Các nước thành viên SCO cam kết tăng cường hợp tác kinh tế
23:09, ngày 02-12-2017
Các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) cam kết tăng cường hợp tác nhằm chống lại những thách thức trong lĩnh vực kinh tế.
Theo tuyên bố chung được thông qua tại Hội nghị Hội đồng người đứng đầu chính phủ (Thủ tướng) SCO lần thứ 16 tại thành phố Sochi của Nga ngày 01-12-2017, các nước thành viên đã nhất trí tích cực thực hiện thỏa thuận đã đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 17 của SCO diễn ra tại thủ đô Astana của Kazakhstan hồi tháng 6 vừa qua.
Các bên đã chỉ ra rằng triển vọng kinh tế thế giới có thể phải đối mặt với tác động tiêu cực do chủ nghĩa khủng bố toàn cầu, các cuộc xung đột khu vực và những thảm họa thiên nhiên. Để đạt được tăng trưởng mạnh, bền vững, cân bằng và toàn diện, điều quan trọng là phải hợp tác trên cơ sở bình đẳng.
Văn kiện nêu rõ các nước thành viên SCO cần phải hành động phối hợp và cải thiện hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế trong bối cảnh thị trường tài chính không ổn định gây biến động tỷ giá hối đoái và làm gia tăng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch.
Các bên nhất trí hợp tác trong nhiều lĩnh vực như thương mại, công nghiệp, năng lượng, vận tải, đường sắt, đầu tư, tài chính, nông nghiệp, hải quan và viễn thông. Các nước cũng cam kết ủng hộ đổi mới công nghệ và sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm trong việc thành lập các dự án kinh tế quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại.
Bên lề hội nghị trên, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã có cuộc gặp người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev.
Thủ tướng Lý Khắc Cường cho rằng Trung Quốc và Nga cần tiếp tục tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược như năng lượng, đầu tư, hàng không và vũ trụ, cũng như đổi mới công nghệ và khoa học, thúc đẩy tiềm năng hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của hai nước và trong khu vực.
Về phần mình, Thủ tướng Dmitry Medvedev nhấn mạnh Nga và Trung Quốc đều quan tâm đến mối quan hệ đối tác chiến lược và Moskva sẽ hợp tác với Bắc Kinh để thúc đẩy phát triển quan hệ song phương.
SCO là một tổ chức chính trị, kinh tế và an ninh Á-Âu được thành lập năm 2001 tại Thượng Hải, Trung Quốc, bao gồm các thành viên Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan, Ấn Độ và Pakistan./.
Các bên đã chỉ ra rằng triển vọng kinh tế thế giới có thể phải đối mặt với tác động tiêu cực do chủ nghĩa khủng bố toàn cầu, các cuộc xung đột khu vực và những thảm họa thiên nhiên. Để đạt được tăng trưởng mạnh, bền vững, cân bằng và toàn diện, điều quan trọng là phải hợp tác trên cơ sở bình đẳng.
Văn kiện nêu rõ các nước thành viên SCO cần phải hành động phối hợp và cải thiện hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế trong bối cảnh thị trường tài chính không ổn định gây biến động tỷ giá hối đoái và làm gia tăng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch.
Các bên nhất trí hợp tác trong nhiều lĩnh vực như thương mại, công nghiệp, năng lượng, vận tải, đường sắt, đầu tư, tài chính, nông nghiệp, hải quan và viễn thông. Các nước cũng cam kết ủng hộ đổi mới công nghệ và sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm trong việc thành lập các dự án kinh tế quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại.
Bên lề hội nghị trên, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã có cuộc gặp người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev.
Thủ tướng Lý Khắc Cường cho rằng Trung Quốc và Nga cần tiếp tục tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược như năng lượng, đầu tư, hàng không và vũ trụ, cũng như đổi mới công nghệ và khoa học, thúc đẩy tiềm năng hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của hai nước và trong khu vực.
Về phần mình, Thủ tướng Dmitry Medvedev nhấn mạnh Nga và Trung Quốc đều quan tâm đến mối quan hệ đối tác chiến lược và Moskva sẽ hợp tác với Bắc Kinh để thúc đẩy phát triển quan hệ song phương.
SCO là một tổ chức chính trị, kinh tế và an ninh Á-Âu được thành lập năm 2001 tại Thượng Hải, Trung Quốc, bao gồm các thành viên Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan, Ấn Độ và Pakistan./.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU có thể hoàn tất trong năm sau  (02/12/2017)
Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Singapore và Australia  (02/12/2017)
Việt Nam dự Hội nghị Đối thoại cấp cao các chính đảng thế giới  (02/12/2017)
Thành phố Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp để triển khai thực hiện hiệu quả cơ chế đặc thù  (02/12/2017)
Hà Nội triển khai quy định mới về ghi tên trên "sổ đỏ"  (02/12/2017)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay