Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam
TCCS - Ngày 10-4-2021, tại thành phố Đà Nẵng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những kết quả đạt được của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Quảng Nam và Đà Nẵng là vùng đất điển hình cho tinh thần chiến đấu, hy sinh trong chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hòa bình lập lại, Quảng Nam và Đà Nẵng đã vươn lên mạnh mẽ. Hai địa phương không những phát triển du lịch mà còn tập trung vào các thế mạnh khác.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kinh tế của Quảng Nam và Đà Nẵng tăng trưởng âm. Đầu năm 2021, sau Đại hội XIII của Đảng, hai địa phương đã có bước tổ chức lại bộ máy, vì vậy có những chuyển biến đáng mừng. Vào quý 1-2021, tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng có sự tăng trưởng vượt bậc.
Tỉnh Quảng Nam giải quyết được nhiều khó khăn trong thiên tai, lũ lụt, khắc phục hậu quả và không để người dân chịu cảnh “màn trời chiếu đất”. Đặc biệt, Quảng Nam đã phát triển nhiều dự án mới, tập trung định hướng, chiến lược phát triển du lịch, dịch vụ.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, hai địa phương cần đổi mới phương thức cách làm, để thúc đẩy các sở, ban, ngành tháo gỡ khó khăn, tìm ra lĩnh vực mũi nhọn; phải ý thức sâu sắc các giá trị lịch sử, văn hóa của địa phương, từ đó có cách ứng xử với nhân dân, với tinh thần cần dân, trọng dân, học dân.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Đà Nẵng là thành phố trung tâm của miền Trung. Đà Nẵng - Quảng Nam là đầu tàu tăng trưởng của miền Trung và là cực tăng trưởng quan trọng của cả nước.
Theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Quảng Nam và Đà Nẵng cần có khát vọng, tạo dấu ấn riêng, trở thành nơi đáng sống; nỗ lực chung tay vào công cuộc xây dựng một Việt Nam hùng cường. Đặc biệt trong thời điểm hậu COVID-19, hai địa phương này phấn đấu là thiên đường du lịch an toàn của quốc tế.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, lãnh đạo hai địa phương cần tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, có quyết tâm, khát vọng, huy động sự đồng lòng, ủng hộ của người dân. Đà Nẵng, Quảng Nam cần sớm khắc phục yếu kém, tồn tại; hoàn thiện bộ máy tổ chức; nâng cao ý chí, sức chiến đấu, cần tạo ra sinh khí, đặc biệt khuyến khích các nhân tố mới; thúc đẩy cải cách, loại bỏ yếu kém, sắp xếp bộ máy tinh gọn, yêu cầu cao; thường xuyên lắng nghe ý kiến người dân; khắc phục, sửa chữa những chính sách không phù hợp; phát huy dân chủ, dám nghĩ dám làm, khuyến khích tinh thần duy tân, đổi mới, tinh thần doanh nhân, khởi nghiệp. Cùng với đó, hai địa phương triển khai sớm, hiệu quả việc tiêm vaccine, bảo đảm nhanh chóng phục hồi kinh tế sau COVID-19…
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu hai địa phương cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong quá trình đầu tư, tạo phúc lợi cho người dân tại khu vực dự án; xây dựng niềm tin và môi trường đầu tư mới, nhất quán bảo đảm quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh cho người dân, doanh nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, khi Đà Nẵng xác định mũi nhọn là ngành công nghiệp công nghệ cao, cần quán triệt tư tưởng là phải có nhà đầu tư tốt, tuân thủ luật pháp trong phát triển kinh tế, xã hội. Thành phố thực hiện chế độ của người lao động, tạo môi trường làm việc tốt hơn nhằm tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế - xã hội…/.
Trung Duy (tổng hợp)
“Tết ấm yêu thương” đến với Bộ đội Biên phòng và bà con ngư dân ven biển của 2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi  (13/01/2021)
Quảng Nam cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới  (31/10/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển