EU hối thúc Anh định hình rõ mối quan hệ song phương
Phát biểu trước báo giới tại Brussels, ông Timmermans khẳng định việc Anh nêu rõ quan điểm và mong muốn của mình về mô hình hợp tác song phương hậu Brexit sẽ rất hữu ích vì trên thực tế London là bên muốn "ra đi" vì vậy mong muốn của họ cần phải rõ ràng.
EU cần biết chính xác Anh muốn gì ở mối quan hệ song phương trước khi có thể bắt đầu các cuộc đàm phán về vấn đề này.
Ông Timmermans cũng phủ nhận tuyên bố trước đó của Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond cho rằng EU đang thúc đẩy một thỏa thuận trừng phạt Anh vì lo ngại các quốc gia khác sẽ "nối gót" London tách khỏi EU.
Ông Timmermans dẫn chứng kết quả các cuộc bầu cử mới đây tại Hà Lan và Pháp cho thấy phe phản đối EU đang dần yếu thế vì vậy các nhà lãnh đạo EU tin tưởng các quốc gia khác sẽ không tiếp bước Anh.
Trước đó phát biểu với tờ Welt Am Sonntag của Đức, Bộ trưởng Hammond cho rằng nền kinh tế Anh nên duy trì một "lối tiếp cận châu Âu" sau Brexit, cho thấy Anh mong muốn phân cực ít nhất có thể với nền kinh tế chung toàn châu Âu.
Tuy nhiên, ông này cũng cảnh báo EU nên từ bỏ suy nghĩ rằng quá "nương tay" với Anh sẽ làm gương xấu cho các quốc gia khác.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày Thủ hiến vùng Scotland Nicola Sturgeon cảnh báo nếu Anh rời khỏi EU mà không đạt được thỏa thuận thì nền kinh tế của vùng lãnh thổ này có thể sẽ suy giảm tới 8,5%.
Phát biểu trước báo giới tại Edinburgh, bà Sturgeon kêu gọi Anh ở lại thị trường chung châu Âu và cho rằng đây là lựa chọn tốt nhất cho Scotland khi Anh không còn tư cách thành viên EU.
Bà Sturrgeon dẫn một nghiên cứu cho thấy nếu Anh và EU không đạt thỏa thuận và phải xây dựng quan hệ thương mại dựa trên các quy định của WTO thì kinh tế Scotland sẽ suy giảm 8,5% vào năm 2030.
Ngược lại, trong trường hợp hai bên đạt thỏa thuận tự do thương mại thì mức suy giảm sẽ hạ xuống 6,1%. Đặc biệt, con số này giảm xuống còn 2,7% nếu Anh tiếp tục duy trì là một phần của thị trường chung châu Âu.
Hơn một năm sau khi người Anh bỏ phiếu lựa chọn đưa quốc gia này ra khỏi EU, các cuộc đàm phán về mối quan hệ song phương trong đó bao gồm các vấn đề quan trọng như thỏa thuận thương mại, quyền tiếp cận của Anh đối với thị trường chung châu Âu và Liên minh thuế quan, sẽ có thể phải đợi tới tận tháng 4-2018 mới có thể bắt đầu.
Hồi tháng 12-2017, hai bên đã đạt được thỏa thuận nguyên tắc về vấn đề chia tách và dự kiến sẽ bắt đầu trong tháng tới các vòng đàm phán về thời kỳ chuyển tiếp sau khi Anh chính thức ra khỏi khối vào tháng 3-2019./.
APPF-26: Phát huy kết quả của Tuần lễ APEC trên kênh nghị viện  (15/01/2018)
Năm 2017 là một trong những năm thành công nhất về đối ngoại  (15/01/2018)
WEF muốn làm sáng tỏ diễn biến tình hình chính trị, kinh tế Mỹ  (15/01/2018)
Xuất khẩu lao động năm thứ tư liên tiếp vượt mức 100.000 người  (15/01/2018)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên