Giáo dục luôn là ưu tiên trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ
22:08, ngày 05-12-2018
Chiều 05-12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp giáo sư Thomas Vallely, Giám đốc chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard đồng thời là Chủ tịch Quỹ tín thác giáo dục Việt Nam.
Tại buổi tiếp, khẳng định giáo dục và đào tạo là một trong những ưu tiên trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận những đóng góp, nỗ lực của giáo sư trong việc thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa hai nước, trong đó có việc thúc đẩy Chương trình lãnh đạo quản lý cao cấp Việt Nam (VELP) và Đại học Fullbright Việt Nam (FUV).
Thủ tướng cho rằng với uy tín của Đại học Harvard và Việt Nam, trường Đại học Fullbright hoàn toàn có thể tìm được các nguồn tài trợ để hoạt động hiệu quả. Thủ tướng cũng đánh giá cao chất lượng giảng viên của Đại học Fulbright, cho biết những ý kiến đóng góp tích cực của đội ngũ này đã có tác động nhất định, thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam.
Cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, giáo sư Thomas Vallely bày tỏ ấn tượng về sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam thời gian qua; cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ rất tích cực cho việc thành lập Đại học Fullbright như cấp các thủ tục, giấy phép và đặc biệt là đất đai. Ông khẳng định sẽ đưa Đại học Fullbright trở thành cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng trong lĩnh vực chính sách công.
Giáo sư Thomas Vallely đã nêu đề xuất về việc đặt tên trường Chính sách Công và Quản lý (trước đây là Chương trình VELP) thuộc Đại học Fullbright theo tên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng của Việt Nam mà tên tuổi gắn liền với công cuộc đổi mới và đặt tên giảng đường quan trọng nhất của trường theo tên cố Thượng nghị sỹ John McCain, người đã có nhiều gắn bó và góp phần vào quá trình Bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
Ghi nhận các ý kiến của giáo sư, Thủ tướng bày tỏ ủng hộ việc đặt tên Trường Chính sách Công và Quản lý theo tên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và đặt tên giảng đường quan trọng nhất của trường theo tên cố Thượng nghị sỹ John McCain./.
Thủ tướng cho rằng với uy tín của Đại học Harvard và Việt Nam, trường Đại học Fullbright hoàn toàn có thể tìm được các nguồn tài trợ để hoạt động hiệu quả. Thủ tướng cũng đánh giá cao chất lượng giảng viên của Đại học Fulbright, cho biết những ý kiến đóng góp tích cực của đội ngũ này đã có tác động nhất định, thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam.
Cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, giáo sư Thomas Vallely bày tỏ ấn tượng về sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam thời gian qua; cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ rất tích cực cho việc thành lập Đại học Fullbright như cấp các thủ tục, giấy phép và đặc biệt là đất đai. Ông khẳng định sẽ đưa Đại học Fullbright trở thành cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng trong lĩnh vực chính sách công.
Giáo sư Thomas Vallely đã nêu đề xuất về việc đặt tên trường Chính sách Công và Quản lý (trước đây là Chương trình VELP) thuộc Đại học Fullbright theo tên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng của Việt Nam mà tên tuổi gắn liền với công cuộc đổi mới và đặt tên giảng đường quan trọng nhất của trường theo tên cố Thượng nghị sỹ John McCain, người đã có nhiều gắn bó và góp phần vào quá trình Bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
Ghi nhận các ý kiến của giáo sư, Thủ tướng bày tỏ ủng hộ việc đặt tên Trường Chính sách Công và Quản lý theo tên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và đặt tên giảng đường quan trọng nhất của trường theo tên cố Thượng nghị sỹ John McCain./.
Các hoạt động của Chủ tịch Quốc hội tại Hàn Quốc  (05/12/2018)
Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng họp phiên đầu tiên  (05/12/2018)
Thủ tướng: Chính phủ sẽ tăng tốc trong cải cách thủ tục hành chính  (05/12/2018)
Thủ tướng chủ trì họp về công tác tổ chức Đại lễ Vesak 2019  (05/12/2018)
Đề nghị thành phố Houston đẩy mạnh ưu thế hợp tác với Việt Nam  (05/12/2018)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên