Các chỉ đạo, điều hành nổi bật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 06-3-2019
00:21, ngày 07-03-2019
TCCSĐT - Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”; giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 2.537,01 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 5 địa phương để hỗ trợ cứu đói trong thời gian giáp hạt năm 2019… là những chỉ đạo nổi bật trong ngày.
Cơ cấu lại thị trường bảo hiểm
Phát triển toàn diện thị trường bảo hiểm an toàn, bền vững, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân, bảo đảm an sinh xã hội; doanh nghiệp bảo hiểm có năng lực tài chính vững mạnh, năng lực quản trị điều hành đạt chuẩn mực quốc tế, có khả năng cạnh tranh trong nước và khu vực. Đó là mục tiêu chung đối với thị trường bảo hiểm tại Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đề án đặt mục tiêu cụ thể với thị trường bảo hiểm, trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân về tổng tài sản, tổng số tiền đầu tư, tổng dự phòng nghiệp vụ, tổng nguồn vốn chủ sở hữu, tổng doanh thu tăng bình quân 20% đến năm 2020 và 15%/năm từ năm 2021 đến năm 2025.
Đến năm 2020, có 11% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ và năm 2025 là 15% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ; doanh thu phí bảo hiểm bình quân GDP đến năm 2020 tối đa 3%, đến năm 2025 là 3,5%.
Các sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm khác nhau của mọi tổ chức, cá nhân; công nghệ hiện đại được áp dụng trong mọi hoạt động, lĩnh vực của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm tạo điều kiện tối đa cho khách hàng tham gia bảo hiểm.
Một trong các giải pháp chung cơ cấu lại thị trường bảo hiểm là nâng cao tính minh bạch thông tin. Cụ thể, yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm công khai thông tin đầy đủ, toàn diện và tương ứng một cách kịp thời nhằm giúp cho bên mua bảo hiểm và các tổ chức có liên quan hiểu rõ về cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhằm đẩy mạnh kỷ luật của thị trường, đồng thời giúp mọi tổ chức, cá nhân có liên quan hiểu rõ về doanh nghiệp bảo hiểm, về các loại rủi ro tác động đến hoạt động của doanh nghiệp và cách thức quản lý rủi ro.
Giải pháp chung khác là phát triển và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm, trong đó, phát triển đa dạng các kênh phân phối nhằm đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo hướng chuyên nghiệp, theo kịp với sự phát triển của cách mạng công nghệ 4.0, phục vụ tốt nhất bên mua bảo hiểm, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận bảo hiểm một cách dễ dàng, chuyên nghiệp nhất; quản lý theo nguyên tắc đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ bổ trợ dành cho bảo hiểm theo hướng quy định điều kiện, tiêu chuẩn hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ bổ trợ tương ứng với từng loại hình dịch vụ (dịch vụ tư vấn, quản lý rủi ro; dịch vụ actuary, dịch vụ quản lý bồi thường, dịch vụ giám định tổn thất...).
Triển khai dự án hệ thống thông tin nhằm hệ thống hóa một cách đồng bộ, toàn diện toàn bộ dữ liệu ngành bảo hiểm, vừa phục vụ công tác quản lý giám sát, vừa xây dựng cơ sở tính toán phí bảo hiểm thuần, kiểm soát rủi ro và trục lợi bảo hiểm, giảm thiểu cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời bắt kịp với xu hướng cách mạng công nghệ 4.0.
Đối với lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, cần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, đảm bảo an toàn hệ thống. Cụ thể, xây dựng đầy đủ hệ thống kiểm soát rủi ro tại doanh nghiệp bảo hiểm, kịp thời phát hiện được các rủi ro phát sinh từ hoạt động nghiệp vụ, hoạt động tài chính và quản trị doanh nghiệp, trên cơ sở đó đo lường rủi ro, đánh giá rủi ro, kiểm soát và loại bỏ rủi ro, giám sát và đánh giá lại rủi ro của từng hoạt động và các rủi ro liên quan đến các hoạt động này.
Doanh nghiệp bảo hiểm tự đánh giá, xếp loại, chủ động có biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro, hạn chế tổn thất, can thiệp và điều chỉnh kịp thời trong quá trình hoạt động nhằm ngăn chặn nguy cơ mất khả năng thanh toán, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh; nâng cao năng lực về tài chính, tăng cường quản trị tài chính, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Tăng cường hợp tác trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ để cạnh tranh lành mạnh; hợp tác trong chia sẻ thông tin để xây dựng cơ sở phí bảo hiểm thuần, tránh hạ phí bảo hiểm ảnh hưởng đến an toàn tài chính, đồng thời giảm thiểu rủi ro trục lợi bảo hiểm.
Đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, khuyến khích phát triển đa dạng các sản phẩm mới. Có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm có ý nghĩa cộng đồng và an sinh xã hội như bảo hiểm vi mô, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí.
Đa dạng hóa phương thức và phát triển các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với xu thế kinh doanh gắn liền với cách mạng công nghệ 4.0, theo đó vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vừa đảm bảo đơn giản trong thẩm định và chi trả quyền lợi bảo hiểm cho đối tượng khách hàng sử dụng công nghệ cao, nhưng vẫn bảo đảm an toàn, thận trọng cho doanh nghiệp bảo hiểm, phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tương ứng.
Xuất cấp gạo cho 5 địa phương
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 2.537,01 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 5 địa phương để hỗ trợ cứu đói trong thời gian giáp hạt năm 2019.
Cụ thể, tỉnh Lai Châu được xuất cấp cấp 674,595 tấn gạo; tỉnh Gia Lai 572,565 tấn gạo; tỉnh Hòa Bình 91,995 tấn gạo; tỉnh Lạng Sơn 217,860 tấn gạo và tỉnh Điện Biên 979,995 tấn gạo.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung và số liệu báo cáo.
UBND các tỉnh: Lai Châu, Gia Lai, Hòa Bình, Lạng Sơn, Điện Biên tiếp nhận và sử dụng số gạo được cấp bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng theo quy định. Trường hợp sau khi thực hiện vẫn còn khó khăn, các tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, tiếp tục hỗ trợ theo quy định.
Ban hành chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 02/2019/TT-BTC quy định chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính thay thế Thông tư 15/2013/TT-BTC hướng dẫn Hệ thống chỉ tiêu và Mẫu biểu báo cáo thống kê sử dụng tại các Sở Tài chính.
Thông tư 02 nêu rõ: Số liệu thống kê trong hệ thống báo cáo thống kê quy định tại Thông tư này thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thu thập, tổng hợp thông tin thống kê thuộc lĩnh vực quản lý của mình bao gồm thông tin thống kê của các đơn vị trực thuộc và thông tin thống kê của các đơn vị thuộc quyền quản lý theo phân cấp và theo địa bàn.
Theo Thông tư, các đơn vị có thể báo cáo theo nhiều phương thức: Các đơn vị có thể thực hiện gửi, nhận báo cáo trực tiếp trên Hệ thống thông tin Thống kê tài chính và được xác thực bằng tài khoản được đăng ký bởi đại diện đơn vị báo cáo.
Bên cạnh đó, các đơn vị cũng có thể thực hiện báo cáo theo các phương thức khác. Các đơn vị báo cáo có hệ thống thông tin quản lý báo cáo thống kê điện tử thực hiện gửi báo cáo tự động tới Hệ thống thông tin Thống kê tài chính bằng các phương thức kết nối theo quy định.
Trường hợp hệ thống mạng truyền dữ liệu, phần mềm Hệ thống thông tin Thống kê tài chính gặp sự cố, các đơn vị gửi báo cáo qua hệ thống thư điện tử hoặc qua vật mang tin theo hướng dẫn của Cục Tin học và Thống kê tài chính.
Thông tư số 02/2019/TT-BTC cũng quy định các số liệu báo cáo thống kê phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hoạt động của lĩnh vực quản lý của ngành Tài chính; phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước; sử dụng cho công tác đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách của ngành Tài chính; cung cấp thông tin, dữ liệu theo Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia; đáp ứng yêu cầu trao đổi, cung cấp, phổ biến thông tin thống kê theo quy định của Luật Thống kê và Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01-7-2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê.
Khi có chỉnh sửa đối với số liệu đã báo cáo hoặc số liệu trong kỳ báo cáo có biến động khác thường thì đơn vị báo cáo phải gửi các thuyết minh báo cáo bằng điện tử hoặc văn bản cho đơn vị nhận báo cáo.
Những số liệu báo cáo thống kê và các tài liệu liên quan thuộc danh mục bí mật Nhà nước, bí mật của ngành Tài chính phải được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Tài chính và quy định tại Điều 57 Luật Thống kê số 89/2015/QH13 ngày 23-11-2015.
Các cá nhân được phân quyền khai thác số liệu báo cáo thống kê trên Hệ thống thông tin Thống kê tài chính có trách nhiệm tuân thủ các quy định về quản lý mật khẩu truy nhập hệ thống và bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và Bộ Tài chính.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-3-2019.
Phát triển toàn diện thị trường bảo hiểm an toàn, bền vững, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân, bảo đảm an sinh xã hội; doanh nghiệp bảo hiểm có năng lực tài chính vững mạnh, năng lực quản trị điều hành đạt chuẩn mực quốc tế, có khả năng cạnh tranh trong nước và khu vực. Đó là mục tiêu chung đối với thị trường bảo hiểm tại Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đề án đặt mục tiêu cụ thể với thị trường bảo hiểm, trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân về tổng tài sản, tổng số tiền đầu tư, tổng dự phòng nghiệp vụ, tổng nguồn vốn chủ sở hữu, tổng doanh thu tăng bình quân 20% đến năm 2020 và 15%/năm từ năm 2021 đến năm 2025.
Đến năm 2020, có 11% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ và năm 2025 là 15% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ; doanh thu phí bảo hiểm bình quân GDP đến năm 2020 tối đa 3%, đến năm 2025 là 3,5%.
Các sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm khác nhau của mọi tổ chức, cá nhân; công nghệ hiện đại được áp dụng trong mọi hoạt động, lĩnh vực của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm tạo điều kiện tối đa cho khách hàng tham gia bảo hiểm.
Một trong các giải pháp chung cơ cấu lại thị trường bảo hiểm là nâng cao tính minh bạch thông tin. Cụ thể, yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm công khai thông tin đầy đủ, toàn diện và tương ứng một cách kịp thời nhằm giúp cho bên mua bảo hiểm và các tổ chức có liên quan hiểu rõ về cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhằm đẩy mạnh kỷ luật của thị trường, đồng thời giúp mọi tổ chức, cá nhân có liên quan hiểu rõ về doanh nghiệp bảo hiểm, về các loại rủi ro tác động đến hoạt động của doanh nghiệp và cách thức quản lý rủi ro.
Giải pháp chung khác là phát triển và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm, trong đó, phát triển đa dạng các kênh phân phối nhằm đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo hướng chuyên nghiệp, theo kịp với sự phát triển của cách mạng công nghệ 4.0, phục vụ tốt nhất bên mua bảo hiểm, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận bảo hiểm một cách dễ dàng, chuyên nghiệp nhất; quản lý theo nguyên tắc đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ bổ trợ dành cho bảo hiểm theo hướng quy định điều kiện, tiêu chuẩn hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ bổ trợ tương ứng với từng loại hình dịch vụ (dịch vụ tư vấn, quản lý rủi ro; dịch vụ actuary, dịch vụ quản lý bồi thường, dịch vụ giám định tổn thất...).
Triển khai dự án hệ thống thông tin nhằm hệ thống hóa một cách đồng bộ, toàn diện toàn bộ dữ liệu ngành bảo hiểm, vừa phục vụ công tác quản lý giám sát, vừa xây dựng cơ sở tính toán phí bảo hiểm thuần, kiểm soát rủi ro và trục lợi bảo hiểm, giảm thiểu cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời bắt kịp với xu hướng cách mạng công nghệ 4.0.
Đối với lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, cần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, đảm bảo an toàn hệ thống. Cụ thể, xây dựng đầy đủ hệ thống kiểm soát rủi ro tại doanh nghiệp bảo hiểm, kịp thời phát hiện được các rủi ro phát sinh từ hoạt động nghiệp vụ, hoạt động tài chính và quản trị doanh nghiệp, trên cơ sở đó đo lường rủi ro, đánh giá rủi ro, kiểm soát và loại bỏ rủi ro, giám sát và đánh giá lại rủi ro của từng hoạt động và các rủi ro liên quan đến các hoạt động này.
Doanh nghiệp bảo hiểm tự đánh giá, xếp loại, chủ động có biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro, hạn chế tổn thất, can thiệp và điều chỉnh kịp thời trong quá trình hoạt động nhằm ngăn chặn nguy cơ mất khả năng thanh toán, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh; nâng cao năng lực về tài chính, tăng cường quản trị tài chính, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Tăng cường hợp tác trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ để cạnh tranh lành mạnh; hợp tác trong chia sẻ thông tin để xây dựng cơ sở phí bảo hiểm thuần, tránh hạ phí bảo hiểm ảnh hưởng đến an toàn tài chính, đồng thời giảm thiểu rủi ro trục lợi bảo hiểm.
Đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, khuyến khích phát triển đa dạng các sản phẩm mới. Có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm có ý nghĩa cộng đồng và an sinh xã hội như bảo hiểm vi mô, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí.
Đa dạng hóa phương thức và phát triển các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với xu thế kinh doanh gắn liền với cách mạng công nghệ 4.0, theo đó vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vừa đảm bảo đơn giản trong thẩm định và chi trả quyền lợi bảo hiểm cho đối tượng khách hàng sử dụng công nghệ cao, nhưng vẫn bảo đảm an toàn, thận trọng cho doanh nghiệp bảo hiểm, phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tương ứng.
Xuất cấp gạo cho 5 địa phương
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 2.537,01 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 5 địa phương để hỗ trợ cứu đói trong thời gian giáp hạt năm 2019.
Cụ thể, tỉnh Lai Châu được xuất cấp cấp 674,595 tấn gạo; tỉnh Gia Lai 572,565 tấn gạo; tỉnh Hòa Bình 91,995 tấn gạo; tỉnh Lạng Sơn 217,860 tấn gạo và tỉnh Điện Biên 979,995 tấn gạo.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung và số liệu báo cáo.
UBND các tỉnh: Lai Châu, Gia Lai, Hòa Bình, Lạng Sơn, Điện Biên tiếp nhận và sử dụng số gạo được cấp bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng theo quy định. Trường hợp sau khi thực hiện vẫn còn khó khăn, các tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, tiếp tục hỗ trợ theo quy định.
Ban hành chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 02/2019/TT-BTC quy định chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính thay thế Thông tư 15/2013/TT-BTC hướng dẫn Hệ thống chỉ tiêu và Mẫu biểu báo cáo thống kê sử dụng tại các Sở Tài chính.
Thông tư 02 nêu rõ: Số liệu thống kê trong hệ thống báo cáo thống kê quy định tại Thông tư này thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thu thập, tổng hợp thông tin thống kê thuộc lĩnh vực quản lý của mình bao gồm thông tin thống kê của các đơn vị trực thuộc và thông tin thống kê của các đơn vị thuộc quyền quản lý theo phân cấp và theo địa bàn.
Theo Thông tư, các đơn vị có thể báo cáo theo nhiều phương thức: Các đơn vị có thể thực hiện gửi, nhận báo cáo trực tiếp trên Hệ thống thông tin Thống kê tài chính và được xác thực bằng tài khoản được đăng ký bởi đại diện đơn vị báo cáo.
Bên cạnh đó, các đơn vị cũng có thể thực hiện báo cáo theo các phương thức khác. Các đơn vị báo cáo có hệ thống thông tin quản lý báo cáo thống kê điện tử thực hiện gửi báo cáo tự động tới Hệ thống thông tin Thống kê tài chính bằng các phương thức kết nối theo quy định.
Trường hợp hệ thống mạng truyền dữ liệu, phần mềm Hệ thống thông tin Thống kê tài chính gặp sự cố, các đơn vị gửi báo cáo qua hệ thống thư điện tử hoặc qua vật mang tin theo hướng dẫn của Cục Tin học và Thống kê tài chính.
Thông tư số 02/2019/TT-BTC cũng quy định các số liệu báo cáo thống kê phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hoạt động của lĩnh vực quản lý của ngành Tài chính; phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước; sử dụng cho công tác đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách của ngành Tài chính; cung cấp thông tin, dữ liệu theo Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia; đáp ứng yêu cầu trao đổi, cung cấp, phổ biến thông tin thống kê theo quy định của Luật Thống kê và Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01-7-2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê.
Khi có chỉnh sửa đối với số liệu đã báo cáo hoặc số liệu trong kỳ báo cáo có biến động khác thường thì đơn vị báo cáo phải gửi các thuyết minh báo cáo bằng điện tử hoặc văn bản cho đơn vị nhận báo cáo.
Những số liệu báo cáo thống kê và các tài liệu liên quan thuộc danh mục bí mật Nhà nước, bí mật của ngành Tài chính phải được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Tài chính và quy định tại Điều 57 Luật Thống kê số 89/2015/QH13 ngày 23-11-2015.
Các cá nhân được phân quyền khai thác số liệu báo cáo thống kê trên Hệ thống thông tin Thống kê tài chính có trách nhiệm tuân thủ các quy định về quản lý mật khẩu truy nhập hệ thống và bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và Bộ Tài chính.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-3-2019.
Thủ tướng tiếp đoàn đại biểu người có công quận Hải Châu  (07/03/2019)
Kỳ họp thứ 9 Ủy ban hỗn hợp hợp tác song phương Việt Nam - Philippines  (07/03/2019)
'Lấy hạnh phúc, sự an toàn của phụ nữ, trẻ em là mục tiêu hành động'  (07/03/2019)
Chủ tịch Quốc hội Lào tham quan mô hình kinh tế tập đoàn tại Việt Nam  (07/03/2019)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 25-02 đến 03-3-2019)  (07/03/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển