỷ đồng, số dư nợ được giảm lãi suất là gần 1,4 triệu tỷ đồng cho gần 3,5 triệu khách hàng.
Cùng với đó, ngân hàng đã chủ động miễn giảm các loại phí dịch vụ và lãi suất cho vay, triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất với quy mô 300.000 tỷ đồng và 300 triệu USD. Nếu tính cả 700 tỷ đồng giảm lãi của các chương trình cho vay lãi suất ưu đãi và 902 tỷ đồng giảm do áp dụng chính sách miễn giảm phí, năm 2021, Agribank đã dành khoảng 7.100 tỷ đồng lợi nhuận hỗ trợ khách hàng.
Ngay trong Quý I-2022, Agribank tiếp tục dành 30.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp lớn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm. Những giải pháp này được các chuyên gia đánh giá là “đòn bẩy” tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, qua đó góp phần kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Ý thức vai trò và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, trong năm 2021, toàn hệ thống Agribank đã ủng hộ kinh phí hơn 500 tỷ đồng công tác an sinh xã hội trên địa bàn cả nước. Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, Agribank đã triển khai nhiều hoạt động chung tay cùng cộng đồng ứng phó dịch bệnh, thích ứng trong điều kiện bình thường mới. Ủng hộ Quỹ vắc-xin và công tác phòng chống dịch, chung tay hỗ trợ tiêu thụ nông sản, gian hàng 0 đồng, triệu túi an sinh, những ATM gạo, ATM oxy nghĩa tình trong tâm dịch được Agribank phát động và triển khai rộng khắp, lan tỏa tinh thần, văn hóa sẻ chia của người Agribank với cộng đồng.
Hưởng ứng phát động của Chính phủ với chương trình "Sóng và máy tính cho em", hai năm liên tiếp, Agribank triển khai chương trình trao tặng tủ sách, thiết bị học tập “Thêm con chữ, bớt đói nghèo” tại 60 địa phương trong cả nước với kinh phí gần 10 tỷ đồng, được cấp ủy, chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội đánh giá cao về ý nghĩa và tính nhân văn của chương trình.
Hình ảnh thương hiệu “Agribank – Ngân hàng vì cộng đồng” được khẳng định qua nhiều hoạt động an sinh xã hội, tập trung lĩnh vực y tế, giáo dục, xây nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết… Dự kiến trong năm 2022, Agribank tiếp tục dành khoảng 600 tỷ đồng triển khai các hoạt động an sinh xã hội, sẻ chia với cộng đồng, lan tỏa dấu ấn Agribank đến mọi miền Tổ quốc, đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo./.
Agribank vinh dự đạt giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2021  (31/03/2022)
Agribank - Tự hào hành trình 34 năm phát triển (26-3-1988 - 26-3-2022)  (25/03/2022)
Phát huy vai trò của phúc lợi doanh nghiệp trong bảo đảm và từng bước nâng cao phúc lợi xã hội cho người dân  (01/03/2022)
Agribank và Vietnam Post ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện  (17/02/2022)
Agribank xếp hạng cao nhất trong 11 ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam được xếp hạng toàn cầu năm 2022  (10/02/2022)
An sinh xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số  (01/02/2022)
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển