Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Dịch COVID-19 được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc
TCCS – Ngày 9-4-2022, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Phiên họp được tổ chức trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phát biểu tại phiên họp, lãnh đạo các địa phương, các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương cho rằng, mặc dù tình hình dịch được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, số ca chuyển nặng, tử vong giảm sâu, song số ca mắc mới vẫn ở mức cao, trong khi năng lực hệ thống y tế cơ sở vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn; một số địa phương vẫn thiếu vaccine để tiêm tăng cường cho nhân dân; một bộ phận người dân có tâm lý chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch.
Lãnh đạo các địa phương, các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các ban, bộ, ngành đã thảo luận, giải trình quy định về phòng, chống dịch COVID-19 và các vấn đề liên quan phù hợp với tình hình mới; dự báo tình hình để phòng, chống dịch kịp thời, linh hoạt; thực hiện chiến lược tiêm vaccine trong thời gian tới, nhất là đối với việc tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi; công tác tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với dịch bệnh.
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, tuy có nhiều khó khăn, thử thách, song tình hình dịch COVID-19 đang được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, với số ca chuyển nặng, tử vong giảm sâu, nhất là trong 1 tháng vừa qua. Nhờ đó, cả nước có điều kiện phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế - xã hội phục hồi nhanh và tăng trưởng khá, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Chính trị ổn định, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được tăng cường, đạt hiệu quả. Cả nước yên tâm mở cửa du lịch trở lại, đón phần lớn học sinh đến trường, phù hợp với tình hình.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, bên cạnh những thành quả, vẫn còn những hạn chế, như tốc độ tiêm mũi vaccine thứ 3 cho người dân từ 18 tuổi trở lên còn chậm; cung ứng, tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi chưa đạt kế hoạch; lúng túng, bị động trong việc điều trị F0 tại nhà. Một số hướng dẫn còn thiếu kịp thời, thiếu thống nhất. Nhân lực cho phòng, chống dịch còn thiếu hụt, nhất là khi số ca nhiễm cao. Chi trả thanh toán tài chính cho công tác phòng, chống dịch vẫn còn vướng mắc. Vẫn có nơi, có lúc còn chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch. Một số ban chỉ đạo thiếu quyết liệt; chưa thực hiện thích ứng linh hoạt, hiệu quả. Hậu cần phục vụ cho tiêm chủng chưa đáp ứng yêu cầu.
Về nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ban chỉ đạo các cấp, các bộ, ngành, địa phương bám sát tình hình dịch bệnh ở trong nước, khu vực và trên thế giới, kịp thời phát hiện các chủng virus mới xâm nhập, xuất hiện; bám sát các khuyến cáo của các cơ quan y tế, các nhà khoa học để nghiên cứu, có giải pháp phòng, chống phù hợp với điều kiện Việt Nam; tăng cường y tế cơ sở, y tế dự phòng; đẩy mạnh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là đối với các đối tượng ưu tiên và kiểm soát rủi ro như người cao tuổi, người có bệnh nền, trẻ em, công nhân trong khu công nghiệp, nơi tập trung đông người.
Thủ tướng chỉ đạo, không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác với dịch COVID-19. Triển khai nhất quán, đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 giai đoạn 2022 - 2023 theo Nghị quyết số 38/NQ-CP của Chính phủ với phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; phòng, chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro; sẵn sàng kịch bản cho mọi tình huống, kể cả tình huống có biến chủng mới lây lan nhanh và nguy hiểm hơn. Các ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp gắn với chuẩn bị các nguồn lực ứng phó với dịch bệnh, nhất là khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Thủ tướng nhấn mạnh, vaccine là vũ khí chiến lược để phòng, chống dịch COVID-19. Do đó, phải đẩy mạnh, thần tốc hơn nữa tiêm mũi thứ 3 cho các đối tượng cần tiêm; hoàn thành tiêm vaccine mũi 2 cho trẻ em từ 12-18 tuổi trong tháng 4-2022; đẩy nhanh cung ứng, tổ chức chiến dịch tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 dưới 12 tuổi, hoàn thành trong quý 2-2022. Trên tinh thần là “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà tường người" để tiêm vaccine. Tiếp tục nghiên cứu, tiêm mũi vaccine thứ 4 cho các đối tượng cần kiểm soát rủi ro.
Cùng với đó, các ngành, đơn vị, địa phương chủ động về thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, vaccine mới, chuẩn bị cho tình huống có xuất hiện biến chủng mới của virus; không để bị bị động về thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, vaccine phòng COVID-19 trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ban chỉ đạo các cấp tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, bám sát tình hình; đã tích cực rồi tích cực hơn nữa; đã nỗ lực rồi, nỗ lực hơn nữa; xác định trọng tâm, trọng điểm để ứng phó phù hợp, hiệu quả. Các bộ, ngành liên quan rà soát các quy định, quy chế hiện hành; bám sát tình hình thực tế để có các quy định, quy chế, quy trình, quy chuẩn phù hợp; bảo đảm thống nhất, tập trung, tránh mỗi nơi làm một kiểu; tăng cường phối hợp và đẩy mạnh hợp tác, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế trong phòng, chống dịch.
Tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong phòng, chống dịch; bảo đảm thượng tôn pháp luật; tăng cường kiểm tra, giám sát trong thực hiện các quy định trong phòng, chống dịch. Các bộ, ngành, địa phương phải phối hợp chặt chẽ để thực hiện các nhiệm vụ như Ban Chỉ đạo đã đề ra. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo việc triển khai phòng, chống dịch gắn với phục hồi nhanh và phát triển kinh tế - xã hội bền vững; thúc đẩy hoạt động du lịch an toàn, hiệu quả, tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh; coi trọng việc bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người dân./.
Trung Duy (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương  (06/04/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Bảo đảm điện năng phục vụ phục hồi nhanh và phát triển kinh tế - xã hội bền vững  (04/04/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ IV  (27/03/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chủ động, linh hoạt và đẩy mạnh hơn nữa việc mở cửa thị trường du lịch quốc tế  (26/03/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Tỉnh ủy Bình Phước  (20/03/2022)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên