G20: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ các nhà lãnh đạo thế giới
TCCSĐT - Ngày 29-6, ngày làm việc thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi và hàng đầu thế giới (G20), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gặp và hội kiến với các Tổng thống Nga, Hàn Quốc; các Thủ tướng Đức, Australia; Tổng Thư ký Liên hợp quốc; Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) và Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, hai nhà lãnh đạo nhất trí đẩy mạnh triển khai các thỏa thuận hai bên đã cam kết trong các chuyến thăm chính thức cấp cao giữa hai nước, nhất là chuyến thăm Liên bang Nga tháng sáu này, thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, nhất là trên lĩnh vực năng lượng, dầu khí, công nghệ cao.
Thủ tướng Australia Scott Morrison đánh giá cao quan hệ giữa hai nước phát triển mạnh thời gian qua; khẳng định cam kết của Chính phủ Australia đưa quan hệ đối tác chiến lược hai nước lên tầm cao mới trên nhiều lĩnh vực. Đồng thời, Thủ tướng Australia ủng hộ Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2020 và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ với ASEAN (cơ chế ASEAN+1).
Thủ tướng Scott Morrison nhất trí với đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc hai bên phối hợp chặt chẽ trong triển khai hiệu quả Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng như thúc đẩy sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Hai nhà lãnh đạo chia sẻ các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có việc củng cố hoà bình, ổn định, tự do hàng hải và hàng không ở khu vực. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mời Thủ tướng Scott Morrison sớm thăm Việt Nam trong thời gian tới.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel đánh giá cao hai bên đã có nhiều hoạt động trao đổi hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo khẳng định cam kết tiếp tục triển khai mạnh mẽ các biện pháp tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Đức phát triển ngày càng sâu rộng, thực chất hơn trong thời gian tới.
Trong cuộc trao đổi với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, hai bên nhất trí thúc đẩy các biện pháp tăng cường quan hệ song phương và phối hợp trên các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề phi hạt nhân hoá trên bán đảo Triều Tiên.
Chủ tịch WB David Malpass đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng kết cấu hạ tầng của Việt Nam, khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam không chỉ trong các dự án đầu tư cụ thể mà còn hỗ trợ tư vấn chính sách phát triển bền vững.
Chủ tịch ADB Takehiko Nakao đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam, dự kiến năm nay có thể đạt mức khoảng 7%; đồng thời coi Việt Nam là điển hình tốt trong phát triển bền vững, quản lý kinh tế vĩ mô, nhất là quản lý, giảm nợ công.
Chủ tịch Takehiko Nakao khẳng định ADB mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam, nhất là cho vay trong các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển xã hội, cải cách cơ cấu...
Chủ tịch ADB đề nghị hai bên sớm ký kết các thỏa thuận cho vay trong lĩnh vực chăm sóc y tế, phát triển nguồn nhân lực trị giá 255 triệu USD, đồng thời, trong tài khoá 2019, dự kiến cho Việt Nam vay 315 triệu USD để triển khai các dự án về nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và cải thiện môi trường đô thị.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres chúc mừng Việt Nam đã trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, cho rằng Việt Nam sẽ là nhân tố quan trọng, đóng góp tích cực vào hoạt động của Hội đồng Bảo an.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của Việt Nam đóng góp vào hoà bình, ổn định trên thế giới, trong đó có việc tiếp tục cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Nam Sudan; khẳng định sẽ ủng hộ Việt Nam hoàn thành tốt các vai trò tại Liên hợp quốc.
Hai bên trao đổi về các vấn đề an ninh, phát triển ở khu vực, trên thế giới và các biện pháp tăng cường hợp tác giữa Liên hợp quốc và ASEAN trong năm 2020 khi Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trân trọng mời Tổng Thư ký Liên hợp quốc thăm Việt Nam, dự các hoạt động liên quan của ASEAN trong năm 2020 và Tổng Thư ký Liên hợp quốc vui vẻ nhận lời./.
Chủ tịch Quốc hội dự lễ kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Phú Yên  (30/06/2019)
Tân Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng: Chung sức, chung lòng vì sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam  (29/06/2019)
Lấy phiếu tín nhiệm của hội đồng nhân dân các cấp ở tỉnh Thái Nguyên - Kết quả và một số vấn đề đặt ra  (29/06/2019)
Tiềm năng kinh tế Việt Nam trong mắt các nhà doanh nghiệp Nhật Bản  (29/06/2019)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị G20 và gặp gỡ song phương các nhà lãnh đạo thế giới  (29/06/2019)
Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020  (29/06/2019)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam