Bế mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
TCCS - Sau 6 ngày làm việc khẩn trương, hiệu quả, ngày 28-4-2020, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 44 và hoàn thành chương trình đề ra.
Phát biểu bế mạc phiên họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, với tinh thần tập trung, trách nhiệm, quyết tâm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dành 6 ngày làm việc cho phiên họp thứ 44. Đây là phiên họp dài nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ đầu năm đến nay. Các nội dung đều đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận kỹ lưỡng và xem xét thận trọng trước khi quyết định. Tổng Thư ký Quốc hội đã sớm ra thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số nội dung để các cơ quan hữu quan có căn cứ tiếp thu, hoàn chỉnh các nội dung, tài liệu trình Quốc hội tại Kỳ họp tới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Chính phủ, các cơ quan hữu quan cần hết sức lưu ý, khẩn trương rà soát các nội dung đã có trong thông báo kết luận tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để phối hợp đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các báo cáo, tờ trình.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, với sự vào cuộc quyết kiệt, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước, đến thời điểm này cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 ở nước ta đã đạt những kết quả đáng tự hào. Giai đoạn nguy hiểm nhất của dịch bệnh đã từng bước được đẩy lùi nhưng không vì thế mà chủ quan, lơ là để tránh tái lây nhiễm trong cộng đồng.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh cần phải tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 để hạn chế thấp nhất nguy cơ lây lan của dịch bệnh, nhất là trong dịp nghỉ lễ 30-4-2020 và 1-5-2020 sắp tới. Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt để bảo vệ thành quả đã đạt được trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thời gian qua.
Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, mặc dù đã qua thời gian nguy hiểm nhất, nhưng Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn quyết định tổ chức kỳ họp Quốc hội thành 2 đợt, một đợt là trực tuyến, một đợt là họp tập trung nếu tình hình tốt dần lên. Chủ tịch Quốc hội lưu ý cần phải tiếp tục nỗ lực, chủ động hơn nữa triển khai nhiệm vụ, giãn cách xã hội nhưng không nới lỏng công việc, gấp rút hoàn thành các công việc để trình Quốc hội tại Kỳ họp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã chỉ đạo các cơ quan khẩn trương tích cực, chủ động để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9 - kỳ họp đặc biệt lần đầu tiên Quốc hội tiến hành họp trực tuyến. Trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ sẽ có phiên họp như thông lệ để rà soát lại những nội dung dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp. Phiên họp thứ 45 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày 8-5-2020 tới.
Như vậy, tại Phiên họp thứ 44 này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến đối với các dự án trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 và trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ hợp thứ 9 gồm: dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án Luật Thanh niên (sửa đổi); cho ý kiến đối với 3 dự án dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5-2020) gồm: dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; dự án Luật Thỏa thuận quốc tế; dự án Luật Cư trú (sửa đổi).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 của Quốc hội; báo cáo của Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019; trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) và gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động Quốc tế. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sẽ trình Quốc hội ban hành nghị quyết về điều chỉnh mối quan hệ mới này để bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam; Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về nội dung này tại phiên họp tháng 5-2020 tới.
Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9 và dự thảo nghị quyết của Quốc hội về phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; dự thảo nghị định của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội và nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát chuyên đề: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” và việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định về các nội dung gồm: Việc phân bổ, sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương năm 2019; việc thành lập 3 thị xã thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Phú Yên và Bình Định; thực hiện Nghị quyết số 468/NQ-UBTVQH14 và kiến nghị sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện hạng mục bổ sung một số dự án; việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Dự án nút giao thông khác mức tại nút giao thông ngã ba Huế, thành phố Đà Nẵng; việc điều chỉnh tỷ lệ khoán kinh phí, điều chuyển một phần nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của Tổng cục Thuế sang một số đơn vị liên quan./.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44  (21/04/2020)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ quyết định về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19  (10/04/2020)
Khai mạc Phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (23/03/2020)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoàn thành chương trình Phiên họp thứ 42  (12/02/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển