Truyền thông Malaysia đánh giá cao công tác tổ chức APEC của Việt Nam
Với tiêu đề “Việt Nam nỗ lực cao nhất vì một APEC 2017 thành công”, tờ The Malay Mail của Malaysia vừa có bài viết đánh giá cao công tác tổ chức Tuẫn lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2017 của nước chủ nhà Việt Nam.
Bài báo nhận định, Hội nghị Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận thế giới, trong đó có sự tham gia của lãnh đạo một số nền kinh tế thành viên hàng đầu như Tổng thống Mỹ D. Trump, Tổng thống Nga V. Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng nhiều lãnh đạo các nền kinh tế thành viên khác.
Bài báo cho rằng, Tuần lễ Cấp cao APEC là hoạt động cuối cùng và quan trọng nhất trong năm APEC 2017. Trong vai trò chủ nhà, Việt Nam nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thành công của Tuần lễ Cấp cao, bảo đảm các hoạt động Tuần lễ Cấp cao diễn ra thông suốt, trang trọng, đáp ứng các tiêu chuẩn theo thông lệ APEC.
Xác định công tác tổ chức APEC 2017 là trọng tâm đối ngoại của Việt Nam nhằm triển khai chủ trương hội nhập quốc tế sâu rộng và nâng tầm đối ngoại đa phương, việc chuẩn bị cho Năm APEC 2017 nói chung và công tác chuẩn bị cho Tuần lễ Cấp cao của Việt Nam đã được khởi động từ rất sớm và kỹ lưỡng, với việc thành lập Nhóm Công tác liên ngành năm 2014 và Ủy ban Quốc gia về APEC 2017 năm 2015.
Các Tiểu ban của Ủy ban Quốc gia APEC 2017 đã khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị về mọi mặt, quán triệt phương châm chỉ đạo của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, theo đó phải chuẩn bị “kỹ lưỡng, trọng thị, chu đáo, hiệu quả, tiết kiệm, an ninh”.
Dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam, tất cả các bộ, ngành, cơ quan, tỉnh thành liên quan của Việt Nam đều đã nỗ lực để hoàn thành với trách nhiệm cao nhất nhiệm vụ được giao, ráo riết đôn đốc tiến độ triển khai theo từng tuần, từng ngày.
Về nội dung, Việt Nam nhận được sử ủng hộ rất lớn của các nền kinh tế thành viên đối với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” và các ưu tiên của Năm APEC 2017. Với vai trò chủ nhà, Việt Nam đã nỗ lực hài hòa lợi ích, tìm mẫu số chung cho những khác biệt, cùng thúc đẩy hợp tác APEC nhằm giữ đà hợp tác, liên kết của diễn đàn; giữ vững cam kết ủng hộ hệ thống thương mại đa phương với các nguyên tắc hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, trên cơ sở tự nguyện và tôn trọng lẫn nhau.
Những kết quả đạt được tại các hội nghị trong các lĩnh vực phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội, thương mại điện tử xuyên biên giới, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên kỹ thuật số, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, khởi nghiệp sáng tạo... là cơ sở và tiền đề cho các nội dung thảo luận của bộ trưởng và lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC tại Tuần lễ Cấp cao APEC.
Là Diễn đàn đại diện cho 39% dân số thế giới, đóng góp 57% GDP và 49% thương mại thế giới, APEC có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu cũng như sức mạnh và sự thịnh vượng của mỗi nền kinh tế thành viên.
Trong một môi trường an ninh và phát triển với nhiều thách thức như hiện nay, thông điệp xuyên suốt mà Việt Nam muốn cùng các thành viên chuyển tải đến cộng đồng quốc tế qua Tuần lễ Cấp cao APEC là “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” - chủ đề bao trùm năm APEC 2017, phản ánh quan tâm chung của các nền kinh tế thành viên APEC tìm kiếm “động lực mới” cho hội nhập, liên kết và tăng trưởng kinh tế.
Bài báo nhận định với vai trò chủ nhà APEC 2017, Việt Nam mong muốn các nền kinh tế thành viên cùng chia sẻ tầm nhìn, cũng như cùng chung tay xây dựng một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, năng động, tự cường, bao trùm, kết nối và liên kết toàn diện, tạo cơ hội và sự tham gia bình đẳng cho tất cả người dân./.
Thủ tướng làm việc với Thủ tướng Lào và Campuchia bên lề ASEAN 31  (13/11/2017)
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV: Nhiều băn khoăn về quy hoạch Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành  (13/11/2017)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 06 đến ngày 12-11-2017  (13/11/2017)
Petrovietnam và Mitsui đẩy mạnh hợp tác để đạt được lợi ích chung  (13/11/2017)
Petrovietnam và Mitsui đẩy mạnh hợp tác để đạt được lợi ích chung  (13/11/2017)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển