Vì đâu oan gia ngõ hẹp?
Sau gần 10 ngày tiến hành các cuộc không kích vào dải Ga-da làm hơn 500 người thiệt mạng và hơn 2700 người khác bị thương, rạng sáng 4-1-2009 (giờ Việt Nam) bộ binh I-xa-ren với sự yểm trợ của các đợt pháo kích và trực thăng đã tràn vào dải Ga-da, chính thức mở màn cho chiến dịch quân sự trên bộ được dự báo là hết sức khốc liệt vào vùng lãnh thổ này.
Vì đâu I-xa-ren vội xuất binh?
Cuộc tập kích của I-xa-ren diễn ra vào ngày Xaba (Sabbath) – ngày nghỉ ngơi và thờ cúng hàng tuần của người Do Thái, mặc dù bất ngờ, nhưng các nhà phân tích quân sự cho rằng, trước thời điểm bầu cử diễn ra vào tháng 2-2009 của I-xa-ren, việc nước này tiến hành tấn công quân sự vào dải Ga-da là không thể tránh khỏi.
Nguyên nhân trực tiếp khiến I-xa-ren tấn công dải Ga-da là do phong trào Hamas (Kháng chiến hồi giáo) của Pa-le-xtin liên tục trút rocket xuống I-xa-ren. Ngày 19-12-2008, thỏa thuận ngừng bắn tại dải Ga-da kéo dài 6 tháng giữa I-xa-ren và phong trào Hamas đã hết thời hạn. Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 19-6-2008, mặc dù phía Ai Cập đã tìm cách điều đình nhưng hai bên đã không đạt được thỏa thuận trong việc ký tiếp hiệp định ngừng bắn. Từ ngày 19 đến 26-12, trong vòng một tuần, Hamas đã liên tục trút rocket và dội bom vào miền Nam I-xa-ren, mặc dù không gây thương vong nhiều, nhưng khiến người dân I-xa-ren vô cùng sợ hãi, bất an. Sự bất an này dần dần chuyển thành sự bất mãn đối với chính phủ, tỷ lệ người dân ủng hộ tấn công dải Ga-da tăng lên nhanh chóng, lên tới gần 50%, những lời kêu gọi yêu cầu bộ trưởng quốc phòng I-xa-ren Ehud Barak – người chủ trương tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình không ngừng gia tăng, trước sức ép từ nhiều phía, nội các I-xa-ren đã buộc phải phê chuẩn kế hoạch quân sự tấn công dải Ga-da.
Điều quan trọng nhất khiến I-xa-ren phải “nổ súng” vội vã đó là "nhân tố Mỹ". Thực ra, I-xa-ren đã chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công chống Hamas với quy mô lớn từ lâu. Nhưng hiện nay, các nhà phân tích I-xa-ren vẫn chưa biết rõ chính sách của Chính quyền B. Ô-ba-ma về Trung Đông sẽ ra sao và họ tỏ ra lo ngại về những tuyên bố mà B. Ô-ba-ma đã đưa ra trước đây có vẻ như “thân Pa-le-xtin”. Và, như vậy chưa chắc chính quyền mới ở Mỹ sẽ ủng hộ cuộc tấn công này. Lãnh đạo I-xa-ren phải vội vã “hành động” vì nghĩ rằng chính quyền của Tổng thống sắp mãn nhiệm G. Bu-sơ sẽ ủng hộ và đặt Tân tổng thống B. Ô-ba-ma vào sự đã rồi.
Được và mất
Có thể nói, hành động tấn công dải Ga-da là kết quả của cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực chính trị trong nội bộ I-xa-ren. Mặc dù các thế lực này đều biết, đánh sẽ có nhiều rủi ro, nhưng sau khi cân nhắc giữa cái được và mất, đánh vẫn là sự lựa chọn có lợi cho mình, và thế là tất cả đã ủng hộ quyết định này của chính phủ.
Đứng trên lập trường của đảng cầm quyền Ca-di-ma, đánh là tình thế ép buộc trước giai đoạn diễn ra bầu cử. Theo kết quả điều tra dân ý công bố ngày 25-12, nếu thời gian này tiến hành bỏ phiếu bầu cử, đảng cánh hữu Li-kút đối lập sẽ dành được ưu thế lớn với 12 ghế và đánh bại đảng cánh tả là đảng cầm quyền Ca-di-ma, và so với các cuộc trưng cầu dân ý trước đó, tỷ lệ ủng hộ của đảng Ca-di-ma một tháng gần đây liên tục đi xuống. Để ổn định tình hình bầu cử, gần đây, chủ tịch đảng Ca-di-ma kiêm ngoại trưởng I-xa-ren là ông Dip-pi Lip-ni – người vốn được coi là một nhân vật thuộc phái ôn hòa đã bắt đầu tỏ thái độ cứng rắn, thậm chí công khai tuyên bố nếu giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử, sẽ lật độ chính quyền Hamas. Và trong cuộc hội đàm với Tổng thống Ai Cập ngày 26-12, vị ngoại trưởng này đã từ chối lời đề nghị yêu cầu I-xa-ren giữ thái độ bình tĩnh.
Đồng thời, trong vấn đề liên minh cầm quyền, rõ ràng việc đánh sớm sẽ có lợi hơn đánh muộn. Vì nếu phân tích trên góc độ quân sự, cho dù I-xa-ren giành lại được dải Ga-da thì cũng không thể ngăn chặn được các cuộc tấn công bằng rocket của Hamas mà chỉ có thể gây thiệt hại nặng nề cho Hamas trong một thời gian ngắn, khiến tổ chức này quay về với bàn đàm phán. Hành động càng sớm thì càng dễ đạt được mục đích này trước khi bầu cử diễn ra; hành đồng càng muộn thì càng dễ bị Hamas làm vướng chân, từ đó mất đi quyền chủ động trong chiến trường thực và chiến trường bầu cử.
Đứng trên góc độ của đảng Likud đối lập, đánh là hành động “không bao giờ thiệt”. Nếu hành động này của I-xa-ren ngăn chặn được các vụ tấn công bằng rocket của Hamas, thì đảng Likud đối lập – người vẫn luôn chủ trương tiến hành các hành động cứng rắn với Hamas sẽ có thể coi đó là công lao của mình và giành được ưu thế lớn trong chiến trường bầu cử; Nếu hành động này thất bại, thậm chí rơi vào cục diện tồi tệ như cuộc xung đột giữa I-xa-ren và Pa-le-xtin năm 2006 thì lại đổ tội và quy trách nhiệm cho liên minh cầm quyền. Đảng Li-kút cũng sẽ không bị mất điểm trong bầu cử.
Và đối với thủ tướng Ehud Olmert, do không thể giành thắng lợi trong cuộc bầu cử diễn ra vào đầu năm tới, có thể nói việc đánh Ga-da là cơ hội chứng minh cuối cùng cho sự nghiệp chính trị của ông, nếu thất bại, cùng lắm là chia tay sự nghiệp chính trị; nếu thành công, ông có thể lấy đó để gột rửa “vết nhơ” xung đột giữa I-xa-ren và Pa-le-xtin, đồng thời có thể để lại một số “di sản” cho ngoại trưởng Tzipi Livni.
Chính vì các yếu tố trên, mặc dù một số chuyên gia cảnh báo rằng lực lượng quân đội Hamas đã mạnh hơn rất nhiều so với hai năm về trước, cuộc tấn công của I-xa-ren có thể sẽ vấp phải nhiều khó khăn hơn dự đoán, và sẽ gây thương vong nặng nề, nhưng chính phủ và dân chúng I-xa-ren vẫn đi đến được thống nhất chung trong vấn đề tấn công dải Ga-da trước khi bước sang năm mới. Nhưng ván cờ này có diễn ra theo như tính toán của họ, tiếp theo đây vẫn phải xem phản ứng của Hamas.
Hệ lụy đi kèm...
Tính từ năm 2007 tới nay, Hamas đã bắn khoảng 5.500 quả tên lửa vào I-xa-ren, giết chết 4 người trước khi quân đội Do thái hành động. Nhưng tác động về mặt tinh thần thì mạnh mẽ hơn rất nhiều. Nỗi lo sợ tên lửa đã khiến người dân ở khu vực biên giới mất ăn mất ngủ. Các chuyên gia cho biết nhiều ngành công nghiệp ở miền Nam I-xa-ren đã thiệt hại khoảng 2 triệu USD/ngày vì tác động tinh thần do tên lửa mang tới.
Kể từ khi I-xa-ren mở cuộc tấn công dải Ga-da đến nay, Hamas bắn nhiều tên lửa với hàng trăm quả đã được phóng, những quả tên lửa của Hamas giờ đây đã vươn tới vùng Beersheba, nằm cách Ga-da tới 30km, gần gấp đôi quả Qassam bay xa nhất. Ít nhất 7 triệu người I-xa-ren và một số thành phố lớn của nước này giờ đang nằm trong tầm bắn của Hamas.
Theo các nhà lãnh đạo I-xa-ren, mục đích của cuộc tấn công tại dải Ga-da lần này là nhằm hủy diệt hoàn toàn "hang ổ của nhóm khủng bố" Hamas. Với chiến dịch này, nhiều người đang lo sợ liệu chiến tranh thế giới thứ ba có thể nổ ra? Bởi vì tiếp sau các vụ tấn công này, rất có thể cuộc xung đột sẽ lan sang các nước khác.
Hơn 60 năm xung đột bạo lực giữa I-xa-ren và Pa-le-xtin đã gây ra một thảm họa khốc liệt khiến hàng triệu người Pa-le-xtin không có tổ quốc, phải sống lưu vong nước ngoài hoặc sống trên hai vùng đất hiện nay họ được hưởng quyền tự trị là dải Ga-da và bờ Tây sông Gioóc-đan. Hai vùng đất này cách nhau bởi lãnh thổ của I-xa-ren. Hiện nay, phái Fatah đang kiểm soát Bờ Tây, phái Hamas kiểm soát dải Ga-da, hai phái này thường xuyên xung đột với nhau. |
Năm 2008: Lượng kiều hối gửi về nước đạt 8 tỉ USD  (07/01/2009)
Thái độ của cộng đồng quốc tế đối với cuộc chiến hiện nay ở Dải Ga-da  (07/01/2009)
Cuộc xung đột I-xra-en-Pa-lét-xtin: Tình hình gần đây  (07/01/2009)
Cuộc xung đột I-xra-en-Pa-lét-xtin: Lịch sử vấn đề  (07/01/2009)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay