Giải quyết vướng mắc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Ngày 02-11, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến về “Giải quyết vướng mắc trong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ khám bệnh, chữa bệnh và giám định, thanh toán bảo hiểm y tế” với 63 tỉnh, thành phố.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết: Ngày 20-9-2017, Bộ Y tế đã chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thống nhất ban hành Quyết định số 4210/QĐ-BYT quy định chuẩn và định dạng dữ liệu đầu ra sử dụng trong quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nhằm giúp các cơ sở khám chữa bệnh chỉ phải áp dụng và thực hiện theo một quy chuẩn duy nhất. Đồng thời, các cổng tiếp nhận dữ liệu cũng đã xây dựng và đăng tải tài liệu hướng dẫn kỹ thuật để các cơ sở khám chữa bệnh trích xuất dữ liệu khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo chuẩn định dạng dữ liệu mới để chuyển lên Cổng dữ liệu y tế của Bộ Y tế và Cổng tiếp nhận dữ liệu thuộc hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đặc biệt, thời gian gần đây, mặc dù có nhiều khó khăn, thử thách, thay đổi nhưng các bên liên quan đã tích cực chỉnh sửa, hoàn thiện phần mềm HIS để đáp ứng theo chuẩn mới do Bộ Y tế ban hành.
Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn nhấn mạnh: Sau khi ban hành Quyết định số 4210, trên cơ sở đề nghị của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, ngày 30-10-2017, Bộ Y tế đã ban hành công văn gửi các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn quốc đề nghị các đơn vị gửi dữ liệu lên các cổng tiếp nhận của Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam theo chuẩn mới, qua đó rút kinh nghiệm để hoàn thiện phần mềm và cổng tiếp nhận. Do đó, các đại biểu cần thảo luận và thẳng thắn trao đổi các khó khăn, vướng mắc cũng như đề xuất các giải pháp để kịp thời tháo gỡ khó khăn khi thực hiện tin học hóa trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Một trong những nội dung quan trọng trong Hội nghị là dự thảo Thông tư quy định về trích chuyển dữ liệu điện tử, quy định trách nhiệm của đơn vị gửi và đơn vị tiếp nhận dữ liệu, cơ quan quản lý. Thứ trưởng đề nghị các đơn vị nghiên cứu kỹ, đầy đủ các khía cạnh liên quan và đặc biệt là khả năng thực hiện tại cơ sở khám chữa bệnh để Bộ Y tế tổng hợp, ban hành, làm cơ sở cho các đơn vị tổ chức thực hiện...
Theo báo cáo của Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế), đến nay, các cơ quan, đơn vị đã triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; đặc biệt, ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng một hệ thống kết nối liên thông khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trong toàn quốc. Các cơ sở y tế đã và đang tiếp tục cập nhật, hoàn thiện phần mềm theo chuẩn quy định để bảo đảm dữ liệu trích xuất và kết nối giữa cơ sở khám chữa bệnh với Bộ Y tế và với cơ quan Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đạt kết quả cao nhất. Cụ thể: Đến ngày 06-6-2017, tỷ lệ kết nối liên thông và thực hiện giám định điện tử trên toàn quốc đạt 98,77%. Một số tỉnh có tỷ lệ đạt thấp như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Long An...
Tuy nhiên, hoạt động triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thời gian qua vẫn gặp nhiều hạn chế như: Người đứng đầu chưa thực sự quan tâm, hiểu hết ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh và giám định, thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Bảo hiểm xã hội ban hành văn bản không thống nhất, thiếu cụ thể; kinh phí, nhân lực chuyên sâu về công nghệ thông tin còn thiếu...
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số nội dung chính như: Các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đến hết năm 2017; cập nhật chuẩn dữ liệu đầu ra theo quyết định 4210; hướng dẫn kỹ thuật về việc gửi dữ liệu lên cổng tiếp nhận dữ liệu.../.
Thực hiện nghiêm Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương về ứng phó với bão và mưa lũ  (02/11/2017)
Nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga  (02/11/2017)
Nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga  (02/11/2017)
Cần Thơ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí  (02/11/2017)
Phát triển du lịch thành ngành kinh tế chủ lực của tỉnh Sóc Trăng  (02/11/2017)
Phát triển du lịch thành ngành kinh tế chủ lực của tỉnh Sóc Trăng  (02/11/2017)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển