Hy Lạp và các chủ nợ đạt thỏa thuận về gói cứu trợ 86 tỷ euro
22:36, ngày 03-12-2017
Ngày 02-12-2017, Hy Lạp thông báo đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với các chủ nợ quốc tế, theo đó Athens sẽ đáp ứng tất cả các cam kết để khai thông đợt giải ngân mới nhất trong gói cứu trợ thứ ba trị giá 86 tỷ euro dành cho nước này từ năm 2015.
Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Euclid Tsakalotos nói: "Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận ở cấp làm việc trong tất cả các vấn đề và chúng tôi hài lòng."
Theo kế hoạch, Hy Lạp sẽ hoàn thành 95 cam kết trong tháng 12 này, trong đó có lĩnh vực nhạy cảm như cải cách dịch vụ công và phúc lợi xã hội, cũng như các biện pháp nhằm tự do hóa thị trường năng lượng và thúc đẩy tư nhân hóa...
Về phần mình, trong thông báo riêng cùng ngày, nhóm các chủ nợ tại Athens khẳng định: "Các định chế tài chính châu Âu đã đạt được thỏa thuận ở cấp làm việc với giới chức Hy Lạp. Văn bản pháp lý này sẽ được trình lên Nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup) trong ngày 04-12."
Thỏa thuận cuối cùng dự kiến được phê chuẩn tại hội nghị Bộ trưởng tài chính Eurogroup ngày 22-01-2018, với điều kiện Quốc hội Hy Lạp thông qua các cải cách nói trên.
Kể từ năm 2010, Hy Lạp đã nhận được 3 gói cứu trợ với tổng trị giá lên tới hơn 350 tỷ euro. Sau 2 gói cứu trợ đầu tiên, Athens vẫn không đáp ứng được thời hạn chót trả nợ cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Gói cứu trợ thứ ba trị giá 86 tỷ euro với thời hạn giải ngân 3 năm đã được thông qua năm 2015 với điều kiện Hy Lạp phải thực hiện đầy đủ các cải cách kinh tế như đã cam kết.
Tuy nhiên, gói cứu trợ thứ ba này chỉ có sự trợ giúp của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) mà không có IMF.
Tính đến cuối tháng 9-2017, Hy Lạp đã nhận được hơn 221 tỷ euro từ các định chế tài chính châu Âu và 11,5 tỷ euro từ IMF.
Sau 7 năm thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng" và cải cách, Hy Lạp hy vọng gói cứu trợ thứ ba này sẽ là gói cứu trợ cuối cùng đưa nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhất trong lịch sử nước này./.
Theo kế hoạch, Hy Lạp sẽ hoàn thành 95 cam kết trong tháng 12 này, trong đó có lĩnh vực nhạy cảm như cải cách dịch vụ công và phúc lợi xã hội, cũng như các biện pháp nhằm tự do hóa thị trường năng lượng và thúc đẩy tư nhân hóa...
Về phần mình, trong thông báo riêng cùng ngày, nhóm các chủ nợ tại Athens khẳng định: "Các định chế tài chính châu Âu đã đạt được thỏa thuận ở cấp làm việc với giới chức Hy Lạp. Văn bản pháp lý này sẽ được trình lên Nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup) trong ngày 04-12."
Thỏa thuận cuối cùng dự kiến được phê chuẩn tại hội nghị Bộ trưởng tài chính Eurogroup ngày 22-01-2018, với điều kiện Quốc hội Hy Lạp thông qua các cải cách nói trên.
Kể từ năm 2010, Hy Lạp đã nhận được 3 gói cứu trợ với tổng trị giá lên tới hơn 350 tỷ euro. Sau 2 gói cứu trợ đầu tiên, Athens vẫn không đáp ứng được thời hạn chót trả nợ cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Gói cứu trợ thứ ba trị giá 86 tỷ euro với thời hạn giải ngân 3 năm đã được thông qua năm 2015 với điều kiện Hy Lạp phải thực hiện đầy đủ các cải cách kinh tế như đã cam kết.
Tuy nhiên, gói cứu trợ thứ ba này chỉ có sự trợ giúp của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) mà không có IMF.
Tính đến cuối tháng 9-2017, Hy Lạp đã nhận được hơn 221 tỷ euro từ các định chế tài chính châu Âu và 11,5 tỷ euro từ IMF.
Sau 7 năm thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng" và cải cách, Hy Lạp hy vọng gói cứu trợ thứ ba này sẽ là gói cứu trợ cuối cùng đưa nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhất trong lịch sử nước này./.
Liên minh châu Âu và Việt Nam nỗ lực sớm thống nhất về EVFTA  (03/12/2017)
Năm APEC 2017: Mốc son trong tiến trình hội nhập của Việt Nam  (03/12/2017)
Thủ tướng yêu cầu bảo vệ an toàn tuyệt đối Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh  (03/12/2017)
Thành phố Hồ Chí Minh tập trung triển khai ngay các nội dung xây dựng cơ chế đặc thù  (03/12/2017)
Bệnh viện vệ tinh đầu tiên của Bệnh viện Bạch Mai tại Nghệ An  (03/12/2017)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay