Tổng thống Ấn Độ: Tình cảm của người dân Việt đã chạm đến trái tim tôi
TCCSĐT - Sáng 20-11, tại Phủ Chủ tịch, ngay sau khi kết thúc hội đàm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind đã chứng kiến Lễ ký kết và trao bốn văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Các văn kiện hợp tác gồm: Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Trường Đại học Jawarhalal Nehru, New Delhi; Bản ghi nhớ giữa Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và Bộ Truyền thông Ấn Độ về hợp tác trong lĩnh vực truyền thông; Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ; Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam và Cục Ngoại vụ - Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Tiếp đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind đã gặp gỡ đông đảo phóng viên báo chí trong nước và quốc tế, thông báo kết quả cuộc hội đàm vừa diễn ra hiệu quả, thực chất, thắm tình hữu nghị.
Hai bên đã trao đổi toàn diện các mặt của quan hệ song phương Việt Nam-Ấn Độ và các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm. Hai bên nhấn mạnh sự cần thiết làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ trên tất cả các lĩnh vực; nhất trí duy trì các cơ chế hợp tác song phương và triển khai các thỏa thuận cấp cao, các văn kiện hợp tác đã ký kết giữa hai bên.
Hai bên nhất trí cho rằng, quốc phòng-an ninh là một trong những trụ cột quan trọng của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước; nhấn mạnh cần tiếp tục rà soát, tháo gỡ các vướng mắc và đề ra các chính sách, biện pháp cụ thể, thiết thực để tăng cường quan hệ thương mại song phương, sớm đạt mục tiêu kim ngạch xuất, nhập khẩu 15 tỷ USD trong thời gian tới.
Hai bên nhất trí tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư trên những lĩnh vực Ấn Độ có thế mạnh và Việt Nam ưu tiên phát triển; hoan nghênh Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Công ty Dầu khí Quốc gia Ấn độ (ONGC) tiếp tục hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam, chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm mô hình hợp tác mới, hiệu quả hơn. Hai bên cũng nhất trí đẩy mạnh hơn nữa hợp tác văn hóa, du lịch, hàng không, giao lưu nhân dân, giáo dục - đào tạo...
Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là trong khuôn khổ Liên hợp quốc và Phong trào không liên kết. Việt Nam ủng hộ chính sách “Hành động hướng Đông” của Ấn Độ và đánh giá cao việc Ấn Độ ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình.
Trên cương vị Điều phối viên, Việt Nam đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ ASEAN - Ấn Độ. Hai bên nhất trí về tầm quan trọng của việc xây dựng khu vực Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, thịnh vượng trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và luật pháp quốc tế, tự do hàng hải - hàng không. Việt Nam đánh giá cao lập trường của Ấn Độ về Biển Đông thời gian qua và cảm ơn Ấn Độ tiếp tục ủng hộ chủ trương, quan điểm của Việt Nam về vấn đề này.
Thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chân thành cảm ơn tình đoàn kết và sự ủng hộ quý báu mà lãnh đạo và nhân dân Ấn Độ đã dành cho Việt Nam từ trước tới nay; khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Ấn Độ để làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind cảm ơn sâu sắc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã dành cho cá nhân Tổng thống và Đoàn đại biểu Ấn Độ sự đón tiếp nồng hậu. “Những lời nói đặc biệt tốt đẹp của Ngài đã phản ánh mối quan hệ hữu nghị tiên tiến và quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đang đi vào chiều sâu”, Tổng thống Ram Nath Kovind nhấn mạnh.
Nhớ lại cách đây 60 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành chuyến thăm cấp Nhà nước lịch sử trong 11 ngày tới Ấn Độ năm 1958, Tổng thống Ram Nath Kovind cho biết ông rất vui mừng khi chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong khu vực ASEAN. Việt Nam là một trụ cột chiến lược trong Chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ và là đối tác đối thoại quan trọng trong ASEAN.
Tổng thống Ram Nath Kovind nêu rõ là đối tác chiến lược toàn diện, quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam phát triển mạnh mẽ dựa trên sự tin cậy lẫn nhau, hiểu biết lẫn nhau, cùng chia sẻ quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế, cũng như hợp tác chặt chẽ trên các diễn đàn đa phương.
Tổng thống Ram Nath Kovind vui mừng nhận thấy quan hệ kinh tế Ấn Độ-Việt Nam vô cùng khởi sắc, thương mại hai chiều đạt 12,8 tỷ USD vào năm 2017; tin tưởng rằng với sự nỗ lực của cả hai bên, mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD vào năm 2020 sẽ thành hiện thực.
Tổng thống Ram Nath Kovind nhấn mạnh sự tương đồng về văn hóa đã gắn kết chặt chẽ quan hệ hữu nghị giữa hai nước. “Như một lời tri ân tới di sản chung của hai nước, tôi đã bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ Đà Nẵng, nơi tôi đã dừng chân tại quần thể tháp Chăm. Thật tự hào khi Nhóm khảo sát khảo cổ học của Ấn Độ đang tham gia khôi phục tại ba nhóm tháp cổ tại Khu di sản thế giới - Thánh địa Mỹ Sơn. Hai nước Ấn Độ và Việt Nam đã gắn bó qua hàng thế kỷ nhờ giao lưu buôn bán và lời dạy về lòng bi và thiện lương của đức Phật. Tình cảm thân ái của người dân Việt Nam đã thực sự chạm đến trái tim tôi. Tôi sẽ luôn trân trọng chuyến thăm tới đất nước xinh đẹp này của các bạn”./.
Nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa  (20/11/2018)
Nhiều dấu ấn quan trọng tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV  (20/11/2018)
Quốc hội hoàn thành Kỳ họp thứ 6 với nhiều nội dung quan trọng  (20/11/2018)
Lễ đón Tổng thống Ấn Độ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam  (20/11/2018)
Toàn văn Bài phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 6 của Chủ tịch Quốc hội  (20/11/2018)
- Đảng bộ tỉnh Lai Châu chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ và công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Vạch trần phương thức, thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội Facebook để xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam
- Chính sách ngoại giao của Nga tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương
- Dấu ấn của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong sự phát triển quan hệ giữa Việt Nam với các nước lớn
- Hệ thống chính trị cơ sở với việc bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Liên hợp quốc và những đóng góp của Việt Nam -
Văn hóa - Xã hội
Một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa và nâng tầm văn hóa Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay