Xây dựng nông thôn mới: Công tác tuyên truyền đi trước
TCCS - Làm tốt công tác tuyên truyền sẽ giúp đông đảo người dân hiểu rõ ý nghĩa, mục tiêu, nội dung, cách làm trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới tại địa phương; từ đó tạo sự đồng thuận, đoàn kết. Vì vậy, tuyên truyền được xem là giải pháp có vai trò quan trọng, cần đi trước trong xây dựng nông thôn mới.
Để nhanh chóng đưa các chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới đi vào cuộc sống, tạo được sự đồng thuận rộng rãi trong nhân dân, các địa phương của tỉnh Quảng Ninh đều rất chú trọng thực hiện thường xuyên, liên tục công tác tuyên truyền; bảo đảm đa dạng, phong phú, sáng tạo cả về hình thức, số lượng và chất lượng thông tin về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Thông qua hệ thống Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các phong trào thi đua cũng không ngừng được nhân rộng qua từng năm, cụ thể hóa từng tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới thành nội dung hoạt động của từng chi hội, đoàn thể ở khu dân cư.
Qua tìm hiểu tại huyện Đầm Hà được biết, ngay từ khi đề án xây dựng huyện nông thôn mới được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, các ngành, đoàn thể tập trung tuyên truyền sâu rộng tới người dân địa phương. Nhiều hình thức đa dạng, linh hoạt, như tuyên truyền miệng, tuyên truyền trực quan, thông qua trang thông tin sinh hoạt nội bộ hằng tháng, các hội thi, tọa đàm chi hội, chi bộ, qua hệ thống truyền thanh, truyền hình, cổng thông tin điện tử, hệ thống băng rôn, biển hiệu... đều được khai thác nhằm đạt mục đích lan tỏa nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chỉ đạo chung.
Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở chủ động làm tốt nhiệm vụ, đưa các nội dung về xây dựng nông thôn mới vào nhiệm vụ thường xuyên. Cách làm này rất hiệu quả bởi đội ngũ này sinh sống và làm việc ngay tại địa bàn dân cư, hiểu rõ các phong tục, tập quán, trình độ nhận thức của người dân.
Bí thư Đảng ủy xã Đầm Hà (huyện Đầm Hà) Lưu Văn Nam cho biết: Đảng ủy đã phân công từng đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành phụ trách địa bàn dân cư duy trì việc dự họp với chi bộ thôn, xóm hằng tháng để nắm tình hình, chỉ đạo và giám sát việc triển khai nghị quyết của các cấp ủy trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Như vậy nhằm giúp cho công tác tuyên truyền có thể tạo được sức lan toả đến tận cơ sở, được người dân đồng tình hưởng ứng. Kết quả tích cực mang lại là đã thay đổi căn bản nhận thức của người dân, xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo, trở thành những mô hình tiêu biểu trong các lĩnh vực vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, giảm nghèo, an sinh xã hội...
Kinh nghiệm của nhiều địa phương, nhất là ở vùng cao cho thấy, với đặc thù đời sống người dân còn khó khăn, thì càng phải chú trọng phương thức tuyên truyền miệng, “mưa dầm thấm lâu” để thay đổi nhận thức của người dân.
Chính quyền cấp xã cũng cần quan tâm đến phân bổ kinh phí thực hiện, kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên đối với hệ thống phương tiện hỗ trợ (trạm, loa truyền thanh thôn, bản, các bảng tin công cộng...) đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Cùng với đó, tuyên truyền cũng phải đi liền với kiểm tra, giám sát, đôn đốc; qua đó ghi nhận, biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân tiêu biểu, những cách làm hay, sáng tạo tại mỗi đơn vị, mỗi khu dân cư. Kịp thời, phản ánh những khó khăn, vướng mắc, tâm tư, kiến nghị, đề xuất hợp pháp, chính đáng của người dân trong quá trình thực hiện.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, các hoạt động tuyên truyền càng được đẩy mạnh, duy trì thường xuyên, liên tục, tạo khí thế sôi nổi từ cơ sở. Mỗi địa phương, vùng miền tùy thuộc vào tình hình thực tiễn, linh hoạt lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp.
Đồng thời quan tâm bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, vận động; củng cố lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên có chuyên môn tốt, có tinh thần trách nhiệm, nắm chắc về nội dung, phương pháp tuyên truyền phong phú, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để người dân hiểu rõ được mục đích cụ thể, thiết thực của việc xây dựng nông thôn mới./.
Khẳng định vai trò của lực lượng biên phòng trong công tác dân vận  (02/09/2020)
Tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh  (27/08/2020)
Tỉnh Quảng Ninh bảo đảm cơ sở vật chất cho năm học mới  (26/08/2020)
Động lực tăng trưởng mới của tỉnh Quảng Ninh  (25/08/2020)
Dịch vụ công đón đầu xu thế nền tảng chính quyền số  (21/08/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển