Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm Nga, Na Uy và Thụy Điển
Ngày 20-5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn Cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Liên bang Nga; Vương quốc Na Uy và Vương quốc Thụy Điển.
Theo chương trình, ngày 20-5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn Cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Liên bang Nga; Vương quốc Na Uy và Vương quốc Thụy Điển.
Các chuyến thăm được thực hiện theo lời mời của Thủ tướng Liên bang Nga Dmitri Medvedev, Thủ tướng Na Uy Erna Solberg và Thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven.
Tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân Trần Nguyệt Thu có Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh; Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước Nguyễn Hoàng Anh.
Cùng tham gia Đoàn công tác còn có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Bế Xuân Trường; Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam; Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Ngô Đức Mạnh; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy, cùng lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương.
Tham gia Đoàn Cấp cao Việt Nam thăm chính thức Liên bang Nga còn có Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng; Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà; Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng và Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm.
Chuyến thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 20 đến 23-5 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc diễn ra trong bối cảnh năm 2019 và năm 2020, hai nước sẽ tổ chức Năm Việt Nam tại Nga và Năm Nga tại Việt Nam nhân dịp 25 năm ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nga (1994 - 2019) và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương (1950 - 2020).
Chuyến thăm khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư.
Chuyến thăm chính thức Na Uy từ ngày 24 đến 26-5 lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhằm khẳng định lại mối quan hệ mạnh mẽ giữa hai nước, làm sâu sắc thêm tình hữu nghị truyền thống và tăng cường quan hệ hợp tác giữa Na Uy - Việt Nam theo hướng thực chất và hiệu quả hơn. Đây cũng là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Việt Nam tới Na Uy kể từ năm 1999.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Na Uy sắp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1971 - 2021). 48 năm trước, Na Uy là một trong những quốc gia châu Âu đầu tiên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Chuyến thăm chính thức Thụy Điển từ ngày 26 đến 28-5 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong chương trình công tác đối ngoại lần này nhằm tiếp tục khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc củng cố và tiếp tục phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống tốt đẹp đã được lãnh đạo Cấp cao và đông đảo người dân hai nước gây dựng và dày công vun đắp trong suốt 50 năm qua. Đáng chú ý, chuyến thăm lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là chuyến thăm đầu tiên cấp Thủ tướng đến Thụy Điển sau 20 năm./.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV  (20/05/2019)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 13 đến ngày 19-5-2019  (20/05/2019)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 13 đến 19-5-2019)  (20/05/2019)
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển cân bằng và bền vững cho Việt Nam  (20/05/2019)
Tiêu thụ điện đã cao kỷ lục, vận hành hệ thống điện gặp nhiều thách thức  (20/05/2019)
Kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2019)  (19/05/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển