Biểu hiện sinh động cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam - Nepal
22:53, ngày 11-05-2019
TCCSĐT - Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal K P Sharma Oli và Phu nhân đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 09 đến ngày 13-5-2019. Ngày 11-5-2019, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Nepal Sharma Oli. Ngay sau lễ đón, hai Thủ tướng đã tiến hành hội đàm.
Nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Sharma Oli có chuyến thăm lịch sử lần đầu tiên của một Lãnh đạo cấp cao Nepal tới Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1975, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đây là biểu hiện sinh động cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước. Thủ tướng Sharma Oli bày tỏ vui mừng sang thăm Việt Nam, điểm đến đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á kể từ khi nhậm chức tháng 02-2018, đồng thời bày tỏ sự khâm phục, đánh giá cao đối với những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội và đối ngoại mà Việt Nam đã đạt được...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Phu nhân và Thủ tướng Nepal K.P. Sharma Oli cùng Phu nhân chụp ảnh chung tại Trụ sở Chính phủ, trước khi tiến hành hội đàm. Ảnh: TTXVN |
Hai bên chia sẻ tầm nhìn chung về làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Nepal trên tất cả các lĩnh vực. Hai Thủ tướng đều hài lòng về kết quả chuyến thăm lần này của Thủ tướng Nepal, nhất là việc hai bên đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng, gồm Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ giữa Chính phủ hai nước, Bản ghi nhớ về thiết lập cơ chế tham vấn song phương giữa hai Bộ Ngoại giao, và Ý định thư về đàm phán và ký kết hiệp định khung về hợp tác thương mại và đầu tư giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Công nghiệp, Thương mại và Cung cấp Nepal. Hai Thủ tướng nhất trí đánh giá, đây là những văn kiện tạo nền tảng để hai bên tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc quan hệ hợp tác song phương trong giai đoạn mới.
Hai Thủ tướng nhất trí tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp, trên các kênh Nhà nước, Chính phủ, đảng chính trị, cơ quan lập pháp, địa phương và giao lưu nhân dân, đồng thời nhất trí phối hợp tổ chức các hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhằm kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong năm 2020. Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy nhằm mở rộng quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Nepal trong thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nepal vừa tổ chức ngày 10/5 với sự tham gia trực tiếp của Thủ tướng Nepal. Hai bên nhất trí đánh giá, quan hệ kinh tế - thương mại song phương còn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh mỗi nước, giao các bộ, ngành liên quan nghiên cứu thiết lập các cơ chế hợp tác mới, thiết thực về kinh tế, thương mại và đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp khảo sát thị trường của nhau, triển khai các hoạt động kết nối, giao thương.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Nepal hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là năng lượng, hạ tầng và viễn thông. Thủ tướng Nepal đề nghị Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của Nepal tham gia thị trường Việt Nam. Hai bên đánh giá, nông nghiệp là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển, trên cơ sở đó nhất trí xem xét các đề xuất mở cửa thị trường cho nông sản mỗi nước, nhất là gạo, tiêu, điều, cao su và trái cây nhiệt đới, đồng thời thúc đẩy trao đổi thông tin, mở rộng hợp tác về nông nghiệp công nghệ cao, trao đổi chuyên gia nông nghiệp.
Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực văn hoá, du lịch, giao lưu nhân dân, thúc đẩy du lịch đến Lâm-tì-ni và dãy E-vơ-rét của Nepal cũng như các thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Phía Việt Nam nhất trí thúc đẩy thành lập Hội hữu nghị Việt Nam - Nepal tại Hà Nội trong thời gian tới. Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực tiềm năng khác như khoa học và công nghệ, thông tin và truyền thông, kết nối hàng không và trên một số lĩnh vực như an ninh, hậu cần và phòng chống thảm họa thiên tai.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc mong Chính phủ Nepal tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ công dân Việt Nam sinh sống, làm việc nhằm đóng góp vào nền kinh tế Nepal và làm cầu nối cho quan hệ hai nước. Hai bên cũng chia sẻ nhiều quan điểm chung về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là trong khuôn khổ Liên hợp quốc. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Nepal đã ủng hộ Việt Nam ứng cử làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.
Hai Thủ tướng nhất trí tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp, trên các kênh Nhà nước, Chính phủ, đảng chính trị, cơ quan lập pháp, địa phương và giao lưu nhân dân, đồng thời nhất trí phối hợp tổ chức các hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhằm kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong năm 2020. Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy nhằm mở rộng quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Nepal trong thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nepal vừa tổ chức ngày 10/5 với sự tham gia trực tiếp của Thủ tướng Nepal. Hai bên nhất trí đánh giá, quan hệ kinh tế - thương mại song phương còn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh mỗi nước, giao các bộ, ngành liên quan nghiên cứu thiết lập các cơ chế hợp tác mới, thiết thực về kinh tế, thương mại và đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp khảo sát thị trường của nhau, triển khai các hoạt động kết nối, giao thương.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Nepal hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là năng lượng, hạ tầng và viễn thông. Thủ tướng Nepal đề nghị Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của Nepal tham gia thị trường Việt Nam. Hai bên đánh giá, nông nghiệp là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển, trên cơ sở đó nhất trí xem xét các đề xuất mở cửa thị trường cho nông sản mỗi nước, nhất là gạo, tiêu, điều, cao su và trái cây nhiệt đới, đồng thời thúc đẩy trao đổi thông tin, mở rộng hợp tác về nông nghiệp công nghệ cao, trao đổi chuyên gia nông nghiệp.
Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực văn hoá, du lịch, giao lưu nhân dân, thúc đẩy du lịch đến Lâm-tì-ni và dãy E-vơ-rét của Nepal cũng như các thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Phía Việt Nam nhất trí thúc đẩy thành lập Hội hữu nghị Việt Nam - Nepal tại Hà Nội trong thời gian tới. Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực tiềm năng khác như khoa học và công nghệ, thông tin và truyền thông, kết nối hàng không và trên một số lĩnh vực như an ninh, hậu cần và phòng chống thảm họa thiên tai.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc mong Chính phủ Nepal tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ công dân Việt Nam sinh sống, làm việc nhằm đóng góp vào nền kinh tế Nepal và làm cầu nối cho quan hệ hai nước. Hai bên cũng chia sẻ nhiều quan điểm chung về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là trong khuôn khổ Liên hợp quốc. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Nepal đã ủng hộ Việt Nam ứng cử làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.
** Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội kiến Thủ tướng Nepal Khadga Prasad Sharma Oli tại Nhà Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Thủ tướng Nepal Khadga Prasad Sharma Oli |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chào mừng Thủ tướng Khadga Prasad Sharma Oli và Đoàn thăm chính thức Việt Nam và tham dự Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak 2019); nêu rõ, chuyến thăm của Thủ tướng là bước phát triển mới trong quan hệ hai nước. Thủ tướng Khadga Prasad Sharma Oli cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành thời gian cho cuộc tiếp. Cho biết đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Việt Nam trên cương vị Thủ tướng Nepal, Thủ tướng Khadga Prasad Sharma Oli nêu rõ, Nepal và Việt Nam là hai quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời. Người dân Nepal ủng hộ Việt Nam từ những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Khadga Prasad Sharma Oli bày tỏ hài lòng nhận thấy, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1975 đến nay, mối quan hệ Việt Nam - Nepal đã phát triển tốt đẹp, quan hệ chính trị, ngoại giao ngày càng phát triển mạnh mẽ. Việt Nam và Nepal chia sẻ nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, tôn giáo.
Thủ tướng Khadga Prasad Sharma Oli thông báo với Chủ tịch Quốc hội cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rất thành công, đạt nhiều kết quả tích cực, đáp ứng được mong muốn của lãnh đạo hai nước và là dấu mốc đẩy mạnh hơn nữa quan hệ song phương, trao đổi nhiều vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm. Thủ tướng Khadga Prasad Sharma Oli cho biết, cá nhân ông và nhiều người dân Nepal đã được truyền cảm hứng mạnh mẽ từ cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đến nay ông vẫn nhớ rất rõ ngày Việt Nam giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và niềm vui của nhân dân Việt Nam trong thời khắc lịch sử này. Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã giành được rất nhiều thành tựu trong xây dựng và phát triển đất nước.
Thủ tướng Khadga Prasad Sharma Oli mong muốn thời gian tới hai nước sẽ tăng cường hợp tác, trong đó hướng đến việc thiết lập đường bay thẳng để kết nối, thúc đẩy hợp tác. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này, cùng đi với Đoàn còn có đại diện các doanh nghiệp Nepal. Thủ tướng Khadga Prasad Sharma Oli nêu rõ, đây cũng là một trong những nỗ lực của Nepal nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trân trọng cảm ơn những tình cảm tốt đẹp của Thủ tướng Khadga Prasad Sharma Oli đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đánh giá cao kết quả hội đàm giữa hai Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Nepal. Quốc hội Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước, nhất là thúc đẩy việc thực hiện kết quả hội đàm giữa hai Thủ tướng và các thỏa thuận hợp tác đã đạt trong khuôn khổ chuyến thăm.
Nepal là quốc gia mà nhiều người dân Việt Nam rất mong muốn được đến thăm vì đây không chỉ là quê hương của Đức Phật Thích Ca mà còn có đỉnh núi Everest cao nhất thế giới. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nếu có đường bay thuận tiện thì sẽ thu hút nhiều khách du lịch Việt Nam đến Nepal. Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc Nepal đảm nhận tốt vai trò nước chủ nhà tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc vào năm 2020; chúc Thủ tướng và Đoàn có những ngày tham dự Đại lễ Vesak 2019 và thăm chính thức Việt Nam thành công tốt đẹp./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Khadga Prasad Sharma Oli bày tỏ hài lòng nhận thấy, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1975 đến nay, mối quan hệ Việt Nam - Nepal đã phát triển tốt đẹp, quan hệ chính trị, ngoại giao ngày càng phát triển mạnh mẽ. Việt Nam và Nepal chia sẻ nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, tôn giáo.
Thủ tướng Khadga Prasad Sharma Oli thông báo với Chủ tịch Quốc hội cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rất thành công, đạt nhiều kết quả tích cực, đáp ứng được mong muốn của lãnh đạo hai nước và là dấu mốc đẩy mạnh hơn nữa quan hệ song phương, trao đổi nhiều vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm. Thủ tướng Khadga Prasad Sharma Oli cho biết, cá nhân ông và nhiều người dân Nepal đã được truyền cảm hứng mạnh mẽ từ cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đến nay ông vẫn nhớ rất rõ ngày Việt Nam giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và niềm vui của nhân dân Việt Nam trong thời khắc lịch sử này. Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã giành được rất nhiều thành tựu trong xây dựng và phát triển đất nước.
Thủ tướng Khadga Prasad Sharma Oli mong muốn thời gian tới hai nước sẽ tăng cường hợp tác, trong đó hướng đến việc thiết lập đường bay thẳng để kết nối, thúc đẩy hợp tác. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này, cùng đi với Đoàn còn có đại diện các doanh nghiệp Nepal. Thủ tướng Khadga Prasad Sharma Oli nêu rõ, đây cũng là một trong những nỗ lực của Nepal nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trân trọng cảm ơn những tình cảm tốt đẹp của Thủ tướng Khadga Prasad Sharma Oli đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đánh giá cao kết quả hội đàm giữa hai Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Nepal. Quốc hội Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước, nhất là thúc đẩy việc thực hiện kết quả hội đàm giữa hai Thủ tướng và các thỏa thuận hợp tác đã đạt trong khuôn khổ chuyến thăm.
Nepal là quốc gia mà nhiều người dân Việt Nam rất mong muốn được đến thăm vì đây không chỉ là quê hương của Đức Phật Thích Ca mà còn có đỉnh núi Everest cao nhất thế giới. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nếu có đường bay thuận tiện thì sẽ thu hút nhiều khách du lịch Việt Nam đến Nepal. Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc Nepal đảm nhận tốt vai trò nước chủ nhà tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc vào năm 2020; chúc Thủ tướng và Đoàn có những ngày tham dự Đại lễ Vesak 2019 và thăm chính thức Việt Nam thành công tốt đẹp./.
Nguy cơ sụp đổ thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA)  (11/05/2019)
Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal  (11/05/2019)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội tiếp Phó Tổng thống Ấn Độ  (10/05/2019)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri và làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng  (10/05/2019)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên