Nga và Trung Quốc nhất quán trong quan điểm về thương mại quốc tế
23:36, ngày 07-11-2018
Nga và Trung Quốc nhất quán về cách tiếp cận trong việc giải quyết các vấn đề thương mại quốc tế.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã đưa ra tuyên bố trên cuộc họp cấp thủ tướng Nga-Trung lần thứ 23 diễn ra tại Bắc Kinh ngày 07-11.
Theo Thủ tướng Medvedev, Nga và Trung Quốc đều nhất trí rằng mọi bước đi trong lĩnh vực thương mại quốc tế cần phải nhằm thúc đẩy thương mại toàn cầu, trao đổi vốn đầu tư toàn cầu.
Về phần mình, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết Trung Quốc và Nga đều nhất trí rằng toàn cầu hóa nền kinh tế là xu thế không thể đảo ngược. Do đó, chính sách bảo hộ thương mại và cách tiếp cận đơn phương sẽ gây tổn hại đến hệ thống thương mại đa phương, nhất là Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cũng như gây thiệt hại lợi ích của Trung Quốc, Nga và nhiều nước khác trên thế giới.
Theo ông, Trung Quốc và Nga sẵn sàng thúc đẩy đơn giản hóa thương mại, đầu tư và hỗ trợ hội nhập kinh tế khu vực.
Về quan hệ song phương, Thủ tướng Medvedev cho rằng thương mại hai nước đang phát triển tích cực.
Trong năm nay, kim ngạch thương mại Nga-Trung Quốc có triển vọng đạt mức 100 tỷ USD, tuy nhiên theo ông Medvedev, con số này có thể tăng gấp đôi nếu hai bên tích cực thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực như hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, hoàn thiện thương mại điện tử, hệ thống thanh toán.
Trong khi đó, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết Trung Quốc sẵn sàng phát triển quan hệ hợp tác-đầu tư với Nga trong lĩnh vực dầu khí.
Theo ông Lý Khắc Cường, sự hỗn loạn trên thị trường dầu mỏ hiện nay sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế thế giới. Ông nhấn mạnh Trung Quốc và Nga là những nhà cung cấp cũng như tiêu thụ dầu khí lớn nhất thế giới. Do đó, Bắc Kinh sẵn sàng cùng với Moskva phát triển quan hệ hợp tác-đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.
Trung Quốc cũng có kế hoạch phối hợp với Nga thành lập một quỹ khoa học-sáng tạo chung để hỗ trợ hợp tác khoa học-kỹ thuật giữa hai nước và xác định các lĩnh vực phát triển triển vọng.
Theo số liệu của Trung Quốc, kim ngạch trao đổi thương mại giữa nước này với Nga trong 9 tháng đầu năm nay đã tăng 25,7%, lên 77,15 tỷ USD.
Trong năm 2017, con số này tăng 20,8%, đạt 84,07 tỷ USD, cao hơn so với năm trước đó (đạt 69,52 tỷ USD)./.
Theo Thủ tướng Medvedev, Nga và Trung Quốc đều nhất trí rằng mọi bước đi trong lĩnh vực thương mại quốc tế cần phải nhằm thúc đẩy thương mại toàn cầu, trao đổi vốn đầu tư toàn cầu.
Về phần mình, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết Trung Quốc và Nga đều nhất trí rằng toàn cầu hóa nền kinh tế là xu thế không thể đảo ngược. Do đó, chính sách bảo hộ thương mại và cách tiếp cận đơn phương sẽ gây tổn hại đến hệ thống thương mại đa phương, nhất là Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cũng như gây thiệt hại lợi ích của Trung Quốc, Nga và nhiều nước khác trên thế giới.
Theo ông, Trung Quốc và Nga sẵn sàng thúc đẩy đơn giản hóa thương mại, đầu tư và hỗ trợ hội nhập kinh tế khu vực.
Về quan hệ song phương, Thủ tướng Medvedev cho rằng thương mại hai nước đang phát triển tích cực.
Trong năm nay, kim ngạch thương mại Nga-Trung Quốc có triển vọng đạt mức 100 tỷ USD, tuy nhiên theo ông Medvedev, con số này có thể tăng gấp đôi nếu hai bên tích cực thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực như hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, hoàn thiện thương mại điện tử, hệ thống thanh toán.
Trong khi đó, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết Trung Quốc sẵn sàng phát triển quan hệ hợp tác-đầu tư với Nga trong lĩnh vực dầu khí.
Theo ông Lý Khắc Cường, sự hỗn loạn trên thị trường dầu mỏ hiện nay sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế thế giới. Ông nhấn mạnh Trung Quốc và Nga là những nhà cung cấp cũng như tiêu thụ dầu khí lớn nhất thế giới. Do đó, Bắc Kinh sẵn sàng cùng với Moskva phát triển quan hệ hợp tác-đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.
Trung Quốc cũng có kế hoạch phối hợp với Nga thành lập một quỹ khoa học-sáng tạo chung để hỗ trợ hợp tác khoa học-kỹ thuật giữa hai nước và xác định các lĩnh vực phát triển triển vọng.
Theo số liệu của Trung Quốc, kim ngạch trao đổi thương mại giữa nước này với Nga trong 9 tháng đầu năm nay đã tăng 25,7%, lên 77,15 tỷ USD.
Trong năm 2017, con số này tăng 20,8%, đạt 84,07 tỷ USD, cao hơn so với năm trước đó (đạt 69,52 tỷ USD)./.
Thủ tướng chủ trì họp về tình hình sạt lở đất 13 tỉnh miền Trung  (07/11/2018)
Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý vi phạm quản lý đất nông nghiệp ở Phú Quốc  (07/11/2018)
Vùng Lãnh thổ Bắc Australia hoan nghênh các doanh nghiệp Việt Nam  (07/11/2018)
Thủ tướng: Giải đua F1 sẽ đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam  (07/11/2018)
Quốc hội thảo luận dự án Luật Đặc xá và Luật Chăn nuôi  (07/11/2018)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên