Thủ tướng chủ trì Họp Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng đặc khu kinh tế
23:05, ngày 10-07-2018
TCCSĐT - Chiều 10-7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, đã chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo.
Nội dung phiên họp nhằm tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị; những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, xác đáng của cán bộ lão thành; các vị đại biểu Quốc hội; các chuyên gia, các nhà khoa học và nhân dân.
Trên cơ sở đó, tiếp tục xây dựng các phương án phù hợp nhằm thực hiện chủ trương xây dựng các đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt theo quy định của Hiến pháp, các Nghị quyết của Đảng, luật pháp có liên quan; xin ý kiến rộng rãi các nhà khoa học và các tầng lớp nhân dân trước khi trình Quốc hội.
Chính phủ chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống sạt lở
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc triển khai đồng bộ các giải pháp cả công trình và phi công trình, cả trước mắt và lâu dài để khắc phục tình trạng xâm thực làm sạt lở bờ biển, bờ sông.
Vừa qua, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận được phiếu chất vấn của Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thanh Cảnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV chất vấn về những giải pháp của Chính phủ cả trước mắt và lâu dài để khắc phục tình trạng xâm thực làm sạt lở bờ biển, bờ sông ở nhiều tỉnh.
Trả lời chất vấn của Đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh, Phó Thủ tướng cho biết, trước diễn biến sạt lở ngày càng phức tạp, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp.
Về xây dựng thể chế, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Luật Phòng chống thiên tai, Luật Đê điều, Luật Tài nguyên nước, Luật Khí tượng thủy văn, Luật Đầu tư công và các văn bản chi tiết thi hành các Luật trên, trong đó có những nội dung liên quan đến phòng chống thiên tai. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển quy định cụ thể về trách nhiệm của Bộ, ngành và địa phương trong xử lý sạt lở, các biện pháp xử lý sạt lở nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản của nhân dân và nhà nước, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí trong điều kiện nguồn lực còn hết sức khó khăn.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành một số Nghị quyết, Chỉ thị và các văn bản chỉ đạo, điều hành khác, trong đó chỉ đạo nội dung liên quan đến công tác phòng, chống, khắc phục sạt lở ven sông, ven biển (Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17-11-2017, Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18-6-2018).
Giải pháp công trình và phi công trình, trong những năm qua, trong điều kiện hết sức khó khăn về nguồn lực, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phi công trình và công trình để phòng, chống sạt lở ven sông, ven biển như chủ động di dời dân cư, trồng và phục hồi rừng ngập mặn, xây dựng công trình kè chống sạt lở với mục tiêu trước hết tập trung bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân. Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, Chính phủ tiếp tục ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kè và trồng rừng ngập mặn ven biển.
Trong thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo đôn đốc triển khai đồng bộ các giải pháp cả công trình và phi công trình, cả trước mắt và lâu dài để khắc phục tình trạng xâm thực làm sạt lở bờ biển, bờ sông.
Trước mắt, rà soát, cảnh báo khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở ven sông, ven biển. Tổ chức di dời khẩn cấp những hộ dân đang sinh sống tại khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm, nguy cơ cao xảy ra sạt lở đến nơi an toàn; đối với những hộ chưa có điều kiện di dời phải tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ, xây dựng phương án sẵn sàng sơ tán bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, hạn chế thiệt hại tài sản khi có tình huống xấu.
Đồng thời kiên quyết ngăn chặn tình trạng khai thác cát sỏi trái phép, cấm khai thác cát, sỏi tại khu vực có diễn biến sạt lở, có nguy cơ sạt lở; triển khai kịp thời, hiệu quả các dự án phòng, chống, khắc phục sạt lở và trồng rừng, nhất là rừng ngập mặn ven biển đã được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và các chương trình, dự án khác.
Về lâu dài, tăng cường thông tin, tryền thông, đặc biệt là tới chính quyền cơ sở và người dân để nhận thức rõ thực trạng, nguyên nhân, những khó khăn, thách thức cả về nguồn nhân lực, giải pháp kỹ thuật trong khắc phục sạt lở để chủ động phòng, tránh, hạn chế các hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai tại nơi mình sinh sống, trong đó có vấn đề sạt lở bờ sông, bờ biển. Huy động sự vào cuộc của toàn xã hội để ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng công trình, nhà ở tại khu vực có nguy cơ sạt lở, khai thác cát trái phép, tàn phá rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, gắn với trách nhiệm người đứng đầu các cấp.
Thực hiện điều tra, khảo sát, nghiên cứu khoa học để làm tốt công tác dự báo sạt lở bờ sông, bờ biển làm cơ sở rà soát, điều chỉnh các quy hoạch có liên quan, nhất là quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, bố trí, sắp xếp lại dân cư, chỉnh trị sông, phát triển vùng ven sông, ven biển gắn với ứng phó thiên tai, phòng, chống sạt lở. Quy hoạch sắp xếp lại dân cư ven sông, suối, ven biển nhất là khu vực có nguy cơ cao sạt lở.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong nghiên cứu các giải pháp phòng, chống sạt lở, chỉnh trị sông, bảo vệ bờ biển.
Triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về triển khai Nghị quyết số 59/2018/QH14 ngày 12-6-2018 của Quốc hội về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019.
Cụ thể, tại kỳ họp thứ 7, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo bổ sung của Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019; giao Bộ Tài chính báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017.
Về giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018", Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, rà soát, chuẩn bị thông tin, tài liệu, báo cáo khi có yêu cầu tiến hành giám sát của Quốc hội về nội dung này.
Tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ chuẩn bị báo cáo của Chính phủ về công tác năm 2019.
Báo cáo Chính phủ về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2020 sẽ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị; giao Thanh tra Chính phủ chuẩn bị báo cáo của Chính phủ về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; về công tác phòng, chống tham nhũng; về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; công tác thi hành án sẽ do Bộ Tư pháp chuẩn bị; giao Bộ Công an chuẩn bị báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuẩn bị báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Về giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 - 2018", Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an tổng hợp, rà soát, chuẩn bị thông tin, tài liệu, báo cáo khi có yêu cầu tiến hành giám sát của Quốc hội về nội dung này.
Thủ tướng Chính phủ giao bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hợp tác chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, Đoàn giám sát của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; báo cáo, cung cấp những nội dung có liên quan; thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc những kiến nghị sau giám sát và báo cáo kết quả thực hiện đến Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Triển khai thực hiện Nghị quyết về hoạt động chất vấn của Quốc hội
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 63/2018/QH14 ngày 15-6-2018 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.
Trên cơ sở đó, tiếp tục xây dựng các phương án phù hợp nhằm thực hiện chủ trương xây dựng các đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt theo quy định của Hiến pháp, các Nghị quyết của Đảng, luật pháp có liên quan; xin ý kiến rộng rãi các nhà khoa học và các tầng lớp nhân dân trước khi trình Quốc hội.
Chính phủ chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống sạt lở
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc triển khai đồng bộ các giải pháp cả công trình và phi công trình, cả trước mắt và lâu dài để khắc phục tình trạng xâm thực làm sạt lở bờ biển, bờ sông.
Vừa qua, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận được phiếu chất vấn của Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thanh Cảnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV chất vấn về những giải pháp của Chính phủ cả trước mắt và lâu dài để khắc phục tình trạng xâm thực làm sạt lở bờ biển, bờ sông ở nhiều tỉnh.
Trả lời chất vấn của Đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh, Phó Thủ tướng cho biết, trước diễn biến sạt lở ngày càng phức tạp, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp.
Về xây dựng thể chế, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Luật Phòng chống thiên tai, Luật Đê điều, Luật Tài nguyên nước, Luật Khí tượng thủy văn, Luật Đầu tư công và các văn bản chi tiết thi hành các Luật trên, trong đó có những nội dung liên quan đến phòng chống thiên tai. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển quy định cụ thể về trách nhiệm của Bộ, ngành và địa phương trong xử lý sạt lở, các biện pháp xử lý sạt lở nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản của nhân dân và nhà nước, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí trong điều kiện nguồn lực còn hết sức khó khăn.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành một số Nghị quyết, Chỉ thị và các văn bản chỉ đạo, điều hành khác, trong đó chỉ đạo nội dung liên quan đến công tác phòng, chống, khắc phục sạt lở ven sông, ven biển (Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17-11-2017, Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18-6-2018).
Giải pháp công trình và phi công trình, trong những năm qua, trong điều kiện hết sức khó khăn về nguồn lực, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phi công trình và công trình để phòng, chống sạt lở ven sông, ven biển như chủ động di dời dân cư, trồng và phục hồi rừng ngập mặn, xây dựng công trình kè chống sạt lở với mục tiêu trước hết tập trung bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân. Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, Chính phủ tiếp tục ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kè và trồng rừng ngập mặn ven biển.
Trong thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo đôn đốc triển khai đồng bộ các giải pháp cả công trình và phi công trình, cả trước mắt và lâu dài để khắc phục tình trạng xâm thực làm sạt lở bờ biển, bờ sông.
Trước mắt, rà soát, cảnh báo khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở ven sông, ven biển. Tổ chức di dời khẩn cấp những hộ dân đang sinh sống tại khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm, nguy cơ cao xảy ra sạt lở đến nơi an toàn; đối với những hộ chưa có điều kiện di dời phải tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ, xây dựng phương án sẵn sàng sơ tán bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, hạn chế thiệt hại tài sản khi có tình huống xấu.
Đồng thời kiên quyết ngăn chặn tình trạng khai thác cát sỏi trái phép, cấm khai thác cát, sỏi tại khu vực có diễn biến sạt lở, có nguy cơ sạt lở; triển khai kịp thời, hiệu quả các dự án phòng, chống, khắc phục sạt lở và trồng rừng, nhất là rừng ngập mặn ven biển đã được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và các chương trình, dự án khác.
Về lâu dài, tăng cường thông tin, tryền thông, đặc biệt là tới chính quyền cơ sở và người dân để nhận thức rõ thực trạng, nguyên nhân, những khó khăn, thách thức cả về nguồn nhân lực, giải pháp kỹ thuật trong khắc phục sạt lở để chủ động phòng, tránh, hạn chế các hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai tại nơi mình sinh sống, trong đó có vấn đề sạt lở bờ sông, bờ biển. Huy động sự vào cuộc của toàn xã hội để ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng công trình, nhà ở tại khu vực có nguy cơ sạt lở, khai thác cát trái phép, tàn phá rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, gắn với trách nhiệm người đứng đầu các cấp.
Thực hiện điều tra, khảo sát, nghiên cứu khoa học để làm tốt công tác dự báo sạt lở bờ sông, bờ biển làm cơ sở rà soát, điều chỉnh các quy hoạch có liên quan, nhất là quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, bố trí, sắp xếp lại dân cư, chỉnh trị sông, phát triển vùng ven sông, ven biển gắn với ứng phó thiên tai, phòng, chống sạt lở. Quy hoạch sắp xếp lại dân cư ven sông, suối, ven biển nhất là khu vực có nguy cơ cao sạt lở.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong nghiên cứu các giải pháp phòng, chống sạt lở, chỉnh trị sông, bảo vệ bờ biển.
Triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về triển khai Nghị quyết số 59/2018/QH14 ngày 12-6-2018 của Quốc hội về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019.
Cụ thể, tại kỳ họp thứ 7, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo bổ sung của Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019; giao Bộ Tài chính báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017.
Về giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018", Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, rà soát, chuẩn bị thông tin, tài liệu, báo cáo khi có yêu cầu tiến hành giám sát của Quốc hội về nội dung này.
Tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ chuẩn bị báo cáo của Chính phủ về công tác năm 2019.
Báo cáo Chính phủ về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2020 sẽ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị; giao Thanh tra Chính phủ chuẩn bị báo cáo của Chính phủ về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; về công tác phòng, chống tham nhũng; về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; công tác thi hành án sẽ do Bộ Tư pháp chuẩn bị; giao Bộ Công an chuẩn bị báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuẩn bị báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Về giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 - 2018", Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an tổng hợp, rà soát, chuẩn bị thông tin, tài liệu, báo cáo khi có yêu cầu tiến hành giám sát của Quốc hội về nội dung này.
Thủ tướng Chính phủ giao bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hợp tác chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, Đoàn giám sát của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; báo cáo, cung cấp những nội dung có liên quan; thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc những kiến nghị sau giám sát và báo cáo kết quả thực hiện đến Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Triển khai thực hiện Nghị quyết về hoạt động chất vấn của Quốc hội
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 63/2018/QH14 ngày 15-6-2018 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết số 63/2018/QH14 của Quốc hội.
Các Bộ: Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo tập trung thực hiện các cam kết tại phiên chất vấn của kỳ họp, thực hiện các nội dung nêu tại Nghị quyết số 63/2018/QH14 của Quốc hội.
Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ liên quan báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 63/2018/QH14 ngày 15-6-2018 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.
Báo cáo kết quả thực hiện gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 20-9-2018 để tổng hợp, xây dựng Báo cáo của Chính phủ; Báo cáo chi tiết gửi Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội trước ngày 15-10-2018./.
Các Bộ: Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo tập trung thực hiện các cam kết tại phiên chất vấn của kỳ họp, thực hiện các nội dung nêu tại Nghị quyết số 63/2018/QH14 của Quốc hội.
Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ liên quan báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 63/2018/QH14 ngày 15-6-2018 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.
Báo cáo kết quả thực hiện gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 20-9-2018 để tổng hợp, xây dựng Báo cáo của Chính phủ; Báo cáo chi tiết gửi Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội trước ngày 15-10-2018./.
Xem xét nhiều nội dung tại Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (10/07/2018)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 02 đến ngày 08-7-2018)  (10/07/2018)
Ban Bí thư kỷ luật Ban Cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông  (10/07/2018)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang làm việc với Liên đoàn Luật sư Việt Nam  (10/07/2018)
Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng Khóa IX  (10/07/2018)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay