9 tháng đầu năm 2017, các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tăng trưởng khá
TCCSĐT - Theo Báo cáo tài chính quý III-2017, đến hết ngày 30-09-2017, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh doanh đề ra, thể hiện xu hướng tích cực so với lộ trình thực hiện kế hoạch năm 2017.
Xu hướng tích cực
Cụ thể: - Tổng tài sản đạt 1.125.908 tỷ đồng, tăng trưởng 11,9% so với đầu năm, tăng 8,42% so với cùng kỳ năm trước.
- Nguồn vốn huy động tăng trưởng khá, đáp ứng tốt nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Tổng nguồn vốn huy động đạt 1.053.841 tỷ đồng, tăng trưởng 12,1% so với đầu năm, trong đó, tiền gửi khách hàng đạt 823.073 tỷ đồng, tăng 13,36% so với đầu năm.
- Tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, kỳ hạn ngắn. Tổng quy mô tín dụng và đầu tư đạt gần 1.080.702 tỷ đồng, tăng 13,7% so với đầu năm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của BIDV cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành ngân hàng (tăng 12,16%). Trong đó, cho vay tổ chức kinh tế và dân cư đạt 828.007 tỷ đồng, tăng trưởng 14,4% so với đầu năm. Dư nợ cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghiệp cao) tăng trưởng 19,2% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 50% tổng dư nợ.
- Hoạt động bán lẻ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn hệ thống: Huy động vốn bán lẻ tăng 14,3% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 56,2% tổng huy động vốn; Dư nợ tín dụng bán lẻ tăng 19,6% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 26% tổng dư nợ.
- Tổng thu nhập hoạt động đạt 27.785 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Thu nhập lãi thuần đạt 23.013 tỷ đồng, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm trước. Thu dịch vụ ròng đạt 2.140 tỷ đồng, tăng trưởng tích cực 24,3% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 513 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước.
- Chênh lệch thu chi toàn hệ thống đạt kết quả tích cực với 17.442 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước.
- Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm riêng Ngân hàng đạt 6.002 tỷ đồng, tăng trưởng 6,7% so với cùng kỳ năm trước.
- BIDV thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ để lành mạnh hóa tài chính.
- Các chỉ tiêu an toàn hoạt động bảo đảm theo quy định.
Có thể thấy, hoạt động kinh doanh của BIDV trong 9 tháng đầu năm 2017 diễn biến tích cực, tạo đà để BIDV hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh doanh năm 2017 được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Việc tăng trưởng tín dụng tốt ngay từ đầu năm đã làm gia tăng nguồn thu ròng từ lãi, bên cạnh đó, hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối cũng như thu nợ ngoại bảng tốt đã góp phần vào tăng trưởng kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của BIDV.
Trong 3 tháng cuối năm 2017, BIDV tiếp tục điều hành tăng trưởng tín dụng gắn chặt với chất lượng và hiệu quả, tăng cường quản lý giới hạn tín dụng theo ngành, lĩnh vực. Tăng trưởng huy động vốn với chi phí hợp lý, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn. Nỗ lực gia tăng các nguồn thu phi lãi để bảo đảm hiệu quả chung. Tập trung nguồn lực để triển khai phương án tái cơ cấu gắn với công tác xử lý nợ xấu giai đoạn 2017 - 2020; xúc tiến các công việc liên quan đến triển khai phương án tăng vốn theo lộ trình...
Một số điểm nhấn
Một là, tại kỳ công bố vào tháng 9-2017, Tổ chức định hạng quốc tế Standard & Poor’s (S&P) giữ nguyên định hạng tín nhiệm của BIDV với triển vọng ổn định, định hạng nhà phát hành dài hạn: B+; Định hạng nhà phát hành ngắn hạn: B; Triển vọng: ổn định. Triển vọng “ổn định” phản ánh dự báo của S&P về việc BIDV sẽ tiếp tục duy trì vị thế mạnh, khả năng sinh lời khá, chất lượng tài sản cải thiện, đặc biệt là nhờ việc xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng trong vòng 12 - 18 tháng tới.
Hai là, trong 9 tháng qua, BIDV được các tổ chức trong nước và quốc tế ghi nhận với nhiều giải thưởng: “Top 10 Doanh nghiệp Thương mại dịch vụ xuất sắc” (Bộ Công thương); “Top 1.000 Ngân hàng toàn cầu 2017” (Tạp chí The Banker); “1 trong 10 thương hiệu công ty có giá trị nhất Việt Nam” (Tạp chí Forbes); “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2017” lần thứ 3 liên tiếp (Tạp chí The Asian Banker); “Giải thưởng House of The Year - Vietnam 2017 trong lĩnh vực quản trị rủi ro và sản phẩm phái sinh” (Tạp chí Asia Risk); “Ngân hàng Việt Nam tốt nhất về Công nghệ và Vận hành 2017” (Tạp chí Asian Banking & Finance); “Nhà tư vấn phát hành trái phiếu tốt nhất Việt Nam năm 2017” (Tạp chí FinanceAsia); 12 giải thưởng cho dòng sản phẩm có thu nhập cố định (Tạp chí Asiamoney); 2 danh hiệu Sao Khuê 2017 cho ứng dụng phần mềm đăng ký dịch vụ trực tuyến và quản lý hóa đơn VAT (Hiệp hội phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin)...
Ba là, tháng 9-2017, Công ty Cho thuê tài chính TNHH BIDV - SuMi TRUST (liên doanh giữa BIDV và Ngân hàng Tín thác hàng đầu Nhật Bản Sumitomo Mitsui) đã khai trương đi vào hoạt động, chính thức tham gia vào thị trường cho thuê tài chính Việt Nam, cung cấp các sản phẩm đa dạng, đem đến một kênh dẫn vốn trung dài hạn mới cho doanh nghiệp Việt Nam trong nỗ lực mở rộng sản xuất kinh doanh./.
Nhiều đơn vị PVN tổ chức ứng phó khẩn cấp trước cơn bão số 12  (03/11/2017)
Ý nghĩa và bài học của Cách mạng Tháng Mười Nga là vô giá  (02/11/2017)
Ý nghĩa và bài học của Cách mạng Tháng Mười Nga là vô giá  (02/11/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên