Thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc: Xây dựng phương án giảng dạy hiệu quả, phù hợp với diễn biến dịch bệnh COVID-19
TCCS - Các cấp học trên địa bàn thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh phúc đang rấp rút chuẩn bị các điều kiện để đón học sinh bước vào năm học mới 2021 - 2022. Ngoài bảo đảm cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và nâng cao mức độ phòng, chống dịch, còn chú trọng xây dựng các phương án dạy học theo tiêu chí đa dạng hóa hình thức giảng dạy nhằm chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh đối với các cấp học.
Thành phố Phúc Yên hiện có 16 trường mầm non, 44 cơ sở mầm non tư thục, 12 trường tiểu học và 12 trường trung học cơ sở. Để chuẩn bị cho năm học mới, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố đã chỉ đạo các nhà trường rà soát cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; sắp xếp đội ngũ; tăng cường quản lý các dịch vụ công tác bán trú trong trường học; thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch và xây dựng phương án dạy học dự phòng phù hợp.
Tại Trường tiểu học Lưu Quý An, năm học 2021 - 2022, nhà trường đón 325 trẻ vào học lớp 1, giảm 25 cháu so với năm học trước. Ngày 23-8-2021, học sinh khối 1 đã tựu trường để làm quen với lớp học, cô giáo và duy trì nền nếp học tập cho đến ngày khai giảng. Trước khi đón học sinh, nhà trường đã tổng vệ sinh, khử khuẩn toàn bộ sân trường, lớp học bảo đảm môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn để đón học sinh các khối 2, 3,4,5 tựu trường. Về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của nhà trường cơ bản đáp ứng công tác giảng dạy. Tuy nhiên, nhà trường còn thiếu một số phòng bộ môn, sĩ số các lớp khá đông so với mặt bằng chung.
Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, nhà trường đã quán triệt phụ huynh học sinh khi đưa, đón con không vào sân trường, không tập trung đông người và thực hiện khai báo y tế thông qua quét mã QR code. Thực hiện chủ trương “lớp học cách ly lớp học”, vào thời điểm đón, trả học sinh, giờ ra chơi, ăn bán trú, nhà trường có kế hoạch tăng cường giáo viên để giám sát, nhắc nhở học sinh không chạy nhảy, sang chơi ở các lớp khác; duy trì việc học tập, vui chơi tại lớp; hạn chế tối đa việc tiếp xúc, giao lưu giữa các lớp, khối học sinh.
Ngay từ đầu năm học, các trường trên địa bàn thành phố đã xây dựng các phương án dạy học trực tiếp và trực tuyến; linh hoạt các hình thức giảng dạy trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, học sinh có thể phải tạm nghỉ ở nhà để phòng, chống dịch. Tận dụng quỹ thời gian “vàng”, trong tuần này, các giáo viên chủ nhiệm khối lớp 1 đã dành thời gian tối đa để làm quen với học sinh; điều chỉnh giáo án phù hợp giữa các tuần để có thể triển khai học online ngay trong trường hợp học sinh phải tạm nghỉ.
Thực hiện chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố, hiện nay, các cơ sở giáo dục trên địa bàn đã chủ động rà soát cơ sở vật chất; kịp thời sửa chữa, khắc phục và xử lý các hạng mục xuống cấp; kiện toàn lại đội ngũ giáo viên, bảo đảm mọi điều kiện sẵn sàng cho lễ khai giảng năm học mới. Đồng thời, chủ động phương án, kịch bản tổ chức dạy học phù hợp với khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục, điều kiện thực tế của người học trong trường hợp dịch bệnh COVID-19 tái bùng phát ở địa phương.
Hiện nay, đối với các trường học trên địa bàn thành phố Phúc Yên, việc dạy và học online hiện nay đối với cô, trò không còn bỡ ngỡ, bởi hình thức dạy học trực tuyến đã được triển khai có hiệu quả trong thời gian vừa qua. Các trường đều có kho học liệu điện tử phù hợp, sẵn sàng tổ chức dạy học trực tuyến, bảo đảm việc tiếp thu kiến thức của học sinh không bị gián đoạn.
Năm học 2021 - 2022, nhiệm vụ của ngành giáo dục thành phố Phúc Yên là tiếp tục nâng cao kỷ cương nền nếp; chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn; triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1, 2 và 6; xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực và quan tâm trang bị kỹ năng sống cho học sinh… Trên cơ sở đó, ngành giáo dục thành phố đã xây dựng nhiệm vụ cụ thể đối với từng cấp học, đồng thời, đề ra các giải pháp thực hiện nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra./.
Petrovietnam trao tặng 200 máy thở dòng chức năng cao phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng  (21/08/2021)
Những khó khăn từ thị trường sản phẩm dầu khí  (21/08/2021)
Hà Nội cùng cả nước chủ động phòng, chống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19  (20/08/2021)
Vietcombank tài trợ 5 tỷ đồng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại tỉnh Sóc Trăng  (13/08/2021)
Agribank ủng hộ 300 tỷ đồng cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19  (13/08/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển