TCCS - Ngày 28-7-2021, Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc cuối cùng, đã thảo luận, quyết định, thông qua nhiều vấn đề quan trọng và bế mạc.
Trong phiên làm việc buổi sáng, Quốc hội họp riêng, nghe: Báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn về cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ; dự thảo Nghị quyết về cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ. Sau đó, Quốc hội thông qua nghị quyết với kết quả có 479/479 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 95.99% tính trên tổng số đại biểu).
Quốc hội họp riêng nghe: Báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn về đề nghị phê chuẩn việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về đề nghị phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bằng hình thức bỏ phiếu kín. Tiếp theo đó, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày dự thảo Nghị quyết về phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và biểu quyết thông qua nghị quyết bằng hệ thống biểu quyết điện tử. Với tổng số 472/476 số phiếu tán thành, đạt tỷ lệ 94,59% (tính trên tổng số đại biểu), Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đối với các đồng chí: Nguyễn Văn Dũng, Ngô Tiến Hùng, Nguyễn Biên Thùy, Đào Thị Minh Thủy. Căn cứ nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước sẽ bổ nhiệm các ông, bà nêu trên làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1-10-2021.
Tiếp theo chương trình làm việc phiên buổi sáng Quốc hội đã biểu quyết thông qua các nghị quyết:
- Với 476/477 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 95,39% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019.
- Với 479/479 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95.59% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.
- Với 474/477 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 94.99% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
- Với 476/478 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95.39% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
- Với 474/476 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 94.99% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Kết thúc phiên họp buổi sáng, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội họp riêng, nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn, bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở đoàn về đề nghị phê chuẩn việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng, bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Trong phiên họp buổi chiều, Quốc hội họp riêng, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh trình bày báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn về đề nghị phê chuẩn việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng, bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ. Bằng hình thức bỏ phiếu kín Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ (với 479/479 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành) và Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ (với 476/476 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành). Theo 2 nghị quyết được thông qua, Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm 4 Phó Thủ tướng và 22 bộ trưởng, trưởng ngành nhiệm kỳ Chính phủ 2021 - 2026.
Cụ thể, 4 nhân sự được phê chuẩn bổ nhiệm Phó Thủ tướng gồm các đồng chí: Phạm Bình Minh; Lê Minh Khái; Vũ Đức Đam và Lê Văn Thành. Nhân sự được phê chuẩn việc bổ nhiệm các vị trí bộ trưởng là: Đại tướng Phan Văn Giang - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an; đồng chí Bùi Thanh Sơn - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Bộ trưởng Bộ Nội vụ; đồng chí Lê Thành Long - Bộ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng chí Hồ Đức Phớc - Bộ trưởng Bộ Tài Chính; đồng chí Nguyễn Hồng Diên - Bộ trưởng Bộ Công Thương; đồng chí Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng chí Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; đồng chí Nguyễn Thanh Nghị - Bộ trưởng Bộ Xây dựng; đồng chí Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; đồng chí Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đồng chí Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; đồng chí Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng chí Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế. Bốn nhân sự được phê chuẩn bổ nhiệm thủ trưởng cơ quan ngang bộ gồm: đồng chí Trần Văn Sơn - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đồng chí Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và đồng chí Đoàn Hồng Phong - Tổng thanh tra Chính phủ.
Tiếp theo chương trình làm việc, Quốc hội họp riêng, nghe Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trình bày tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh bằng hình thức bỏ phiếu kín. Sau đó, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày dự thảo Nghị quyết phê chuẩn Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh bằng hệ thống biểu quyết điện tử, kết quả: có 470/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Theo Nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Các Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh gồm: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ khi được biểu quyết thông qua.
Cuối phiên làm việc buổi chiều, Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV. Với 469/469 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 93.99% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV. Quốc hội nghe Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV và làm lễ chào cờ./.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao nghị quyết về công tác cán bộ  (24/07/2021)
Ngày làm việc thứ ba của Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV  (22/07/2021)
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV  (20/07/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển