Nước Nga với ngành Dầu khí Việt Nam
Rạng sáng ngày 07-11-1917, loạt đạn đại bác vang lên từ chiến hạm Rạng Đông trên dòng sông Neva mở màn cho cuộc cách mạng vô sản Nga do V.I. Lê-nin và Đảng Bolshevik Nga lãnh đạo.
Hàng nghìn người lao động cùng khổ và binh lính phản chiến không cam chịu cảnh bị bóc lột dưới chế độ Sa hoàng đã đứng lên chiếm Cung điện Mùa Đông, lật đổ chế độ Sa hoàng Nga.
Các chuyên gia Nga sát cánh bên người lao động Việt Nam trên giàn khai thác của Vietsovpetro trong hơn 35 năm qua.
Dưới ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam.
Vào ngày kỷ niệm trọng đại này, không chỉ nước Nga, người dân Nga mà rất nhiều người Việt Nam không khỏi bồi hồi hướng về xứ sở bạch dương cùng những con người mộc mạc, đôn hậu, nền văn hóa đặc sắc và những bản tình ca Nga sâu lắng… bằng những cảm xúc hết sức ấm áp, chân thành.
Tháng 1-1950, Liên Xô chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Kể từ đó tới nay, trong hơn 70 năm, quan hệ giữa hai nước ngày càng được củng cố bền chặt, Liên Xô đã giúp đỡ toàn diện cho Việt Nam trong cả hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Việt Nam không bao giờ quên sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn, chân tình và đầy hiệu quả mà nhân dân Liên Xô, nhân dân Nga anh em dành cho nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay.
Bức tranh cổ động “Việt Nam - Liên Xô, khoảng cách tuy xa nhưng trái tim của chúng ta luôn ở bên nhau”. |
Tổng thống V. Putin từng nói: “Quan hệ Nga - Việt có gốc rễ sâu xa, giữa nhân dân hai nước từ lâu đã có mối thiện cảm to lớn và chính điều này đã giúp chúng ta phát triển mối quan hệ ngày hôm nay”.
Hàng chục ngàn chuyên gia Nga từng sang giúp đỡ Việt Nam trong mọi lĩnh vực, hàng trăm ngàn người Việt đã và đang sống, học tập và lao động tại các nước Liên Xô cũ và Liên bang Nga hiện nay là những mối dây liên hệ ràng buộc, gắn bó tình cảm và hiểu biết sâu sắc về nhau trong nhiều thập niên. Quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô trước đây, Liên bang Nga ngày nay luôn nồng ấm, tin cậy, vượt qua mọi thử thách của thời gian cũng như sự biến động của lịch sử.
Nước Nga với ngành Dầu khí Việt Nam.
Kể từ ngày Bác Hồ thăm Azerbaijan năm 1959 và đặt nền móng cho sự ra đời ngành Dầu khí Việt Nam, quan hệ hợp tác trong lĩnh vực dầu khí giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và các đối tác Liên Xô, Liên bang Nga ngày càng có hiệu quả và thật sự đi vào chiều sâu. Cũng chính từ đó, công cuộc xây dựng nền công nghiệp dầu khí non trẻ của Việt Nam bắt nguồn từ đây. Trên mọi nẻo đường, từ những lối mòn của rừng sâu đến những núi đá cao hiểm trở của đất nước hình chữ S đã in dấu chân của những chuyên gia dầu khí Liên Xô sang giúp Việt Nam nghiên cứu địa chất và thực hiện các các hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí. Trong ngành Dầu khí Việt Nam hiện có rất nhiều người đã, đang học tập, lao động ở Nga, cũng có hàng nghìn người Nga đang sống và làm việc ở Việt Nam (tại Liên doanh Việt Nga - Vietsovpetro, Rusvietpetro). Và, những hợp tác về dầu khí dần được “đơm hoa, kết trái”.
Hợp tác năng lượng chính là điểm sáng trong quan hệ Việt - Nga, trong đó dầu khí đóng vai trò then chốt của sự phối hợp hành động trong lĩnh vực tổ hợp nhiên liệu - năng lượng, công trình đã nhiều năm trở thành công trình chính yếu là Liên doanh thăm dò, khai thác dầu khí trên thềm lục địa miền Nam Việt Nam “Vietsovpetro”. Bên cạnh hoạt động của Liên doanh Vietsovpetro tại Việt Nam, trong những năm qua, hai bên tiếp tục mở rộng các hoạt động hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí ở cả hai nước, hoạt động của các doanh nghiệp và công ty liên doanh dầu khí hai nước thời gian qua đạt hiệu quả cao, đồng thời cũng cùng nhau đầu tư vào các nước thứ ba. Những Tập đoàn Dầu khí lớn nhất của Nga như Rosneft, Gazprom, Zarubezhneft, Lukoil và TNK - BP đều đang cùng Petrovietnam triển khai các dự án dầu khí.
Không phải bây giờ, mà từ hơn 30 năm trước, những người thầy Nga, học trò Việt và những bạn học cùng trang lứa thời ấy đã là tác nhân quyết định việc chúng ta ký được hiệp định với Liên Xô để thành lập liên doanh Vietsovpetro tại Việt Nam ngày 19-6-1981.
Được biết, cả những cán bộ dầu khí phía bạn và phía ta đều khẳng định, bên cạnh quyết tâm của hai Nhà nước và hai Tập đoàn (Petrovietnam và Zarubezhneft), chính tình cảm cá nhân gắn bó giữa những cán bộ dầu khí từng du học tại Nga và những người bạn Nga từng hiểu biết, quý trọng họ đã làm nên thành công của liên doanh này. Những cán bộ dầu khí Việt Nam và những người bạn Nga đã trở thành anh em tin cậy, chân thành và gắn bó cả một đời.
Những năm qua, trong bất cứ hoàn cảnh nào, mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Petrovietnam và các đối tác của Nga vẫn luôn phát triển và ngày thêm mật thiết, bền chặt trên cơ sở hợp tác hiệu quả với sự quan tâm tin tưởng và tình hữu nghị đặc biệt thủy chung.
Có một người bạn lớn, một công dân Nga đã được Nhà nước Việt Nam trân trọng tôn vinh và trao tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động, Giải thưởng Hồ Chí Minh, ông là GS.TSKH Evgheny Areshev, Phó chủ tịch Ủy ban về Dự trữ địa chất của Liên bang Nga, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Zarubezhneft, từng có 24 năm gắn bó với Vietsovpetro.
Ông Areshev đã kể rằng, lần đầu tiên đến Vũng Tàu, ông đã gặp tại đó hàng trăm chuyên viên của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam, những người mà ông từng làm quen khi họ đi thực tế ở Nga: "Cùng với những đồng nghiệp như vậy, tuy tới làm việc ở đất nước nhiệt đới cách xa Nga nhưng ngay lập tức tôi thấy thân thuộc như ở nhà mình. Sau này, mỗi khi lãnh đạo Petrovietnam mời tôi đến Vũng Tàu, tôi luôn nói với mọi người trong gia đình: Tôi về thăm nhà đây”.
Hợp tác dầu khí Việt - Nga luôn đóng vai trò trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế giữa hai nước, góp phần to lớn vào việc tăng cường và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Liên bang Nga.
Tình hữu nghị Việt - Nga dựa trên cơ sở tin cậy, hiểu biết lẫn nhau, được dày công vun đắp, trải qua nhiều thử thách của thời gian, là tài sản vô giá mà hôm nay chúng ta có bổn phận gìn giữ và cùng nhau phát triển./.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng thăm, làm việc ở Cuba  (07/11/2017)
An ninh phi truyền thống: Quan niệm và đặc điểm chủ yếu*  (07/11/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp các Đại sứ Nigeria, Hy Lạp và Hoa Kỳ trình Quốc thư  (06/11/2017)
Tăng cường hợp tác giữa kiểm toán nhà nước Việt Nam và Indonesia  (06/11/2017)
Ra mắt chuyên trang đặc biệt về APEC Vietnam 2017 bằng 3 ngôn ngữ  (06/11/2017)
Đại sứ Phạm Quang Vinh tiếp thân mật tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam  (06/11/2017)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay