Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ
Tại buổi tiếp, thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ Miyegombo Enkhbold và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Mông Cổ sang thăm chính thức Việt Nam và dự Hội nghị APPF-26.
Tin tưởng vào thành công của chuyến thăm của ông Miyegombo Enkhbold, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, chuyến thăm là minh chứng sinh động cho thấy hai bên thường xuyên duy trì hoạt động trao đổi đoàn; đồng thời cũng cho thấy sự phát triển tốt đẹp của tình hữu nghị truyền thống và quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Mông Cổ.
Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ Miyegombo Enkhbold bày tỏ vui mừng được đến thăm Việt Nam, gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Nhắc đến thành công từ chuyến thăm Mông Cổ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào thời điểm năm 2016, ngay sau khi Việt Nam thành lập Chính phủ mới, Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ cũng vui vẻ nhắc lại những ấn tượng sâu sắc về cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Thủ đô Ulan Bator trong khuôn khổ chuyến thăm này.
Ông Miyegombo Enkhbold cũng trân trọng gửi lời chúc mừng nhân dân và Quốc hội Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị APPF-26 và cho rằng, trong thành công đó có vai trò quan trọng của Chính phủ Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Miyegombo Enkhbold nêu rõ, Mông Cổ và Việt Nam là hai quốc gia có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Việt Nam là đối tác rất quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và Mông Cổ luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam. Trong những năm gần đây, hai nước duy trì thường xuyên quan hệ trao đổi đoàn, nhất là đoàn cấp cao, qua đó không ngừng đẩy mạnh quan hệ hợp tác nhiều mặt. Bên cạnh đó, Ủy ban Liên Chính phủ hai nước cũng có vai trò quan trọng đóng góp vào việc đưa quan hệ hai nước ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn.
Ông Miyegombo Enkhbold cũng vui mừng cho biết, hai nước đang đẩy mạnh việc ký kết các hiệp định trong lĩnh vực tư pháp, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Đáng chú ý, hai nước đã đặt ra mục tiêu, phấn đấu đạt 70 triệu USD kim ngạch thương mại song phương đến năm 2020.
Trong khuôn khổ xúc tiến thương mại kinh tế, ông Miyegombo Enkhbold đề nghị hai bên tăng cường hợp tác về chế biến thịt đông lạnh, Mông Cổ có thế mạnh về thịt cừu, dê có thể xuất khẩu sang Việt Nam và ngược lại, với ưu thế về thịt gà, thịt lợn, Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu sang Mông Cổ. Ngoài ra, hai bên cũng có thể hợp tác trong lĩnh vực chế biến hải sản.
Hai bên cần thiết lập cơ chế hợp tác trong lĩnh vực hải quan, thuế, tài chính để thúc đẩy hợp tác thương mại song phương. Mông Cổ luôn mở cửa, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư tại Mông Cổ, nhất là trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, dầu khí. Bên cạnh đó, ngành tài chính và ngân hàng trung ương hai nước cũng cần có cơ chế hợp tác để tạo điều kiện cho các chương trình, dự án đầu tư của doanh nghiệp hai bên.
Mong muốn Việt Nam tăng cường tiếp nhận sinh viên Mông Cổ sang Việt Nam học tập, Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ cũng đề nghị các địa phương hai nước triển khai các hoạt động hợp tác để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Miyegombo Enkhbold khẳng định, Mông Cổ ủng hộ Việt Nam ứng cử vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021; mong muốn Việt Nam tiếp tục ủng hộ Mông Cổ tham gia các hoạt động của Cộng đồng các quốc gia ASEAN.
Cảm ơn những tình cảm sâu sắc và nhất trí với những đề xuất hợp tác của ông Miyegombo Enkhbold, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, trên cơ sở quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, hai nước sẽ tiếp tục củng cố và phát triển hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Thủ tướng ghi nhận mức tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương từ 40 triệu USD vào năm 2016 đã tăng lên 46 triệu vào năm 2017 và khẳng định, trong chính sách đối ngoại, Việt Nam luôn coi trọng duy trì và mở rộng hợp tác với các bạn bè truyền thống trong đó có Mông Cổ, qua đó đóng góp vào việc duy trì hòa bình và thịnh vượng trên thế giới.
Nhấn mạnh đến tiềm năng to lớn của mỗi bên, Thủ tướng nhất trí với đề nghị hợp tác của Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ qua nhiều ngành hàng, sản phẩm là thế mạnh của hai nước. Thủ tướng đánh giá cao Mông Cổ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia đầu tư, kinh doanh tại Mông Cổ, nhất là trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, dầu khí. Việt Nam có nhiều mặt hàng thế mạnh có thể cung cấp lâu dài cho thị trường Mông Cổ như cà phê, thủy hải sản. Việt Nam sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm và hợp tác trong các lĩnh vực hải quan, giáo dục, kết nối giữa các địa phương, tỉnh, thành phố hai nước.
Đề nghị hai bên tiếp tục duy trì trao đổi đoàn cấp cao, qua Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trân trọng chuyển lời mời Thủ tướng Mông Cổ thăm chính thức Việt Nam vào thời điểm thích hợp.
Việt Nam cũng sẵn sàng cử các chuyên gia, kỹ sư giỏi sang Mông Cổ công tác trong các lĩnh vực như: Xây dựng cầu đường, dân dụng, kỹ thuật và các lĩnh vực khác mà Mông Cổ có nhu cầu.
Cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ ủng hộ Việt Nam ứng cử vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Thủ tướng đề nghị hai bên cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao kim ngạch thương mại song phương cao hơn mức 70 triệu USD đã đề ra.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ nỗ lực đóng góp nhiều hơn nữa vào việc thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Chính phủ, Quốc hội và nhân dân hai nước trong tương lai./.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình kiểm điểm tự phê bình và phê bình  (22/01/2018)
Tiếp tục đóng góp vào việc xây dựng, phát triển quan hệ Việt-Mỹ  (22/01/2018)
Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Vientiane tăng cường hợp tác  (22/01/2018)
Chủ tịch nước tiếp Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ  (22/01/2018)
Thủ tướng mong báo chí cách mạng luôn tạo niềm tin cho nhân dân  (22/01/2018)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 15 đến ngày 21-01-2018)  (22/01/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên