Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc
08:00, ngày 17-04-2019
TCCSĐT - Vào lúc 13 giờ chiều theo giờ địa phương, tức 18h giờ chiều 16-4-2019 theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Phu nhân và đoàn cấp cao Việt Nam đã đến sân bay quốc tế Vaclav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Séc theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Andrej Babis.
Lễ đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân tại sân bay quốc tế Vaclav Havel, Praha. Ảnh: TTXVN |
Tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân Trần Nguyệt Thu có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Lê Hải An, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân, Trợ lý Thủ tướng Chính phủ Bùi Huy Hùng, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc, cùng lãnh đạo một số địa phương có hoạt động hợp tác với Cộng hòa Séc.
Đón Thủ tướng Chính phủ và Phu nhân tại sân bay có: Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Séc và cán bộ Bộ Ngoại giao Séc; Đại sứ Séc tại Việt Nam Vitezslav Grepl; Về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Séc Hồ Minh Tuấn và đông đảo cán bộ nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Séc với trang phục áo dài dân tộc và nhiều cờ Việt Nam, Séc. Ngay khi xuống máy bay, duyệt tiêu binh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến tận nơi chào, bắt tay và thăm hỏi đại diện cộng đồng có mặt tại sân bay đón đoàn.
** Tới Thủ đô Praha, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi tiếp ông Jiri Smejc, Chủ tịch Công ty Home Credit - một trong những nhà đầu tư lớn nhất của Cộng hòa Séc sang Việt Nam trên lĩnh vực cho vay cá nhân; tiếp Ban Chấp hành Liên hiệp Hội người Việt tại châu Âu; tiếp ông Marcel Winter, Chủ tịch danh dự Hội Hữu nghị Séc - Việt và thăm cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Séc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Công ty Home Credit (Séc) |
Tại buổi tiếp Chủ tịch Công ty Home Credit, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Công ty Home Credit đầu tư vào Việt Nam và chúc mừng công ty hoạt động hiệu quả. Thủ tướng cho biết Việt Nam đang đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và được các tổ chức quốc tế, các tập đoàn lớn thế giới đánh giá cao. Chính phủ luôn lắng nghe để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, trong đó có Home Credit.
Chủ tịch Công ty Home Credit, ông Jiri Smejc trân trọng cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tiếp, cho biết công ty có mặt tại Việt Nam từ năm 2005 và hiện nay là doanh nghiệp của Séc đầu tư vào Việt Nam lớn nhất. Công ty đã cho vay cá nhân với nửa triệu khách hàng ở Việt Nam. Môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam rất ổn định nên công ty quyết định mở rộng đầu tư và mong muốn hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.
Thủ tướng hoan nghênh công ty mở rộng đầu tư tại Việt Nam và cho biết, sức mua của người dân Việt Nam rất lớn, là cơ hội cho các nhà đầu tư tài chính, nhất là trong bối cảnh lạm phát được kiểm soát tốt, vĩ mô ổn định, môi trường đầu tư thuận lợi. Hoan nghênh Home Credit muốn hoạt động đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, Thủ tướng gợi ý Home Credit có nhiều cơ hội đầu tư vào các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam. Thủ tướng đánh giá cao hoạt động hiệu quả của Công ty Home Credit tại Việt Nam và cho biết Việt Nam sẽ tăng cường mở rộng hợp tác với Séc trên nhiều lĩnh vực. Đây là cơ hội cho các nhà đầu tư của Séc.
Tiếp Ban Chấp hành Liên hiệp Hội người Việt tại châu Âu, Thủ tướng vui mừng được gặp mặt các thành viên Ban Chấp hành Liên hiệp từ nhiều nước châu Âu vượt đường xá xa xôi về Thủ đô Praha tham dự buổi gặp mặt này.Theo Chủ tịch Liên hiệp Hội người Việt tại châu Âu, ông Hoàng Đình Thắng cho biết, Liên hiệp Hội được thành lập từ năm 2016 với ban chấp hành gồm 30 ủy viên đến từ 17 nước châu Âu. Trong hơn hai năm qua, Liên hiệp Hội đã phối hợp tổ chức thành công các hoạt động cộng đồng mang tầm cỡ khu vực.
Liên hiệp Hội rất chú trọng làm tốt công tác đối ngoại, có mối liên hệ thường xuyên một số nghị sỹ của Nghị viện châu Âu. Ban Chấp hành Liên hiệp Hội đã hai lần thăm Nghị viện châu Âu tại Brusel, Bỉ và Straburg, Pháp. Tại đó, Liên hiệp Hội đã đề nghị các nghị sỹ tiếp tục ủng hộ quá trình hội nhập với nước sở tại và giữ gìn văn hóa dân tộc của cộng đồng người Việt tại châu Âu và ủng hộ một số vấn đề mà Việt Nam quan tâm như Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA), vận động bãi bỏ thẻ vàng đối với hàng thủy sản của Việt Nam.
Đại diện Liên Hiệp hội cũng bày tỏ mong muốn Chính phủ có chính sách tốt hơn để khuyến khích và tạo điều kiện cho các công ty, tổ chức và cá nhân đầu tư trở lại vào nước sở tại ổn định, lâu dài; tạo thêm công ăn việc làm; góp phần giúp cộng đồng ổn định, hội nhập và phát triển. Từ đó có thể đóng góp tốt hơn cho quê hương đất nước.
Ghi nhận ý kiến của bà con, Thủ tướng nhấn mạnh đến truyền thống dân tộc người Việt Nam dù ở bất cứ nơi nào cũng đoàn kết, gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống và trong công việc. Thủ tướng ghi nhận và đánh giá cao Liên hiệp các Hội người Việt ở châu Âu dù mới được thành lập nhưng đã tổ chức được nhiều hoạt động phong phú, ý nghĩa và luôn hướng về quê hương, đất nước.
Thông báo tình hình đất nước, Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm đưa đất nước tiến bước mạnh mẽ hơn nữa, làm sao mang lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và mong muốn bà con kiều bào đồng hành với Chính phủ trong quá trình này. Ghi nhận các kiến nghị của bà con, Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn coi người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam; luôn tạo điều kiện để bà con về nước đầu tư, kinh doanh, đóng góp cho quê hương. Thủ tướng mong muốn bà con luôn hướng về Tổ quốc, giữ gìn truyền thống văn hóa.
Tiếp Ban Chấp hành Liên hiệp Hội người Việt tại châu Âu, Thủ tướng vui mừng được gặp mặt các thành viên Ban Chấp hành Liên hiệp từ nhiều nước châu Âu vượt đường xá xa xôi về Thủ đô Praha tham dự buổi gặp mặt này.Theo Chủ tịch Liên hiệp Hội người Việt tại châu Âu, ông Hoàng Đình Thắng cho biết, Liên hiệp Hội được thành lập từ năm 2016 với ban chấp hành gồm 30 ủy viên đến từ 17 nước châu Âu. Trong hơn hai năm qua, Liên hiệp Hội đã phối hợp tổ chức thành công các hoạt động cộng đồng mang tầm cỡ khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh lưu niệm cùng Ban chấp hành Liên hiệp Hội người Việt tại châu Âu. Ảnh: TTXVN |
Liên hiệp Hội rất chú trọng làm tốt công tác đối ngoại, có mối liên hệ thường xuyên một số nghị sỹ của Nghị viện châu Âu. Ban Chấp hành Liên hiệp Hội đã hai lần thăm Nghị viện châu Âu tại Brusel, Bỉ và Straburg, Pháp. Tại đó, Liên hiệp Hội đã đề nghị các nghị sỹ tiếp tục ủng hộ quá trình hội nhập với nước sở tại và giữ gìn văn hóa dân tộc của cộng đồng người Việt tại châu Âu và ủng hộ một số vấn đề mà Việt Nam quan tâm như Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA), vận động bãi bỏ thẻ vàng đối với hàng thủy sản của Việt Nam.
Đại diện Liên Hiệp hội cũng bày tỏ mong muốn Chính phủ có chính sách tốt hơn để khuyến khích và tạo điều kiện cho các công ty, tổ chức và cá nhân đầu tư trở lại vào nước sở tại ổn định, lâu dài; tạo thêm công ăn việc làm; góp phần giúp cộng đồng ổn định, hội nhập và phát triển. Từ đó có thể đóng góp tốt hơn cho quê hương đất nước.
Ghi nhận ý kiến của bà con, Thủ tướng nhấn mạnh đến truyền thống dân tộc người Việt Nam dù ở bất cứ nơi nào cũng đoàn kết, gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống và trong công việc. Thủ tướng ghi nhận và đánh giá cao Liên hiệp các Hội người Việt ở châu Âu dù mới được thành lập nhưng đã tổ chức được nhiều hoạt động phong phú, ý nghĩa và luôn hướng về quê hương, đất nước.
Thông báo tình hình đất nước, Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm đưa đất nước tiến bước mạnh mẽ hơn nữa, làm sao mang lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và mong muốn bà con kiều bào đồng hành với Chính phủ trong quá trình này. Ghi nhận các kiến nghị của bà con, Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn coi người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam; luôn tạo điều kiện để bà con về nước đầu tư, kinh doanh, đóng góp cho quê hương. Thủ tướng mong muốn bà con luôn hướng về Tổ quốc, giữ gìn truyền thống văn hóa.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho Hội Hữu nghị Séc - Việt. Ảnh: TTXVN |
Tiếp ông Marcel Winter, Chủ tịch danh dự Hội Hữu nghị Séc - Việt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò của Hội đã luôn đóng góp tích cực vào tình hữu nghị Việt Nam - Séc. Cảm ơn những tình cảm tốt đẹp của ông M.Winter, Thủ tướng cho rằng, ông là một biểu tượng của tình hữu nghị hai nước, đặc biệt là luôn tích cực giúp đỡ cộng đồng người Việt Nam, cộng đồng được Chính phủ Séc công nhận là một dân tộc thiểu số. Thủ tướng mong Hội Hữu nghị Séc - Việt phối hợp chặt chẽ công tác với Đại sứ quán Việt Nam để đóng góp vào xây dựng tình hữu nghị giữa hai dân tộc.
Ông Marcel Winter cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp; cho biết Hội đã hoạt động 22 năm. Cá nhân ông đã 48 lần sang thăm Việt Nam, rất am hiểu và yêu mến văn hóa và con người Việt Nam. Các thành viên Hội luôn nỗ lực tích cực giúp đỡ cộng đồng người Việt Nam ở Séc vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Ông mong mỏi hai bên sớm mở đường bay thẳng Praha đến Việt Nam.
Tới thăm cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Séc, lắng nghe Đại sứ Việt Nam tại Séc Hồ Minh Tuấn báo cáo với Thủ tướng và Đoàn, thời gian qua, tập thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán luôn quán triệt tốt quan điểm, chủ trương đối ngoại của Đảng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước; hoàn thành tốt công tác đối ngoại Nhà nước, đối ngoại nhân dân mà Đảng, Nhà nước phân công trên địa bàn. Hiện Đại sứ quán cũng đang tích cực phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức các hoạt động hướng đến dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 2020.
Cán bộ nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Séc đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: TXVN |
Bày tỏ vui mừng gặp cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những nỗ lực của lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên của cơ quan đại diện đã khắc phục những khó khăn, vất vả trong công việc và cuộc sống để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thủ tướng nêu rõ, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Séc đang phát triển tốt đẹp. Hợp tác song phương trong các lĩnh vực khác như thương mại, đầu tư, giáo dục đào tạo, khoa học - kỹ thuật, văn hoá - du lịch... đang không ngừng được thúc đẩy phát triển.
Thủ tướng mong muốn Đại sứ quán cần tiếp tục phát huy vai trò của mình trong việc giới thiệu những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam nhằm góp phần thúc đẩy đầu tư, nâng kim ngạch thương mại giữa hai nước tương xứng với tiềm năng của mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Cùng với đó, Đại sứ quán cần làm tốt công tác bảo hộ công dân, chăm lo bảo vệ tốt quyền và lợi ích chính đáng của bà con Việt kiều sinh sống và làm việc tại Séc. Ngoài ra, Đại sứ quán cần tích cực quan hệ tốt với chính quyền sở tại và các tổ chức liên quan, tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước con người và tiềm năng phát triển của Việt Nam đến người dân, doanh nghiệp Cộng hòa Séc.
Dự kiến trong chuyến thăm ngày mai, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ hội kiến Chủ tịch Hạ viện Séc, chào xã giao Tổng thống Séc, dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Séc, tiếp một số tập đoàn lớn của bạn.
Là thành viên của Liên minh châu Âu (EU), Cộng hòa Séc luôn coi Việt Nam là đối tác thương mại truyền thống và tiềm năng, là cầu nối để xuất khẩu sản phẩm của nước này sang thị trường Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Chuyến thăm Séc lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc diễn ra trong bối cảnh hai nước có mối quan hệ tốt đẹp, hướng tới kỷ niệm 70 năm hai nước thiết lập qua hệ ngoại giao (1950-2020) sẽ làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị; tạo thêm động lực mạnh mẽ đưa hợp tác Việt Nam - Cộng hòa Séc lên một tầm cao mới, hiệu quả, bền vững, tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của mỗi bên. Đồng thời, chuyến thăm cũng là dịp để hai bên trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương trên các lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục-đào tạo, xuất khẩu lao động; cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực, quốc tế mà hai bên cùng quan tâm…/.
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 08 đến 14-4-2019)  (16/04/2019)
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày 20-5-2019  (16/04/2019)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hội kiến các nhà lãnh đạo Romania  (16/04/2019)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp Phó Tổng thống Cộng hòa Seychelles  (16/04/2019)
Tuyên bố chung Việt Nam - Romania  (16/04/2019)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 08 đến ngày 14-4-2019)  (16/04/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển