Hàng loạt nhiệm vụ "nóng" cho tân Bộ trưởng Giao thông Vận tải
22:39, ngày 30-10-2017
Ngày 30-10-2017, tại cuộc làm việc với tân Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể và cán bộ chủ chốt Bộ Giao thông Vận tải, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã nêu hàng loạt nhiệm vụ “nóng” với tân Bộ trưởng.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải được Quốc hội phê chuẩn ngày 26-10 theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đã ký Quyết định bổ nhiệm. Cuộc làm việc ngày 30-10 cũng là sự kiện ra mắt của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể với cán bộ chủ chốt Bộ Giao thông Vận tải.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chúc mừng Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể được Đảng, Quốc hội, Chính phủ tin tưởng giao đảm nhiệm vị trí đứng đầu ngành giao thông vận tải, lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế.
Nhắc lại Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 - định hướng 2030, trong đó xác định ưu tiên phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng - đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải - là một trong 3 khâu đột phá, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, Bộ Giao thông Vận tải chính là cơ quan chủ trì trong việc tạo dựng hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, là động lực phát triển kinh tế đất nước. Theo Phó Thủ tướng, những năm gần đây, ngành Giao thông Vận tải và công tác quản lý nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải có những đóng góp quan trọng. Hệ thống giao thông ngày càng đồng bộ hơn, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông ở các đô thị. Chất lượng giao thông ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vẫn còn nhiều bất cập. Đường bộ tuy đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, chi phí vận tải còn cao. Hệ thống đường cao tốc mới chỉ đạt gần 1.000 km, còn quá ít so với nhu cầu. Đường sắt hiện đã lạc hậu, sức cạnh tranh của vận tải đường sắt so với các phương thức vận tải khác rất hạn chế. Cùng với đó, đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao chưa phát triển. Đường biển, đường thủy nội địa phát triển chưa tương xứng, chưa kết nối với các loại hình giao thông khác. Hệ thống cảng biển còn hạn chế. Hàng không tuy đã có giai đoạn phát triển nóng nhưng cơ cấu chưa hợp lý. Cùng với đó, chất lượng dịch vụ, công trình giao thông vận tải còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện. Tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt ở các đô thị lớn. Tai nạn giao thông có giảm nhưng còn ở mức rất cao, đe doạ tính mạng, tài sản của người dân.
Phải giảm được ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã giao những nhiệm vụ lớn cũng như một số yêu cầu cụ thể đối với Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể. Theo đó, Bộ trưởng cần tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án, công trình hiện có nhằm thực hiện tốt mục tiêu đột phá chiến lược về hạ tầng giao thông vận tải. Cùng với đó, Bộ trưởng cũng phải tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp, tổ chức, quản lý trong lĩnh vực mình phụ trách; chỉ đạo rà soát lại quy hoạch ngành để có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; hoàn thiện thể chế liên quan đến giao thông vận tải (pháp luật, cơ chế chính sách) nhằm thu hút đối đa nguồn lực cho phát triển hạ tầng giao thông vận tải.
Cụ thể, đối với lĩnh vực đường bộ, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cần chủ động đề ra các giải pháp, cơ chế, chính sách để giải ngân vốn một cách hiệu quả đối với các dự án, công trình đang triển khai; đồng thời nghiên cứu những cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút vốn đầu tư từ xã hội. Trước mắt, cần ưu tiên đầu tư một số đoạn quan trọng trên tuyến cao tốc Bắc-Nam, các tuyến đường huyết mạch kết nối vùng, khu vực. Đối với lĩnh vực hàng không, Phó Thủ tướng yêu cầu trước mắt phải đổi mới điều hành, quản lý nhằm giảm áp lực, giảm ùn tắc cho sân bay Tân Sơn Nhất và khu vực ngoài sân bay.
“Bộ trưởng cần ưu tiên chỉ đạo sớm hoàn thiện phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất theo phương châm nhanh nhất, ít tốn kém nhất, hiệu quả nhất. Trong đó, cần đặt Tân Sơn Nhất trong tổng thể mạng lưới sân bay của cả nước và khu vực phía nam. Cùng với đó, cần tích cực hoàn thiện công tác chuẩn bị để sớm khởi công sân bay Long Thành theo đúng kế hoạch,” Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Đối với ngành đường sắt, Phó Thủ tướng đề nghị cần có giải pháp để nâng cao chất lượng, dịch vụ của ngành đường sắt. Trước mắt, nhanh chóng cải tạo nâng cấp một số đoạn, tuyến quan trọng và sớm lập đề án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam để báo cáo Chính phủ, Quốc hội.
Trong lĩnh vực vận tải đường thủy, Phó Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục đổi mới quản lý, phương pháp tiếp cận nhằm nâng hiệu quả quản lý, vận hành, khai thác hệ thống các cảng lớn như Cái Mép-Thị Vải; Dung Quất, Lạch Huyện… Cùng với đó, sớm có các giải pháp đầu tư nhằm tăng cường kết nối với các loại hình vận tải khác, nâng cao năng lực vận tải đường thủy.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng nêu yêu cầu với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về quản lý phương tiện nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn; giảm thiểu tai nạn, ùn tắc giao thông…
Xã hội hóa nhưng không tạo ra bức xúc
Phát biểu tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải bày tỏ vinh dự được Đảng, Nhà nước, Quốc hội giao nhiệm vụ tại Bộ Giao thông Vận tải và khẳng định sẽ cùng với tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành giao thông vận tải đoàn kết, nỗ lực để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, trong giai đoạn hiện nay, ngành giao thông vận tải cần đề xuất cơ chế, chính sách để đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút được nguồn lực phát triển giao thông nhưng phải khắc phục được những hạn chế, vướng mắc gây ra bức xúc phiền hà cho người dân.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng khẳng định một số nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, trong đó trước tiên là công tác quy hoạch giao thông.
“Quy hoạch giao thông, quy hoạch phát triển ngành hiện đã bộc lộ nhiều bất cập, nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ có rất nhiều vướng mắc. Do đó, cần phải bắt tay ngay vào thực hiện. Yêu cầu đặt ra đối với việc rà soát, điều chỉnh Quy hoạch là phải kết nối 5 loại hình giao thông, tiết kiệm chi phí cho người dân,” Bộ trưởng khẳng định.
Cùng với đó, Bộ trưởng Giao thông Vận tải sẽ ưu tiên nhiệm vụ tái cơ cấu bộ máy, tổ chức của ngành, giảm đầu mối đơn vị, tinh gọn lại bộ máy; tiếp tục có các giảm pháp để kéo giảm tai nạn, ùn tắc giao thông.
Nâng cao năng lực vận tải đường thủy
Đối với các lĩnh vực giao thông cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết sẽ sớm có các giải pháp để phát triển đột phá vai trò của vận tải thủy hiện có tiềm năng rất lớn nhưng chưa được phát huy. Cụ thể, sẽ nghiên cứu đầu tư, nâng cấp hệ thống bến bãi; kết nối từ quốc lộ đến cảng; hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh vận tải thủy mua sắm phương tiện đầu tư kinh doanh… Cùng với đó, sẽ tạo điều kiện để phát triển đội tàu, đẩy mạnh vận tải ven biển.
Trong lĩnh vực đường sắt, Bộ trưởng sẽ ưu tiên nghiên cứu phát triển đường sắt chuyên dụng, đặc biệt là các tuyến kết nối các trọng điểm công nghiệp.
Đối với vận tải đường bộ, ngành giao thông vận tải sẽ tập trung đưa ra giải pháp thu hút nguồn lực, phát triển hạ tầng trong đó ưu tiên một số đoạn, tuyến quan trọng của hệ thống đường cao tốc Bắc-Nam, hoàn thành nhanh một số công trình còn tồn đọng.
Việc nhanh chóng khắc phục ùn tắc tại sân bay Tân Sơn Nhất, phối hợp chặt chẽ với địa phương để sớm hoàn tất công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng sân bay Long Thành cũng sẽ là ưu tiên của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trong lĩnh vực hàng không.
Muốn triển khai có hiệu quả những nhiệm vụ nêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đặc biệt nhấn mạnh sự đoàn kết trong nội bộ.
“Toàn ngành phải tạo thành khối đoàn kết thống nhất, hợp tác chặt chẽ trong triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. Bộ trưởng sẵn sàng tiếp nhận những phản ánh trực tiếp về mọi khó khăn, vướng mắc, bức xúc trong cán bộ, công nhân viên,” Bộ trưởng khẳng định./.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chúc mừng Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể được Đảng, Quốc hội, Chính phủ tin tưởng giao đảm nhiệm vị trí đứng đầu ngành giao thông vận tải, lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế.
Nhắc lại Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 - định hướng 2030, trong đó xác định ưu tiên phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng - đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải - là một trong 3 khâu đột phá, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, Bộ Giao thông Vận tải chính là cơ quan chủ trì trong việc tạo dựng hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, là động lực phát triển kinh tế đất nước. Theo Phó Thủ tướng, những năm gần đây, ngành Giao thông Vận tải và công tác quản lý nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải có những đóng góp quan trọng. Hệ thống giao thông ngày càng đồng bộ hơn, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông ở các đô thị. Chất lượng giao thông ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vẫn còn nhiều bất cập. Đường bộ tuy đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, chi phí vận tải còn cao. Hệ thống đường cao tốc mới chỉ đạt gần 1.000 km, còn quá ít so với nhu cầu. Đường sắt hiện đã lạc hậu, sức cạnh tranh của vận tải đường sắt so với các phương thức vận tải khác rất hạn chế. Cùng với đó, đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao chưa phát triển. Đường biển, đường thủy nội địa phát triển chưa tương xứng, chưa kết nối với các loại hình giao thông khác. Hệ thống cảng biển còn hạn chế. Hàng không tuy đã có giai đoạn phát triển nóng nhưng cơ cấu chưa hợp lý. Cùng với đó, chất lượng dịch vụ, công trình giao thông vận tải còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện. Tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt ở các đô thị lớn. Tai nạn giao thông có giảm nhưng còn ở mức rất cao, đe doạ tính mạng, tài sản của người dân.
Phải giảm được ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã giao những nhiệm vụ lớn cũng như một số yêu cầu cụ thể đối với Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể. Theo đó, Bộ trưởng cần tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án, công trình hiện có nhằm thực hiện tốt mục tiêu đột phá chiến lược về hạ tầng giao thông vận tải. Cùng với đó, Bộ trưởng cũng phải tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp, tổ chức, quản lý trong lĩnh vực mình phụ trách; chỉ đạo rà soát lại quy hoạch ngành để có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; hoàn thiện thể chế liên quan đến giao thông vận tải (pháp luật, cơ chế chính sách) nhằm thu hút đối đa nguồn lực cho phát triển hạ tầng giao thông vận tải.
Cụ thể, đối với lĩnh vực đường bộ, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cần chủ động đề ra các giải pháp, cơ chế, chính sách để giải ngân vốn một cách hiệu quả đối với các dự án, công trình đang triển khai; đồng thời nghiên cứu những cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút vốn đầu tư từ xã hội. Trước mắt, cần ưu tiên đầu tư một số đoạn quan trọng trên tuyến cao tốc Bắc-Nam, các tuyến đường huyết mạch kết nối vùng, khu vực. Đối với lĩnh vực hàng không, Phó Thủ tướng yêu cầu trước mắt phải đổi mới điều hành, quản lý nhằm giảm áp lực, giảm ùn tắc cho sân bay Tân Sơn Nhất và khu vực ngoài sân bay.
“Bộ trưởng cần ưu tiên chỉ đạo sớm hoàn thiện phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất theo phương châm nhanh nhất, ít tốn kém nhất, hiệu quả nhất. Trong đó, cần đặt Tân Sơn Nhất trong tổng thể mạng lưới sân bay của cả nước và khu vực phía nam. Cùng với đó, cần tích cực hoàn thiện công tác chuẩn bị để sớm khởi công sân bay Long Thành theo đúng kế hoạch,” Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Đối với ngành đường sắt, Phó Thủ tướng đề nghị cần có giải pháp để nâng cao chất lượng, dịch vụ của ngành đường sắt. Trước mắt, nhanh chóng cải tạo nâng cấp một số đoạn, tuyến quan trọng và sớm lập đề án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam để báo cáo Chính phủ, Quốc hội.
Trong lĩnh vực vận tải đường thủy, Phó Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục đổi mới quản lý, phương pháp tiếp cận nhằm nâng hiệu quả quản lý, vận hành, khai thác hệ thống các cảng lớn như Cái Mép-Thị Vải; Dung Quất, Lạch Huyện… Cùng với đó, sớm có các giải pháp đầu tư nhằm tăng cường kết nối với các loại hình vận tải khác, nâng cao năng lực vận tải đường thủy.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng nêu yêu cầu với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về quản lý phương tiện nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn; giảm thiểu tai nạn, ùn tắc giao thông…
Xã hội hóa nhưng không tạo ra bức xúc
Phát biểu tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải bày tỏ vinh dự được Đảng, Nhà nước, Quốc hội giao nhiệm vụ tại Bộ Giao thông Vận tải và khẳng định sẽ cùng với tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành giao thông vận tải đoàn kết, nỗ lực để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, trong giai đoạn hiện nay, ngành giao thông vận tải cần đề xuất cơ chế, chính sách để đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút được nguồn lực phát triển giao thông nhưng phải khắc phục được những hạn chế, vướng mắc gây ra bức xúc phiền hà cho người dân.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng khẳng định một số nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, trong đó trước tiên là công tác quy hoạch giao thông.
“Quy hoạch giao thông, quy hoạch phát triển ngành hiện đã bộc lộ nhiều bất cập, nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ có rất nhiều vướng mắc. Do đó, cần phải bắt tay ngay vào thực hiện. Yêu cầu đặt ra đối với việc rà soát, điều chỉnh Quy hoạch là phải kết nối 5 loại hình giao thông, tiết kiệm chi phí cho người dân,” Bộ trưởng khẳng định.
Cùng với đó, Bộ trưởng Giao thông Vận tải sẽ ưu tiên nhiệm vụ tái cơ cấu bộ máy, tổ chức của ngành, giảm đầu mối đơn vị, tinh gọn lại bộ máy; tiếp tục có các giảm pháp để kéo giảm tai nạn, ùn tắc giao thông.
Nâng cao năng lực vận tải đường thủy
Đối với các lĩnh vực giao thông cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết sẽ sớm có các giải pháp để phát triển đột phá vai trò của vận tải thủy hiện có tiềm năng rất lớn nhưng chưa được phát huy. Cụ thể, sẽ nghiên cứu đầu tư, nâng cấp hệ thống bến bãi; kết nối từ quốc lộ đến cảng; hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh vận tải thủy mua sắm phương tiện đầu tư kinh doanh… Cùng với đó, sẽ tạo điều kiện để phát triển đội tàu, đẩy mạnh vận tải ven biển.
Trong lĩnh vực đường sắt, Bộ trưởng sẽ ưu tiên nghiên cứu phát triển đường sắt chuyên dụng, đặc biệt là các tuyến kết nối các trọng điểm công nghiệp.
Đối với vận tải đường bộ, ngành giao thông vận tải sẽ tập trung đưa ra giải pháp thu hút nguồn lực, phát triển hạ tầng trong đó ưu tiên một số đoạn, tuyến quan trọng của hệ thống đường cao tốc Bắc-Nam, hoàn thành nhanh một số công trình còn tồn đọng.
Việc nhanh chóng khắc phục ùn tắc tại sân bay Tân Sơn Nhất, phối hợp chặt chẽ với địa phương để sớm hoàn tất công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng sân bay Long Thành cũng sẽ là ưu tiên của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trong lĩnh vực hàng không.
Muốn triển khai có hiệu quả những nhiệm vụ nêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đặc biệt nhấn mạnh sự đoàn kết trong nội bộ.
“Toàn ngành phải tạo thành khối đoàn kết thống nhất, hợp tác chặt chẽ trong triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. Bộ trưởng sẵn sàng tiếp nhận những phản ánh trực tiếp về mọi khó khăn, vướng mắc, bức xúc trong cán bộ, công nhân viên,” Bộ trưởng khẳng định./.
Đề nghị thi hành kỷ luật đối với lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi  (30/10/2017)
Thủ tướng Kuwait Mubarak al-Sabah chính thức đệ đơn từ chức  (30/10/2017)
Tổng rà soát, loại ra khỏi bộ máy những người không làm được việc  (30/10/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam  (30/10/2017)
Tăng biên chế, tăng số lượng lãnh đạo, tăng tầng nấc trung gian  (30/10/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên