Ban hành 28 văn bản quy phạm pháp luật trong tháng 5-2018
23:25, ngày 03-07-2018
TCCSĐT - Theo Thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp, trong tháng 5-2018, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 28 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 24 Nghị định của Chính phủ và 4 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 04-5-2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14-02-2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư và Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 25-12-2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công; đảm bảo phù hợp với Luật quản lý, sử dụng tài sản công, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2018.
Ngày 15-5-2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Nghị định gồm 06 chương, 37 điều quy định chi tiết một số điều của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và một số biện pháp thi hành luật, cụ thể: Thiệt hại được bồi thường; thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường; trách nhiệm hoàn trả; trách nhiệm và phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước; trách nhiệm thi hành.
Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15-5-2018 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc điều chỉnh mức lương cơ sở cho các đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm theo Nghị quyết số 49/2017/QH14 ngày 13-11-2017 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.
Ngày 16-5-2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 77/2018/NĐ-CP quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước nhằm hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng để nâng cao hiệu quả công trình thuỷ lợi, thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để thực hiện các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng (lúa và cây trồng cạn), sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, đáp ứng mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.
Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24-5-2018 của Chính phủ về khuyến nông gồm 06 chương, 39 điều quy định hình thức, phương thức, đối tượng, chính sách về khuyến nông và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp theo quy định tạikhoản 4 Điều 52 Luật chuyển giao công nghệ, cụ thể: Quy định chung về: Mục tiêu của khuyến nông, nguyên tắc hoạt động khuyến nông, đối tượng chuyển giao và đối tượng nhận chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp; nội dung, phương thức hoạt động khuyến nông; hình thức hoạt động khuyến nông trung ương; hình thức hoạt động khuyến nông địa phương; chính sách chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp thông qua hoạt động khuyến nông; kinh phí khuyến nông.
Ngày 30-5-2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2018/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân nhằm đảm bảo phù hợp với Luật quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2018; khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Quyết định số 161/2008/QĐ-TTg ngày 04-12-2008 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và Quyết định số 40/2014/QĐ-TTg ngày 15-7-2014 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong Công an nhân dân.
Ngày 08-5-2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước. Quyết định được ban hành nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về tự quản, phát huy dân chủ ở cơ sở, góp phần đưa thực hiện dân chủ ở cơ sở đi vào thực chất; khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành pháp luật về xây dựng thực hiện hương ước, quy ước; sửa đổi, bổ sung, thay thế quy định không còn phù hợp để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg ngày 18-5-2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới. Quyết định gồm 6 điều quy định cụ thể: Danh mục phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp phải loại bỏ (không cho phép nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh trong nước) và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới; lộ trình thực hiện.
Phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về thực hiện Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020.
Phó Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mục tiêu của Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020 (Đề án 99) về số lượt cán bộ chuyên trách về an toàn, an ninh thông tin đi đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ sở đào tạo về an toàn thông tin ưu tiên đưa chuyên ngành đào tạo an toàn thông tin vào các đề án đào tạo tại nước ngoài.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Đại học Quốc gia Hà Nội rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở đào tạo trọng điểm về an toàn thông tin chưa được cấp hoặc được cấp chưa đầy đủ kinh phí triển khai "Dự án Đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo và nghiên cứu về an toàn thông tin".
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình bố trí dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 99, báo gồm các nhiệm vụ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin được triển khai theo hình thức lồng ghép với các chương trình, đề án, dự án đào tạo khác.
Ngày 15-5-2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Nghị định gồm 06 chương, 37 điều quy định chi tiết một số điều của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và một số biện pháp thi hành luật, cụ thể: Thiệt hại được bồi thường; thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường; trách nhiệm hoàn trả; trách nhiệm và phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước; trách nhiệm thi hành.
Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15-5-2018 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc điều chỉnh mức lương cơ sở cho các đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm theo Nghị quyết số 49/2017/QH14 ngày 13-11-2017 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.
Ngày 16-5-2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 77/2018/NĐ-CP quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước nhằm hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng để nâng cao hiệu quả công trình thuỷ lợi, thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để thực hiện các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng (lúa và cây trồng cạn), sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, đáp ứng mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.
Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24-5-2018 của Chính phủ về khuyến nông gồm 06 chương, 39 điều quy định hình thức, phương thức, đối tượng, chính sách về khuyến nông và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp theo quy định tạikhoản 4 Điều 52 Luật chuyển giao công nghệ, cụ thể: Quy định chung về: Mục tiêu của khuyến nông, nguyên tắc hoạt động khuyến nông, đối tượng chuyển giao và đối tượng nhận chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp; nội dung, phương thức hoạt động khuyến nông; hình thức hoạt động khuyến nông trung ương; hình thức hoạt động khuyến nông địa phương; chính sách chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp thông qua hoạt động khuyến nông; kinh phí khuyến nông.
Ngày 30-5-2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2018/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân nhằm đảm bảo phù hợp với Luật quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2018; khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Quyết định số 161/2008/QĐ-TTg ngày 04-12-2008 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và Quyết định số 40/2014/QĐ-TTg ngày 15-7-2014 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong Công an nhân dân.
Ngày 08-5-2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước. Quyết định được ban hành nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về tự quản, phát huy dân chủ ở cơ sở, góp phần đưa thực hiện dân chủ ở cơ sở đi vào thực chất; khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành pháp luật về xây dựng thực hiện hương ước, quy ước; sửa đổi, bổ sung, thay thế quy định không còn phù hợp để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg ngày 18-5-2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới. Quyết định gồm 6 điều quy định cụ thể: Danh mục phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp phải loại bỏ (không cho phép nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh trong nước) và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới; lộ trình thực hiện.
Phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về thực hiện Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020.
Phó Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mục tiêu của Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020 (Đề án 99) về số lượt cán bộ chuyên trách về an toàn, an ninh thông tin đi đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ sở đào tạo về an toàn thông tin ưu tiên đưa chuyên ngành đào tạo an toàn thông tin vào các đề án đào tạo tại nước ngoài.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Đại học Quốc gia Hà Nội rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở đào tạo trọng điểm về an toàn thông tin chưa được cấp hoặc được cấp chưa đầy đủ kinh phí triển khai "Dự án Đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo và nghiên cứu về an toàn thông tin".
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình bố trí dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 99, báo gồm các nhiệm vụ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin được triển khai theo hình thức lồng ghép với các chương trình, đề án, dự án đào tạo khác.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục triển khai lồng ghép các hoạt động đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ, phát triển nguồn nhân lực; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình nghiên cứu về an toàn, an ninh thông tin; xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh về an toàn, an ninh thông tin trong các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Bộ Thông tin và Truyền thông bổ sung nhóm đối tượng "Cán bộ làm về an toàn, an ninh thông tin chịu trách nhiệm quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, phát triển chính phủ điện tử và chính quyền điện tử các cấp" và "Giảng viên giảng dạy về an toàn, an ninh thông tin tại các cơ sở đào tạo trọng điểm" tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về an toàn thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hằng năm.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam nghiên cứu, đề xuất cơ chế huy động nguồn lực xã hội hóa từ các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin để triển khai các nhiệm vụ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin tại Việt Nam.
Bộ Thông tin và Truyền thông bổ sung nhóm đối tượng "Cán bộ làm về an toàn, an ninh thông tin chịu trách nhiệm quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, phát triển chính phủ điện tử và chính quyền điện tử các cấp" và "Giảng viên giảng dạy về an toàn, an ninh thông tin tại các cơ sở đào tạo trọng điểm" tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về an toàn thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hằng năm.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam nghiên cứu, đề xuất cơ chế huy động nguồn lực xã hội hóa từ các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin để triển khai các nhiệm vụ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin tại Việt Nam.
Điều kiện cấp và quản lý Bảo lãnh Chính phủ
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 91/2018/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ. Trong đó quy định rõ điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ, mức bảo lãnh Chính phủ, hạn mức bảo lãnh Chính phủ.
Đối tượng áp dụng của Nghị định gồm: Đối tượng được bảo lãnh; người bảo lãnh; người nhận bảo lãnh; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
Đối tượng được bảo lãnh Chính phủ theo quy định tại Điều 41 Luật Quản lý nợ công, đáp ứng đủ các điều kiện cấp bảo lãnh theo quy định.
Nghị định nêu rõ, điều kiện được cấp bảo lãnh Chính phủ đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Quản lý nợ công. Cụ thể, có tư cách pháp nhân, được thành lập hợp pháp tại Việt Nam và có thời gian hoạt động liên tục ít nhất 03 năm trước ngày nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh, đề nghị cấp bảo lãnh; không bị lỗ trong 3 năm liền kề gần nhất theo báo cáo kiểm toán, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị cấp bảo lãnh, gồm nợ quá hạn với cơ quan cho vay lại được quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Quản lý nợ công, nợ quá hạn với Quỹ Tích lũy trả nợ, nợ quá hạn với bên cho vay đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, nợ quá hạn với các tổ chức tín dụng khác.
Có phương án tài chính dự án khả thi được Bộ Tài chính thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định; có tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kèm theo kế hoạch bố trí vốn chủ sở hữu cụ thể theo tiến độ thực hiện dự án.
Trong trường hợp phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Điều kiện được cấp bảo lãnh Chính phủ đối với ngân hàng chính sách thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Quản lý nợ công.
Theo quy định, đối với dự án do Quốc hội, Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, mức bảo lãnh là giá trị gốc của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu tối đa 70% tổng mức đầu tư theo Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.
Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, mức bảo lãnh là trị giá gốc của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu tối đa 60% tổng mức đầu tư theo Quyết định đầu tư.
Mức bảo lãnh Chính phủ đối với trái phiếu do ngân hàng chính sách phát hành tối đa là 100% hạn mức phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định.
Hạn mức bảo lãnh Chính phủ được xác định cụ thể đối với doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh trong một giai đoạn 05 năm, hằng năm.
Bộ Tài chính chủ trì xây dựng hạn mức bảo lãnh Chính phủ trong kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm và kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Quản lý nợ công./.
Đối tượng áp dụng của Nghị định gồm: Đối tượng được bảo lãnh; người bảo lãnh; người nhận bảo lãnh; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
Đối tượng được bảo lãnh Chính phủ theo quy định tại Điều 41 Luật Quản lý nợ công, đáp ứng đủ các điều kiện cấp bảo lãnh theo quy định.
Nghị định nêu rõ, điều kiện được cấp bảo lãnh Chính phủ đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Quản lý nợ công. Cụ thể, có tư cách pháp nhân, được thành lập hợp pháp tại Việt Nam và có thời gian hoạt động liên tục ít nhất 03 năm trước ngày nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh, đề nghị cấp bảo lãnh; không bị lỗ trong 3 năm liền kề gần nhất theo báo cáo kiểm toán, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị cấp bảo lãnh, gồm nợ quá hạn với cơ quan cho vay lại được quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Quản lý nợ công, nợ quá hạn với Quỹ Tích lũy trả nợ, nợ quá hạn với bên cho vay đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, nợ quá hạn với các tổ chức tín dụng khác.
Có phương án tài chính dự án khả thi được Bộ Tài chính thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định; có tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kèm theo kế hoạch bố trí vốn chủ sở hữu cụ thể theo tiến độ thực hiện dự án.
Trong trường hợp phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Điều kiện được cấp bảo lãnh Chính phủ đối với ngân hàng chính sách thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Quản lý nợ công.
Theo quy định, đối với dự án do Quốc hội, Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, mức bảo lãnh là giá trị gốc của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu tối đa 70% tổng mức đầu tư theo Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.
Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, mức bảo lãnh là trị giá gốc của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu tối đa 60% tổng mức đầu tư theo Quyết định đầu tư.
Mức bảo lãnh Chính phủ đối với trái phiếu do ngân hàng chính sách phát hành tối đa là 100% hạn mức phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định.
Hạn mức bảo lãnh Chính phủ được xác định cụ thể đối với doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh trong một giai đoạn 05 năm, hằng năm.
Bộ Tài chính chủ trì xây dựng hạn mức bảo lãnh Chính phủ trong kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm và kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Quản lý nợ công./.
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm và làm việc tại Panama  (03/07/2018)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith thăm Việt Nam  (03/07/2018)
Thủ tướng: Tập trung nhiều hơn nữa cho công tác xây dựng thể chế  (03/07/2018)
Điện mừng kỷ niệm lần thứ 242 Quốc khánh Hợp chúng quốc Hoa Kỳ  (03/07/2018)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 25-6 đến 01-7-2018)  (03/07/2018)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên